6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Sự mở cửa của nền kinh tế Việt Nam, việc gia nhập các tổ chức
kinh tế thế giới như AEC
Ngày 31/12/2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức ra mắt, gồm 10 quốc gia với dân số hơn 630 triệu người. Sự ra đời của AEC mở ra nhiều cơ hội mới cho sự hợp tác và phát triển kinh tế của các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có: tự do lưu chuyển hàng hóa, tự do lưu chuyển dịch vụ, tự do lưu chuyển đầu tư, tự do luân chuyển vốn và tự do di chuyển lao động có tay nghề. Với lực lượng lao động trong AEC chiếm tỷ lệ hơn 50%, khoảng 322 triệu người; điều này có nghĩa thị trường lao động sẽ không còn phân định biên giới lãnh thổ, người lao động có chuyên môn sẽ có cơ hội di chuyển, tìm kiếm việc làm theo khả năng, nhu cầu bản thân. Vì vậy, hội nhập AEC đưa các nước thành viên vào môi trường cạnh tranh mới, đặc biệt là cạnh tranh nội khối về nguồn nhân lực – nền tảng của mọi sự phát triển. Lao động nước ngoài (đặc biệt là lao động có kỹ thuật, trình độ quản lý…) tham gia vào thị trường lao động Việt Nam nhiều hơn và các bước thủ tục tiếp nhận nhân sự người nước ngoài cũng dễ dàng hơn.
Điều này là một thuận lợi cho công tác tuyển dụng tại dự án Cocobay. Hướng tới mục tiêu đưa dự án Cocobay Đà Nẵng trở thành một điểm đến của
49 thế giới, dự án đặt mục tiêu phát triển với đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ,
giao tiếp ngoại ngữ tốt và thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Đội ngũ này được kỳ vọng sẽ được xây dựng nhờ có sự góp sức tư vấn từ các chuyên gia nước ngoài cũng như được dẫn dắt bởi các quản lý giàu kinh nghiệm đến từ khắp nơi trên thế giới. Với sự thông thoáng hơn trong việc tiếp cận các nguồn nhân lực quốc tế thì việc tuyển dụng các đối tượng này cũng dễ dàng hơn.
Ngoài ra, thị trường du lịch thế giới và khu vực rộng lớn đang được mở ra, mạng lưới giá trị du lịch toàn cầu và ASEAN đang ngày càng lan rộng. Hội nhập quốc tế cùng với những tác nhân xã hội, văn hóa, chính trị, môi trường hiện đại đã tạo ra diện mạo mới cho ngành du lịch Việt Nam cũng như thế giới. Việt Nam nằm ở khu vực có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh và được dự báo là một trong những trọng điểm phát triển du lịch của thế giới trong thế kỷ 21 và đang ngày càng trở thành một trong những trung tâm du lịch ở Đông Nam Á. Số lượng du khách đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, lịch sử, văn hoá ngày càng nhiều, đồng thời nền kinh tế Việt Nam liên tục phát triển, đời sống người dân được nâng cao nên lượng khách du lịch trong nước ngày càng tăng cao và tăng nhanh. Du lịch Việt Nam đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế quốc dân qua các số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam:
Bảng 3.1. Bảng thống kê khách du lịch Quốc tế từ năm 2011 – 2015
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Khách quốc tế 6.014.032 6.847.678 7.572.352 7.874.312 7.943.651
50
Bảng 3.2. Bảng thống kê khách du lịch Nội địa từ năm 2011 – 2015
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Khách nội địa 30.000.000 32.500.000 35.000.000 38.000.000 57.000.000
Tốc độ tăng trưởng 7,1% 8,3% 7,7% 10,0% 48,0%
(Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch - Đơn vị tính: Lượt khách)
Chính phủ Việt Nam kỳ vọng từng bước đưa Việt Nam trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2020 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Căn cứ theo quyết định số 2473/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/12/2011 về “Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, sự phát triển của du lịch Việt Nam được hoạch định, với nội dung như sau:
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011 đến 2020 đạt 11,5 - 12%/ năm.
Năm 2020: Việt Nam đón 10 – 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47- 48 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5%-7% GDP cả nước, có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35-40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao, tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch.
Năm 2030: Tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.
Để thực hiện được mục tiêu trên thì việc hoàn thiện bộ máy tham mưu, quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương là cần thiết hơn bao giờ hết. Điều này giúp thúc đẩy xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển du lịch, cũng như tổ chức quản lý hoạt động du lịch trong nước được đồng bộ, hiệu quả, bền vững, phù hợp thực tế. Bên cạnh việc tập trung hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, ngành du lịch nước ta cần ưu tiên nâng cao chất lượng lao động du lịch. Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều
51 khó khăn do sự không đồng đều về chất lượng nguồn nhân lực du lịch; trong
khi chất lượng lao động là yếu tố quyết định sự thành bại trong cạnh tranh quốc tế nói chung và cạnh tranh du lịch nói riêng. Chất lượng lao động chỉ có thể được nâng cao thông qua chương trình giáo dục, đào tạo có chủ trương đúng đắn, nhất quán. Chính vì vậy, đào tạo dạy nghề, bồi dưỡng du lịch cần phải phát triển nhanh cả về quy mô lẫn chất lượng.
Theo Tổng cục Du lịch, trong năm 2017, cả nước có trên 1,3 triệu lao động du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước; trong đó chỉ 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ được huấn luyện tại chỗ. Chính vì thế, số lao động có chuyên môn, kỹ năng cao vừa thiếu vừa yếu nhưng số lao động chưa đáp ứng yêu cầu lại dư thừa. Mỗi năm, các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của ngành, dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực du lịch. Dự báo thời gian tới tốc độ tăng trưởng của ngành đạt từ 25%-35%/năm và theo kế hoạch đến năm 2020 ngành du lịch cả nước sẽ cần đến trên 2 triệu lao động chất lượng cao, chưa kể hàng ngàn lao động cung cấp cho du lịch tàu biển. Hiện nay một số doanh nghiệp như Vingroup, FLC... đang đầu tư rầm rộ hàng ngàn phòng khách sạn 4-5 sao tại Phú Quốc, Thanh Hóa, Phú Yên... nên nguồn lao động chất lượng cao đang bị "săn đón" quyết liệt; đầu ra từ các trường đào tạo chuyên ngành du lịch gần như không đủ cung cấp cho thị trường thời điểm này và cả những năm sắp tới. Đây cũng là một trong những thách thức mà các đơn vị hoạt động về du lịch, dịch vụ phải đối mặt khi tuyển dụng nhân sự, trong đó có dự án Cocobay.