0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Mục tiêu, quan điểm thu hút FDI vào các KCN thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 93 -96 )

8. Kết cấu luận văn

3.1.3. Mục tiêu, quan điểm thu hút FDI vào các KCN thành phố Đà Nẵng

Nẵng

- Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh hoạc, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Cải thiện môi trường thu hút đầu tư các KCN thành phố Đà Nẵng, thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2015-2020), thực hiện ba đột phá, trong đó đột phá đầu tiên là “Tập trung thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin; khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ”.

3.1.4. Định hƣớng thu hút vốn FDI vào các KCN trong tƣơng lai a. Định hƣớng thu hút theo ngành nghề

- Trong điều kiện quỹ đất của thành phố còn lại khá hạn chế, thực hiện định hướng xây dựng thành phố môi trường thì việc thu hút các dư án vào khu công nghiệp nói chung, hoạt động thu hút FDI nói riêng phải được chọn lọc kỹ. Theo đó, tập trung vào các dự án có ngành hàng và sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao.

- Thu hút đầu tư nước ngoài, các năm qua Việt Nam chỉ tập trung thu hút các doanh nghiệp lớn để nhanh chóng lấp đầy các KCN và tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp tăng đột biến mà hoàn toàn không quan tâm đến các doanh nghiệp FDI nhỏ. Chính vì vậy, năng lực của CNHT Việt Nam hiện nay hết sức nhỏ bé. Các doanh nghiệp sản xuất CNHT thường có quy mô nhỏ và vừa, có nhu cầu thuê diện tích sản xuất nhỏ gần như chưa được quan tâm khi thu hút đầu tư nước ngoài. Vậy trong thời gian đến, bên cạnh một số dự án FDI đầu tư sản xuất công nghiệp hỗ trợ, thành phố tiếp tục thu hút các dự án sản

xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên các sản phẩm công nghiệp phục vụ các ngành: công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, công nghiệp ô tô, cơ khí, chế tạo máy móc thiết bị.

- Không thu hút các dự án tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng nhiều lao động phổ thông, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và các dự án thuộc các lĩnh vực luyện kim, sản xuất hóa chất cơ bản, sản xuất giấy, bột giấy từ nguyên liệu thô…

- Đối với các dự án đã đi vào hoạt động: Ưu tiên triển khai thực hiện các dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất, kết hợp đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp lớn trong các ngành: Bia, sữa, dệt may, chế biến thủy sản, dược phẩm, cao su…

b. Định hƣớng thu hút theo đối tác đầu tƣ

- Ưu tiên thu hút đầu tư vào KCN các Tập đoàn đa quốc gia từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), một số quốc gia Châu Âu (Anh, Đức, Pháp), các nước ASEAN..., các nền kinh tế thành viên APEC; các tập đoàn kinh tế lớn trong nước.

+ Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 2 vào Việt Nam; tại Đà Nẵng, Nhật Bản là nhà đầu tư xếp thứ 4 đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ đã và đang đóng góp cho sự phát triển kinh tế thành phố, giải quyết cho nhiều lao động có việc làm, thu nhập ổn định, các dự án của Nhật Bản cũng đang là một trong những đối tác chiến lược quan trọng để thu hút vào các KCN.

+ Hàn Quốc cũng là một quốc qia đang có xu hướng mở rộng đầu tư FDI vào thị trường Việt Nam, dự báo từ nay đến năm 2020, Hàn Quốc sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong đầu tư tại Việt nam nói chung và định hướng đến thị trường Đà Nẵng nói riêng, chính phủ Hàn Quốc đang có những chính sách hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài, coi Việt Nam là quốc gia hấp dẫn đầu tư.

+ Singapore: là đất nước hiện có hơn 1.600 tập đoàn quốc gia (TNCs) đặt trụ sở, vì vậy cần tập trung thu hút các tập đoàn này đầu tư vào thành phố Đà Nẵng, trong những năm qua có thể thấy phần lớn các dự án của Singapore tại các KCN tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động tốt, đóng góp tích cực vào việc chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng thị trường xuất khẩu, nang cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Vì vậy, Đà Nẵng xác định Singapore là một trong những đối tác chiến lược, là thị trường trọng điểm có tiềm lực mạnh về tài chính và công nghệ cần tập trung thu hút đầu tư vào thành phố nói chung và các KCN nói riêng.

+ Các doanh nghiệp từ châu Âu cũng đang thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến môi trường đầu tư tại Đà Nẵng. Nhà đầu tư châu Âu đặc biệt đánh giá cao vị trí thuận lợi của miền Trung cùng với sự thể hiện nổi bật của Đà Nẵng như là một điểm đến đầu tư lý tưởng trong những năm gần đây.

- Tiếp tục thực hiện việc xúc tiến đầu tư tại chỗ, với sự chỉ đạo của UBND thành phố Đà Nẵng, Ban Quản lý phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành có liên quan của thành phố nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp hiện có.

c. Định hƣớng thu hút theo các giai đoạn phát triển khu công nghiệp

- Cải thiện, nâng cấp hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn Tập trung xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng các Khu công nghiệp mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát thúc đẩy thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên của thành phố.

- Từ nay đến năm 2020, Đà Nẵng sẽ quy hoạch, xây dựng 3 KCN mới KCN Hòa Cầm – Giai đoạn 2 (119 ha), KCHN Hòa Nhơn (393,57 ha), KCN Hòa Ninh (400 ha), tổng diện tích 912 ha. Ngoài ra, thành phố cũng đã thực hiện các thủ tục thành lập các cụm công nghiệp. Phát triển các cụm công nghiệp mới nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu mặt bằng cho sản xuất công

nghiệp quy mô nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ và bố trí sản xuất di dời khỏi các khu dân cư trên địa bàn thành phố do nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; tạo quỹ đất để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

- Định hướng thu hút các dự án ở các lĩnh vực bố trí vào các KCN sẽ quy hoạch:

+ KCN Hòa Nhơn: Các ngành công nghiệp có phát sinh nước thải sản xuất như: sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng cap cấp, cơ khí chế tạo; chế biến nông lâm thủy sản, may mặc, điện tử, các ngành công nghiệp hỗ trợ… Ngoài ra, dự kiến sẽ quy hoạch thành nhiều phân khu nhỏ dành cho các doanh nghiệp Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Singapore,…

+ KCN Hòa Cầm – Giai đoạn 2: Ưu tiên thu hút các dự án không phát sinh nước thải sản xuất hoặc ít nước thải sản xuất không gây ô nhiễm môi trường như: điện tử, cơ khí lắp ráp, trang trí nội thất cao cấp và một số ngành CN sạch khác.

+ KCN Hòa Ninh: các ngành công nghiệp công nghệ cao (tương tự Khu Công nghệ cao), Công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp công nghệ cao, logistic…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 93 -96 )

×