Thực trạng thu hút vốn FDI vào các Khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 54)

8. Kết cấu luận văn

2.2.Thực trạng thu hút vốn FDI vào các Khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng

2.2.1. Thực trạng xác định nhu cầu và đối tƣợng thu hút vốn đầu tƣ FDI vào các Khu công nghiệp

Đối với Đà Nẵng, một thành phố trực thuộc trung ương, nằm ở vị trí chiến lược của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông - Tây, với nhiều lợi thế, thành phố đã có sự nhìn nhận được tầm quan trọng của nguồn vốn FDI là hết sức cần thiết.

Hoạt động thu hút các dự án FDI được tiến hành dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, với cụ thể tổng số vốn đầu tư FDI cần thu hút và những lĩnh vực ưu tiên, mục tiêu thu hút vốn FDI trong từng giai đoạn cho lĩnh vực, ngành nghề cụ thể, phù hợp với quy hoạch phát triển thành phố.

Giai đoạn 2009 – 2015: thành phố chuyển hướng thu hút đầu tư đại trà sang thu hút đầu tư có chọn lọc, kể cả thu hút đầu tư trong các khu công nghiệp. Định hướng phát triển thành phố theo mục tiêu phát triển bền vững. Qua bảng tổng hợp các danh mục các dự án trong ngành công nghiệp Đà Nẵng giai đoạn 2009-2015 (Phụ lục 2 – Danh mục các dự án đầu tư trong ngành công nghiệp Đà Nẵng giai đoạn 2009 - 2015) có thể thấy cho đến năm

2010 - 2011 các dự án đầu tư FDI còn chưa có sự xác định rõ ràng trong việc thu hút các dự án FDI theo lĩnh vực và bố trí địa bàn thực hiện dự án; chẳng

hạn như các nhà máy luyện cán thép, đúc ống thép của các doanh nghiệp FDI đầu tư: Công ty Cổ phần thép Dana – Ý, Công ty CP Thép Việt – Mỹ… là những doanh nghiệp hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao vẫn còn được bố trí trong KCN Hòa Khánh. Đến thời điểm gần đây, với sự hoạt động của các doanh nghiệp luyện thép đã mang lại những khó khăn đối với người dân địa phương, và để lại những hậu quả về vấn đề môi trường.

Giai đoạn 2013 - 2015, việc thu hút các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp thành phố nói riêng bắt đầu có sự chững lại do khủng hoảng kinh tế. Việc thu hút nguồn vốn đầu tư FDI chủ yếu từ các hoạt động mở rộng quy mô sản xuất của các dự án (Phụ lục 3 - Danh mục một số dự án

trong Kế hoạch đầu tư đến năm 2020 của các doanh nghiệp công nghiệp hiện có trên địa bàn Đà Nẵng). Tuy nhiên, sau thời gian định hướng phát triển

công nghiệp theo mục tiêu bảo vệ môi trường, thành phố Đà Nẵng đã có những nhận định cơ bản trong quá trình thu hút vốn đầu tư FDI vào các khu công nghiệp: Thứ nhất, xác định vị trí của thành phố Đà Nẵng so với các đối thủ cạnh tranh là các địa phương lân cận và các địa phương khác trong cả nước, nhận diện được điểm mạnh cũng như điểm yếu, khả năng và những lợi thế thu hút của Đà Nẵng về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, nền kinh tế phát triển; trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về thu hút FDI, Đà Nẵng đề ra các chiến lược để tập trung thu hút FDI. Thứ hai, xác định phát triển thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ ba, xác định môi trường đầu tư vào khu công nghiệp: quỹ đất cho thuê trong khu công nghiệp, việc bố trí các dự án, cơ sở hạ tầng, lĩnh vực ngành nghề, nhu cầu mở rộng quy mô của các dự án FDI trong khu công nghiệp. Thứ tư, thành phố, các cơ quan chính quyền nhận định tình hình hoạt động và xác định định hướng phát triển khu công nghiệp của thành phố trong tương lai.Thứ năm, xác định phát triển khu

công nghiệp theo mục tiêu bảo vệ môi trường của đà nẵng, tạo niềm tin an toàn đối với nhà đầu tư.

Theo những nhận định cơ bản trong quá trình thu hút vốn đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, chiến lược thu hút nguồn vốn FDI cũng như định hướng phát triển của Đà Nẵng, thành phố đã chủ động đề ra danh mục dự án thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030. (Phụ lục 3

– Danh mục dự án thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030). Đồng thời có sự phân bổ cụ thể các lĩnh

vực thu hút vào từng địa bàn các khu công nghiệp, phù hợp để đảm bảo việc quy hoạch có đồng bộ và thuận lợi trong hoạt động sản xuất. Công tác thu hút vốn đầu tư vào các Khu Công nghiệp cũng được xác định ở một số các lĩnh vực: công nghệ tự động hóa và cơ điện tử, công nghệ vật liệu mới, các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường, công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực cơ khí, cơ khí chính xác, điện, điện tử… Thành phố đã từ chối một số dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đặt nhu cầu đầu tư vào các Khu Công nghiệp Đà Nẵng cho dù vốn đầu tư rất lớn.

Tuy nhiên ta có thể thấy, Ban Quản lý các KCN, Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư thành phố mới ở cấp độ đề ra các danh mục dự án thu hút theo lĩnh vực đầu tư chứ chưa vạch ra được mục tiêu cụ thể, có danh mục dự án với đối tượng cụ thể để nhắm đến tiến hành các hình thức thu hút đầu tư. Vì điều này cũng còn phải phụ thuộc vào quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra quyết định đầu tư của nhà đầu tư.

Đối với việc xác định đối tượng thu hút đầu tư:

Thực hiện việc phân tích dòng vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực Asean, nhận định xu thế của các dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Các nước phát triển tại Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… đang tăng tốc đổ vốn vào Đông Nam Á để tìm kiếm sự tăng trưởng năng động

thay thế cho Trung Quốc. Bên cạnh đó, các công ty đa quốc gia của Mỹ và Châu Âu cũng đã bắt đầu chú ý nhiều hơn đến Đông Nam Á, là một điểm đến thu hút nhiều nhà đầu tư của các nước, chất lượng FDI vào Việt Nam cũng đang được cải thiện. Nhận định được các xu hướng chuyển dịch các dòng vốn trên, thành phố Đà Nẵng xác định và thực hiện chủ động kêu gọi đầu tư từ các thị trường trọng điểm: Các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), một số quốc gia Châu Âu (Đức, Anh, Pháp) và các nước ASEAN. Theo đó, đối tượng tiềm năng để thu hút các dự án đầu tư vào KCN cũng được chú trọng ở các quốc gia trên. Tuy nhiên, các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp tập trung vào các nước trên, với lĩnh vực đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực chế biến, chế tạo, một số dự án thuộc các ngành công nghiệp hỗ trợ, tuy nhiên phần lớn cũng chỉ ở mức quy mô nhỏ.

2.2.2. Thực trạng công tác quảng bá, xúc tiến thu hút vốn FDI vào các Khu công nghiệp các Khu công nghiệp

Từ năm 2000 đến năm 2005: Thành phố đã thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư vào cuối năm 2000 để thực hiện chính sách “một cửa” đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể coi là khâu đột phá nhằm thực hiện chủ trương của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố về việc cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư. Đổi tên Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thành Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư (IPA Đà Nẵng) vào năm 2016. Là đơn vị đầu mối tham mưu cho Ủy Ban nhân dân thành phố về tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố; chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp và Chế xuất xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng, gửi sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định để trình UBND thành phố phê duyệt. Trong thời gian qua, Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư phối hợp với Ban Quản lý các Khu Công

nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng thu thập các thông tin cần thiết để tạo nền tảng, cơ sở lập các kế hoạch xúc tiến đầu tư nước ngoài vào các Khu Công nghiệp nói riêng và thành phố nói chung qua các năm.

Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư: Sách, tập gấp giới thiệu Đà Nẵng, CD-Rom giới thiệu Đà Nẵng… bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Pháp, brochure…Các ấn phẩm này được sử dụng trong các Hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư, các buổi tiếp và làm việc của lãnh đạo thành phố và các sở, ngành liên quan với các đoàn doanh nghiệp, đồng thời gửi đến tổ chức quốc tế và các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài…

Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư của thành phố Đà Nẵng: Phát hành Bản tin Đầu tư Đà Nẵng bằng tiếng Anh, tiếng Nhật và đăng trực tuyến trên Website của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, cung cấp thông tin cập nhập môi trường đầu tư, tình hình thu hút và triển khai hoạt động xúc tiến đầu tư, các cơ hội và thông tin về các văn bản pháp luật mới ban hành trong lĩnh vực đầu tư.

Năm 2014, tổ chức đoàn công tác lãnh đạo thành phố đi xúc tiến đầu tư tại các nước Hoa Kỳ, tổ chức các buổi tọa đàm và hội thảo xúc tiến đầu tư tại Tokyo, Gifu và Fukuoka (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc); Hội thảo “Cơ Hội đầu tư vào Đà Nẵng” tại Singapore, “Diễn đàn gặp gỡ doanh nghiệp Malaysia” tại Malaysia năm 2016, các đoàn thành phố xúc tiến, tiếp cận vận động đầu tư tại Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc… các quốc gia được cho là tiềm năng trong chiến lược thu hút đầu tư của thành phố cũng như thu hút dự án vừa và nhỏ của các nước này đầu tư vào các KCN trên địa bàn.

Đối thoại giữa doanh nghiệp FDI với lãnh đạo, chính quyền thành phố: Duy trì tổ chức đối thoại 2 lần/năm giữa lãnh đạo chính quyền thành phố với các doanh nghiệp FDI để giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh

nghiệp, hỗ trợ các dự án hoạt động hiệu quả như: tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo thành phố và Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản – Chi hội Đà Nẵng (9/2016), sự kiện kết nối giao thương giữa doanh nghiệp tỉnh Nagasaki (Nhật Bản) và 10 doanh nghiệp Đà Nẵng.

Tiếp cận và xúc tiến các tập đoàn, nhà đầu tư lớn: Quan tâm việc tổ chức tiếp và làm việc với các đoàn doanh nghiệp đến khảo sát cơ hội đầu tư và xúc tiến các dự án đầu tư vào thành phố Đà Nẵng, riêng năm 2014, thành phố đã tiếp và làm việc với hơn 100 đoàn các nhà đầu tư lớn từ Nhật, Pháp, Hoa Kỳ, Canada…; làm việc với một số tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam hoặc đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại khu vực Đông Nam Á để mời gọi đầu tư vào thành phố.

Khảo sát và thành lập Đại diện xúc tiến đầu tư tại một số thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, UAE… để hỗ trợ công tác vận động. Khảo sát nhu cầu tìm hiểu môi trường đầu tư tại Đà Nẵng, khảo sát cộng đồng doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, hỗ trợ tìm nhà cung ứng sản phẩm.

Luận văn đã tiến hành thực hiện khảo sát đại diện, người phụ trách am hiểu về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI và tình hình hoạt động của khu công nghiệp cũng như công tác của thành phố trong thu hút các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào các Khu Công nghiệp trên địa bàn thành phố. Với số phiếu phát ra 110 phiếu/118 doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn các khu công nghiệp. Số phiếu thu vào hợp lệ 81/110 phiếu. Đối với các phiếu không thu được do một số nguyên nhân khách quan và một số phiếu không hợp lệ do không đúng đối tượng khảo sát (các doanh nghiệp trong nước).

Qua điều tra, khảo sát tại các doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp, mức đánh giá về ảnh hưởng của công tác xúc tiến đầu tư thành phố được thể hiện qua bảng 2.3 sau:

Bảng 2.2: Mức đánh giá về công tác xúc tiến thu hút đầu tƣ FDI thành phố vào các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

STT Nội dung Đơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vị Rất tốt Tốt Bình thƣờng Kém Rất kém Tổng cộng Trƣớc khi cấp phép đầu tƣ 1

Thông tin về nhu cầu thu hút đầu tư FDI vào KCN của thành phố SL 0 16 58 6 1 81 Tỉ lệ % 0 19,75 71,61 7,41 1,23 100 2 Khả năng tiếp cận, tìm hiểu môi trường đầu tư các KCN SL 6 10 45 20 0 81 Tỉ lệ % 7,41 12,34 55,56 24,69 0% 100 3 Khả năng tiếp cận với các diễn đàn đầu tư, hội thảo thu hút đầu tư

SL 2 5 24 46 4 81

Tỉ lệ

% 2,47 6,17 29,63 56,79 4,94 100

Trong khi cấp phép đầu tƣ

4

Tính nhất quán thông tin cung cấp cho nhà đầu tư

SL 11 16 25 27 2 81

Tỉ lệ

% 13,59 19,75 30,86 33,33 2,47 100

5

Sự phối hợp với các ban, ngành trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư

SL 0 23 38 20 0 81

Tỉ lệ

% 0 28,40 46,91 24,69 0 100

Sau khi cấp phép đầu tƣ

6

Hỗ trợ doanh nghiệp sau đầu tư

SL 4 31 43 3 0 81 Tỉ lệ % 4,94 38,27 53,09 3,70 0 100 7 Tổ chức giao lưu, kết nối các doanh nghiệp sau đầu tư

SL 4 33 33 7 4 81

Tỉ lệ

% 4,94 40,74 40,74 8,64 4,94 100

Đánh giá đối với thông tin về nhu cầu thu hút vốn đầu tư FDI vào các KCN của thành phố đạt 71,61% ở mức bình thường, 19,75% đạt tốt. Có thể thấy sự phát triển và thu hút đầu tư của thành phố trong những năm qua tiếp nhận được nhiều sự chú ý của thị trường. Lãnh đạo và các ban ngành chức năng liên tục có những cuộc tiếp xúc, giới thiệu chủ trương thu hút đầu tư cũng như tìm hiểu nhu cầu, năng lực của doanh nghiệp muốn rót vốn vào thành phố. Thông tin về nhu cầu thu hút vốn đầu tư của các KCN được cập nhật thường xuyên bên cạnh các thông tin đầu tư của thành phố.

Đối với khả năng tiếp cận, tìm hiểu môi trường đầu tư các KCN được đánh giá với 55,56% bình thường, 19,75% đạt mức độ tốt và rất tốt. Nhà đầu tư có thể thông qua nhiều kênh để tìm hiểu các thông tin về môi trường đầu tư vào các KCN: internet, bạn bè, đối tác, hội nghị xúc tiến đầu tư,… Ban Quản lý các KCN và Chế xuất tạo mọi điều kiện để nhà đầu tư tiếp cận quỹ đất trống trong KCN, thông tin về tiền thuê đất, thuê mặt bằng, điện nước, xử lý chất thải, các vấn đề về thủ tục hành chính… xem xét các vấn đề phù hợp và đảm bảo nhu cầu phát triển doanh nghiệp để cân nhắc khả năng đầu tư.

Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư thành phố quan tâm nhiều đến công tác xúc tiến đầu tư, tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn tạo sự kết nối, cung cấp thông tin và trao đổi kinh nghiệm, các vấn đề liên quan đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn. Tuy nhiên, mức độ đánh giá về khả năng tiếp cận với các diễn đàn đầu tư, hội thảo thu hút đầu tư là 56,79% mức độ kém, 29,63% ở mức độ bình thường, chỉ 8,64% được đánh giá ở tổng mức độ tốt và rất tốt. Ở góc độ nhìn nhận của các doanh nghiệp, việc tổ chức các diễn đàn, hội thảo còn ở cấp độ thành phố, việc tập trung cho các hội thảo trong KCN còn hạn chế, chưa thực sự tiếp cận được các hội thảo theo lĩnh vực, chuyên ngành.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 54)