Sự ổn định chính trị xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 36)

8. Kết cấu luận văn

1.3.3.Sự ổn định chính trị xã hội

Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là FDI. Tình hình chính trị không ổn định thì mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi. Hậu quả là lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài bị giảm sút. Hơn nữa, khi tình hình chính trị, xã hội không ổn định, Nhà nước không đủ khả năng kiểm soát hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt động theo mục đích riêng, không theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước nhận đầu tư. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn FDI rất thấp.

1.3.4. Tình hình phát triển và ổn định kinh tế vĩ mô

Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Điều này đặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài. Để thu hút được FDI, nền kinh tế địa phương phải là nơi an toàn cho sự vận động của vốn đầu tư và là nơi có khả năng sinh lợi cao hơn các nơi khác. Sự an toàn đòi

hỏi môi trường vĩ mô ổn định, hơn nữa phải giữ được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định mới có điều kiện sử dụng tốt nguồn vốn FDI.

Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được đánh giá thông qua tiêu chí: Chống lạm phát và ổn định tiền tệ. Tiêu chí này được thông qua các công cụ của chính sách tài chính tiền tệ như: Lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các công cụ thị trường mở, đồng thời phải kiểm soát được mức thâm hụt ngân sahs hoặc giữ cho ngân sách cân bằng.

1.3.5. Khung pháp lý về thu hút FDI vào các khu công nghiệp

Môi trường pháp luật là bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động FDI. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu là một trong những yếu tố tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng và hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm:

- Môi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tư nhân được pháp luật đảm bảo;

- Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài;

- Quy định vè thuế, giá , thời hạn thuê đất,… bởi yếu tố này tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận. Nếu các quy định pháp lý đảm bảo an toàn về vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa khi hoạt động đầu tư không phương hại đến an ninh quốc gia, bảo đảm mức lợi nhuận cao và việc di chuyển lợi nhuận về nước thuận tiện thì khả năng thu hút FDI càng cao.

Do vậy, hệ thống pháp luật phải thể hiện được nội dung cơ bản của nguyên tắc: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ quốc tế. Đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

1.3.6. Ngành công nghiệp hỗ trợ

Công nghiệp hỗ trợ là nền tảng phát triển cho các ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp hỗ trợ được xem như một trong những nhân tố then chốt giúp phát triển nền kinh tế quốc gia trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa theo hướng vừa rộng vừa thâm sâu; tăng sức cạnh tranh trong việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp, đồng thời kích thích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước; góp phần tạo vông ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa trên các địa bàn sản xuất của doanh nghiệp và khu vực lân cận.

1.4. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của một số địa phƣơng

1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dƣơng

Hiện nay, Bình Dương là một trong những địa bàn thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất cả nước với hơn 64 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh. Tính đến 12/2017, Bình Dương thu hút 3.037 dự án với tổng vốn đăng ký ước tính đạt 28,473 tỷ USD, đứng thứ 2 cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, đầu tư vào các KCN là 1.878 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 19,524 tỷ USD, chiếm 68,5% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong toàn tỉnh.

Công tác thu hút đầu tư nước ngoài gắn liền với việc hình thành các khu công nghiệp ở Bình Dương đã làm gia tăng đáng kể năng lực sản xuất của các huyện thị, từ đó làm thay đổi bộ mặt kinh tế của toàn tỉnh, góp phần cải tạo cơ cấu kinh tế tỉnh thông qua việc giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đến nay, Ban Quản lý được giao quản lý 24 Khu Công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch 7.1189,15 ha; việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp đã đạt được một số kết quả thông qua nhiều

đợt xúc tiến đầu tư nước ngoài. Việc xúc tiến đầu tư đã được xây dựng và điều chính theo hướng tập trung, có trọng điểm ở các thị trường khác nhau như Nhật, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Đài Loan nhằm kêu gọi đầu tư vào các dự án sản xuất trong các khu công nghiệp tập trung vào điện, điện tử, cơ khí chính xác và những dự án có hàm lượng công nghệ cao theo định hướng thu hút đầu tư của tỉnh.

Quy mô dự án: Qua các thời kỳ, quy mô dự án FDI có sự biến động thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà FDI đối với môi trường đầu tư tỉnh Bình Dương. Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án FDI tăng dần qua các giai đoạn. Đến nay, dự án FDI tại các KCN lớn nhất là KUMHO TIRE (VIETNAM) CO., LTD vốn đầu tư là 3348.193.000USSD, nhỏ nhất là ALCO-MA (VIETNAM) CO., LTD với tổng vốn đầu tư là 100.000 USD.

Theo đối tác đầu tư vào các KCN: Có 22 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại các KCN tỉnh Bình Dương. Trong đó, các nước Châu Á chiếm 74% tổng vốn đăng ký, khối ASEAN chiếm 11%, các nước Châu âu chiếm 10%, các nước Châu Mỹ chiếm 4%, còn lại 12% thuộc các vùng lãnh thổ…

Tỉnh vận dụng cơ chế thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư nhiều công trình giao thông chủ yếu của tỉnh, giao thông bên trong các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo thành mạng lướng giao thông kết nối với các huyện, thị trong tình và các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, làm cho vốn của Nhà nước cuốn hút nhiều nguồn vốn của xã hội và đầu tư, song song với đó, lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, chủ động giải quyết vướng mắc, khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc đăng ký thành lập và triển khai dự án sản xuất, kinh doanh, kịp thời uốn nắn, củng cố, tìm cách cải thiện môi trường đẩu tư, tạo môi trường đầu tư để các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư sản xuất kinh

doanh trên địa bàn. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn đã kéo theo bộ mặt hạ tầng công nghiệp thay đổi nhanh chóng, từ một tỉnh có kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế, đến nay Bình Dương đã quy hoạch được những khu công nghiệp bài bản làm đòn bẩy thu hút đầu tư.

Qua các năm, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Bình Dương đã liên tục tăng vốn cho các dự án đang hoạt động. Nguyên nhân từ các doanh nghiệp đều tin tưởng vào môi trường đầu tư của Bình Dương. Chính quyền từ tỉnh đến địa phương luôn đồng hành với các doanh nghiệp trong những lúc khó khăn nhất giúp họ vững tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Gắn quy hoạch phát triển các KCNvới phát triển các lĩnh vực hỗ trợ đầu tư như: Đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, cung cấp nhà ở, thỏa mãn nhu cầu về văn hóa, chăm sóc y tế, giáo dục, vui chơi giải trí khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khu, cụm công nghiệp tập trung.

Xây dựng danh mục các ngành nghề khuyến khích đầu tư, hạn chế những dự án gây ô nhiễm môi trường, dự án sử dụng nhiều lao động ở các trung tâm đô thị, tạo điều kiện và thu hút đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề mũi nhọn có tính cạnh tranh, có trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, có hàm lượng chất xám giá trị gia tăng cao.

Cải cách hành chính tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, an toàn và tin cậy lẫn nhau. Đảm bảo các giấy tời liên qua phải đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch.

Thành lập tại các khu công nghiệp các đơn vị hỗ trợ như: Hải quan, công an, ngân hàng, bưu điện, dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác phục vụ nhanh tại chỗ mọi nhu cầu của các doanh nghiệp.

Thường xuyên đổi mới về nội dung và phương thức xúc tiến tiếp thị đầu tư, đặc biệt là các đối tác có công nghệ hiện đại, tiến tiến, các tập đoàn xuyên quốc gia. Hình thành nhiều loại hình xúc tiến đầu tư đa dạng và hiệu quả.

1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Trong nhiều năm qua, tốc độ phát triển kinh tế bình quân của Bắc Ninh nằm trong các địa phương dẫn đầu cả nước. Riêng trong năm 2017, tổng sản phẩm (GRDP) theo giá so sánh 2010 ước đạt hơn 133.000 tỷ đồng, chiếm 3,11% GDP cả nước, xếp thứ 4 toàn quốc. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 18,6%, gấp đôi kế hoạch đề ra (tăng 9,0-9,2%).

Hiện tại Bắc Ninh có 16 khu công nghiệp với tổng diện tích 6.397,68 ha, trong đó có 13 KCN được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 16 dự án hạ tầng KCN với tổng diện tích quy hoạch 5.111,5 ha và diện tích đất công nghiệp cho thuê là 3.476,41 ha. 9 KCN đã đi vào hoạt động với diện tích quy hoạch 2.872,98 ha. Tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất quy hoạch đạt 70,18%. Vì thế trong những năm gần đây, công nghiệp Bắc Ninh đã thu hút mạnh vốn đầu tư trong và ngoài nước, đạt được nhiều thành quả đáng kể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bắc Ninh xuất phát điểm là tỉnh nông nhiệp, đến nay được biết đến là địa phương có môi trường đầu tư hấp dẫn và phát triển trên nhiều lĩnh vực. Sự tham gia sản xuất của các doanh nghiệp FDI tại các KCN đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm sản xuất điện thoại di động, hàng điện tử xuất khẩu lớn. Số lượng dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN tăng dần qua các năm. Phần lớn các dự án FDI tập trung trên lĩnh vực công nghiệp điện tử, viễn thông và công nghiệp hỗ trợ cho ngành này khoảng 80% tổng vốn đầu tư. Các dự án của tập đoàn Samsung đầu tư vào KCN có sức lan tỏa lớn, tác động mạnh mẽ đến làn sóng đầu tư nước ngoài vào Bắc Ninh, nhất là vốn đầu tư từ Hàn Quốc.

Có được thành công trong thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cùng với việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng đồng bộ, tận dụng lợi thế cạnh tranh, Bắc Ninh luôn đổi mới công tác xúc tiến đầu tư về cả hình thức và nội dung hoạt động, hướng đến chuyên nghiệp hóa công tác xúc tiến đầu tư.

Bảo đảm sự lựa chọn dự án và thu hút đầu tư theo chuỗi dự án thuộc các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là tập trung đàm phán thu hút tập đoàn Nokia (Microsoft) đầu tư vào KCN VSIP Bắc Ninh, đồng thời thu hút các dự án mục tiêu là các vệ tinh của Samsung.

Bên cạnh đó, sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo đà phát triển mạnh cho các KCN, đóng góp vào tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế - xã hội, nhiều năm liền nằm trong top dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp và có nguồn ngân sách lớn.

Tỉnh đang là điểm đến của các tập đoàn lớn như Samsung, Nokia, Canon, Foxconn,… có tác dụng quảng bá về môi trường đầu tư, điểm đến đầu tư với các đối tác nước ngoài, lan tỏa, thu hút các nhà đầu tư doanh nghiệp nước ngoài khác đến tìm hiểu và đầu tư tại tỉnh.

Chính sách phát triển của Bắc Ninh:

Về cơ sở hạ tầng: Nhằm thực hiện thu hút các nguồn vốn đầu tư vào tỉnh, Bắc Ninh đã tiến hành quy hoạch và xây dựng các KCN tập trung và các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ…

Về quan hệ đối ngoại: Bắc Ninh có chính sách kinh tế đối ngoại rộng mở, an ninh chính trị và trật tự xã hội bảo đảm tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư khi đầu tư vào Bắc Ninh. Xác định mục tiêu tập trung cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước, chú trọng các vấn đề thủ tục hành chính, đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, đào tạo nghề, lao động.

Về quan điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: trong thu hút đầu tư, Bắc Ninh lựa chọn quan điểm thu hút theo hướng gia tăng về mặt số lượng. Điều này phản ánh rõ nét qua số lượng dự án đầu tư tuy khá cao nhưng chủ yếu là những dự án có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu. Kết quả từ những dự

án FDI đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển công nghiệp của địa phương, tuy nhiên Bắc Ninh đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn như ô nhiễm môi trướng, sự thiếu hụt lao động có tay nghề, tốc độ triển khai các dự án chậm.

Công tác cải cách hành chính: Bắc Ninh coi trọng công tác cải cách hành chính, việc phân cấp trong hoạt động đầu tư được quán triệt thực hiện nghiêm túc. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các KCN đã triển khai thực hiện đề án cải cách thủ tục hành chính và cơ chế một cửa trong cấp phép đầu tư. Chủ động giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh của các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng trang website song ngữ tiếng Việt – Anh; hỗ trợ, cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách pháp luật về đầu tư, quảng cáo về hoạt động các các doanh nghiệp trong các KCN

Bên cạnh việc coi trọng hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ, tỉnh còn thành lập Tổ hỗ trợ doanh nghiệp, trực tiếp giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp khi có thông tin phản ánh, nâng cao hiệu quả các khu, cụm công nghiệp trong thu hút đầu tư. Nhờ đó, Bắc Ninh tiếp tục thu hút

nhiều dự án đầu tư củ ỉnh.

Bắc Ninh thực hiện tập trung rà soát, hoàn thiện hệ thống thể chế, kiên quyết giảm thời gian giải quyết công việc cho doanh nghiệp; đơn giản hóa thủ tục hành chính; tập trung cải cách thủ tục hành chính một số lĩnh vực còn nhiều vướng mắc như đất đai, xây dựng, lao động, hải quan… nhằm tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp phát triển.

1.4.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Đà Nẵng

Qua thực tế thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tại một số địa phương đại diện là Tỉnh Bình Dương và Bắc Ninh, có thể rút ra một số kinh nghiệm định hướng trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng:

Định hướng và giải pháp thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp phải gắn liền với định hướng thu hút vốn FDI của thành phố và khu vực, khai thác những tiềm năng và lợi thế của địa phương, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 36)