Thực trạng công tác quảng bá, xúc tiến thu hút vốn FDI vào các

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 57)

8. Kết cấu luận văn

2.2.2. Thực trạng công tác quảng bá, xúc tiến thu hút vốn FDI vào các

các Khu công nghiệp

Từ năm 2000 đến năm 2005: Thành phố đã thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư vào cuối năm 2000 để thực hiện chính sách “một cửa” đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể coi là khâu đột phá nhằm thực hiện chủ trương của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố về việc cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư. Đổi tên Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thành Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư (IPA Đà Nẵng) vào năm 2016. Là đơn vị đầu mối tham mưu cho Ủy Ban nhân dân thành phố về tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố; chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp và Chế xuất xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng, gửi sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định để trình UBND thành phố phê duyệt. Trong thời gian qua, Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư phối hợp với Ban Quản lý các Khu Công

nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng thu thập các thông tin cần thiết để tạo nền tảng, cơ sở lập các kế hoạch xúc tiến đầu tư nước ngoài vào các Khu Công nghiệp nói riêng và thành phố nói chung qua các năm.

Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư: Sách, tập gấp giới thiệu Đà Nẵng, CD-Rom giới thiệu Đà Nẵng… bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Pháp, brochure…Các ấn phẩm này được sử dụng trong các Hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư, các buổi tiếp và làm việc của lãnh đạo thành phố và các sở, ngành liên quan với các đoàn doanh nghiệp, đồng thời gửi đến tổ chức quốc tế và các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài…

Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư của thành phố Đà Nẵng: Phát hành Bản tin Đầu tư Đà Nẵng bằng tiếng Anh, tiếng Nhật và đăng trực tuyến trên Website của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, cung cấp thông tin cập nhập môi trường đầu tư, tình hình thu hút và triển khai hoạt động xúc tiến đầu tư, các cơ hội và thông tin về các văn bản pháp luật mới ban hành trong lĩnh vực đầu tư.

Năm 2014, tổ chức đoàn công tác lãnh đạo thành phố đi xúc tiến đầu tư tại các nước Hoa Kỳ, tổ chức các buổi tọa đàm và hội thảo xúc tiến đầu tư tại Tokyo, Gifu và Fukuoka (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc); Hội thảo “Cơ Hội đầu tư vào Đà Nẵng” tại Singapore, “Diễn đàn gặp gỡ doanh nghiệp Malaysia” tại Malaysia năm 2016, các đoàn thành phố xúc tiến, tiếp cận vận động đầu tư tại Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc… các quốc gia được cho là tiềm năng trong chiến lược thu hút đầu tư của thành phố cũng như thu hút dự án vừa và nhỏ của các nước này đầu tư vào các KCN trên địa bàn.

Đối thoại giữa doanh nghiệp FDI với lãnh đạo, chính quyền thành phố: Duy trì tổ chức đối thoại 2 lần/năm giữa lãnh đạo chính quyền thành phố với các doanh nghiệp FDI để giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh

nghiệp, hỗ trợ các dự án hoạt động hiệu quả như: tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo thành phố và Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản – Chi hội Đà Nẵng (9/2016), sự kiện kết nối giao thương giữa doanh nghiệp tỉnh Nagasaki (Nhật Bản) và 10 doanh nghiệp Đà Nẵng.

Tiếp cận và xúc tiến các tập đoàn, nhà đầu tư lớn: Quan tâm việc tổ chức tiếp và làm việc với các đoàn doanh nghiệp đến khảo sát cơ hội đầu tư và xúc tiến các dự án đầu tư vào thành phố Đà Nẵng, riêng năm 2014, thành phố đã tiếp và làm việc với hơn 100 đoàn các nhà đầu tư lớn từ Nhật, Pháp, Hoa Kỳ, Canada…; làm việc với một số tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam hoặc đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại khu vực Đông Nam Á để mời gọi đầu tư vào thành phố.

Khảo sát và thành lập Đại diện xúc tiến đầu tư tại một số thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, UAE… để hỗ trợ công tác vận động. Khảo sát nhu cầu tìm hiểu môi trường đầu tư tại Đà Nẵng, khảo sát cộng đồng doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, hỗ trợ tìm nhà cung ứng sản phẩm.

Luận văn đã tiến hành thực hiện khảo sát đại diện, người phụ trách am hiểu về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI và tình hình hoạt động của khu công nghiệp cũng như công tác của thành phố trong thu hút các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào các Khu Công nghiệp trên địa bàn thành phố. Với số phiếu phát ra 110 phiếu/118 doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn các khu công nghiệp. Số phiếu thu vào hợp lệ 81/110 phiếu. Đối với các phiếu không thu được do một số nguyên nhân khách quan và một số phiếu không hợp lệ do không đúng đối tượng khảo sát (các doanh nghiệp trong nước).

Qua điều tra, khảo sát tại các doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp, mức đánh giá về ảnh hưởng của công tác xúc tiến đầu tư thành phố được thể hiện qua bảng 2.3 sau:

Bảng 2.2: Mức đánh giá về công tác xúc tiến thu hút đầu tƣ FDI thành phố vào các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

STT Nội dung Đơn

vị Rất tốt Tốt Bình thƣờng Kém Rất kém Tổng cộng Trƣớc khi cấp phép đầu tƣ 1

Thông tin về nhu cầu thu hút đầu tư FDI vào KCN của thành phố SL 0 16 58 6 1 81 Tỉ lệ % 0 19,75 71,61 7,41 1,23 100 2 Khả năng tiếp cận, tìm hiểu môi trường đầu tư các KCN SL 6 10 45 20 0 81 Tỉ lệ % 7,41 12,34 55,56 24,69 0% 100 3 Khả năng tiếp cận với các diễn đàn đầu tư, hội thảo thu hút đầu tư

SL 2 5 24 46 4 81

Tỉ lệ

% 2,47 6,17 29,63 56,79 4,94 100

Trong khi cấp phép đầu tƣ

4

Tính nhất quán thông tin cung cấp cho nhà đầu tư

SL 11 16 25 27 2 81

Tỉ lệ

% 13,59 19,75 30,86 33,33 2,47 100

5

Sự phối hợp với các ban, ngành trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư

SL 0 23 38 20 0 81

Tỉ lệ

% 0 28,40 46,91 24,69 0 100

Sau khi cấp phép đầu tƣ

6

Hỗ trợ doanh nghiệp sau đầu tư

SL 4 31 43 3 0 81 Tỉ lệ % 4,94 38,27 53,09 3,70 0 100 7 Tổ chức giao lưu, kết nối các doanh nghiệp sau đầu tư

SL 4 33 33 7 4 81

Tỉ lệ

% 4,94 40,74 40,74 8,64 4,94 100

Đánh giá đối với thông tin về nhu cầu thu hút vốn đầu tư FDI vào các KCN của thành phố đạt 71,61% ở mức bình thường, 19,75% đạt tốt. Có thể thấy sự phát triển và thu hút đầu tư của thành phố trong những năm qua tiếp nhận được nhiều sự chú ý của thị trường. Lãnh đạo và các ban ngành chức năng liên tục có những cuộc tiếp xúc, giới thiệu chủ trương thu hút đầu tư cũng như tìm hiểu nhu cầu, năng lực của doanh nghiệp muốn rót vốn vào thành phố. Thông tin về nhu cầu thu hút vốn đầu tư của các KCN được cập nhật thường xuyên bên cạnh các thông tin đầu tư của thành phố.

Đối với khả năng tiếp cận, tìm hiểu môi trường đầu tư các KCN được đánh giá với 55,56% bình thường, 19,75% đạt mức độ tốt và rất tốt. Nhà đầu tư có thể thông qua nhiều kênh để tìm hiểu các thông tin về môi trường đầu tư vào các KCN: internet, bạn bè, đối tác, hội nghị xúc tiến đầu tư,… Ban Quản lý các KCN và Chế xuất tạo mọi điều kiện để nhà đầu tư tiếp cận quỹ đất trống trong KCN, thông tin về tiền thuê đất, thuê mặt bằng, điện nước, xử lý chất thải, các vấn đề về thủ tục hành chính… xem xét các vấn đề phù hợp và đảm bảo nhu cầu phát triển doanh nghiệp để cân nhắc khả năng đầu tư.

Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư thành phố quan tâm nhiều đến công tác xúc tiến đầu tư, tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn tạo sự kết nối, cung cấp thông tin và trao đổi kinh nghiệm, các vấn đề liên quan đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn. Tuy nhiên, mức độ đánh giá về khả năng tiếp cận với các diễn đàn đầu tư, hội thảo thu hút đầu tư là 56,79% mức độ kém, 29,63% ở mức độ bình thường, chỉ 8,64% được đánh giá ở tổng mức độ tốt và rất tốt. Ở góc độ nhìn nhận của các doanh nghiệp, việc tổ chức các diễn đàn, hội thảo còn ở cấp độ thành phố, việc tập trung cho các hội thảo trong KCN còn hạn chế, chưa thực sự tiếp cận được các hội thảo theo lĩnh vực, chuyên ngành.

Đối với tính nhất quán thông tin cung cấp cho nhà đầu tư và sự phối hợp giữa các ban, ngành trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư được đánh

giá ở nhiều cấp độ khác nhau. Tính nhất quán thông tin cung cấp cho nhà đầu tư 30,86% được đánh giá ở mức độ bình thường, 33,34% ở tổng hai mức mức độ tốt và rất tốt; sự phối hợp giữa các ban ngành được đánh giá 46,91% mức độ bình thường và 28,40% ở mức độ tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ đánh giá 33,33% và 24,69% ở mức độ kém lần lượt đối với 2 chỉ tiêu này cần được lưu tâm; các hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố, còn dàn trải và chồng chéo, chưa tập trung một đầu mối và phối hợp giữa trung tâm Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư với các đơn vị BQL các KCN và CX, Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư… nên hoạt động xúc tiến đầu tư còn thiếu hiệu quả, các thông tin cung cấp cho nhà đầu tư khi tìm hiểu môi trường đầu tư trong các Khu Công nghiệp còn nhiều bất cập. Chẳng hạn như hiện trạng quỹ đất trong các khu công nghiệp không được cập nhật kịp thời, các thông tin về giá thuê đất không nhất quán.

Hiệu quả trong việc xúc tiến đầu tư, kêu gọi các đối tác tiềm năng, nhất là sự phối hợp giữa các ngành trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp trước, trong và sau khi cấp phép đầu tư chưa chặt chẽ. Kinh phí xúc tiến đầu tư của thành phố còn hạn chế so với các tỉnh, thành trong cả nước. Năm 2014, tổng kinh phí thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư là 01 tỷ đồng, năm 2017 là 1,633 tỷ đồng. Nhìn chung, con số này chưa tương xứng với vị trí một thành phố trọng điểm của cả Miền Trung – Tây Nguyên, một số hoạt động cần thiết nhưng không thực hiện được do kinh phí quá cao.

2.2.3. Thực trạng các chính sách hỗ trợ, ƣu đãi đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các khu công nghiệp của thành phố Đà Nẵng

Để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách thông thoáng đóng vai trò quan trọng. Các nhà đầu tư luôn chọn những vùng mà họ có thể tận dụng được nhiều chính sách ưu đãi. Thành phố Đà Nẵng trong những năm trước đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước để thu hút các dự án đầu tư: Quyết định 92/2005/QĐ-UB Đà Nẵng ban hành Quy

định một số chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố, quy định thủ tục hành chính, ưu đãi về giá thuê đất, dự án FDI được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản … Và các văn bản pháp luật về ưu đãi đầu tư này được quyết định bãi bỏ vào năm 2016.

Đối với chính sách ưu đãi về tiền thuế đất: Chuyển giao chủ đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước sang các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân nhằm giảm gánh nặng cho nguồn ngân sách thành phố và tăng hiệu quả hoạt động của các KCN theo chủ trương xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng KCN. Theo đó, KCN Hòa Khánh và KCN DVTS Đà Nẵng do công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng làm chủ đầu tư, các KCN còn lại do các công ty đầu tư hạ tầng làm chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng, Công ty CP Đầu tư KCN Hòa Cầm, Công ty TNHH Massda Land. Do đó, việc đầu tư và các chính sách giá thuê đất, cơ sở hạ tầng ở các KCN khác nhau.

Giá thuê đất trong các KCN thành phố Đà Nẵng được thực hiện theo giá do các chủ đầu tư theo các KCN đưa ra. Mức giáthuê đất thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3: Giá thuê đất trong các KCN thành phố Đà Nẵng

KCN Đơn giá thuê lại đất

Đơn giá tiền sử dụng hạ tầng KCN Hòa Khánh và KCN DVTS Đà Nẵng

Trả tiền thuê lại đất hàng năm

23.000

đồng/m2/năm

8.000

đồng/m2/năm Trả tiền thuê lại đất một

lần cho cả thời gian thuê

17.400

đồng/m2/năm

KCN Hòa Khánh mở

rộng

Trả tiền thuê lại đất một lần đến hết thời hạn thuê 1.254.500 - 1.368.000 đồng/ m2/hết thời hạn thuê 9.124 đồng/m2/năm KCN Liên Chiểu

Trả tiền thuê lại đất một lần đến hết thời hạn thuê

1.140.000 đồng/ m2/hết thời hạn thuê

9.124

KCN Hòa Cầm

Trả tiền thuê lại đất hằng năm

28.000

đồng/m2/năm

13.000

đồng/m2/năm Trả tiền thuê lại đất 10

năm/lần

25.500

đồng/m2/năm Trả tiền thuê lại đất 20

năm/lần

22.500

đồng/m2/năm Trả tiền thuê lại đất một

lần cho toàn bộ thời hạn thuê (đến ngày 8/8/2054) 891.000 đồng/m2 /toàn bộ thời hạn thuê) KCN Đà Nẵng

Trả tiền thuê lại đất một lần đến hết thời hạn thuê

1.254.500 đồng/ m2/hết thời hạn thuê

9.000

đồng/m2/năm

(Nguồn: Ban Quản lý các KCN và CX Đà Nẵng)

Bảng 2.4: Giá cho thuê đất tại một số KCN thuộc tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi

STT Khu Công

nghiệp Giá cho thuê Phí hạ tầng

1 KCN Bắc Chu Lai

25 USD/m2/50 năm (Chưa bao gồm VAT). 01 lần cho 50 năm

0,25USD/m2/1 năm

2 KCN Tam Thắng

30 USD/m2/50 năm (Chưa bao gồm VAT). Phương thức thanh toán: trả 01 lần cho 50 năm.

0,25USD/m2/1 năm

3 KKT Dung Quất

40 USD/m2

KCN Đô thị Dung Quất: 40-45 USD/m2/50 năm Phân KCN Sài Gòn – Dung Quất đến năm 2054; KCN VSIP Quảng Ngãi đến năm 2082; KCN Đô thị Dung Quất đến năm 2066 0.2 USD/m2/1 năm 4 KCN Tịnh Phong 5.570 đồng/m 2/năm 4.676 đồng/m2/năm

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Đối với tiền thuê đất trong các KCN thành phố Đà Nẵng, do căn cứ theo quy định tại điểm e, Khoản 2, Điều 16 nghị định số 118/2015/NĐ-CP hướng

dẫn thi hành luật đầu tư năm 2014 thì các KCN của thành phố không được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất, trong khi đối với các KCN ở một số địa phương lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi, giá thuê đất ở mức thấp hơn, bên cạnh đó có các ưu đãi như miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản, hoặc các ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp… Điều này cũng tạo nên sự cân nhắc trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư dự án của các nhà nhà đầu tư nước ngoài.

Qua khảo sát mức độ hài lòng của các doanh nghiệp trên địa bàn các KCN về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của dự án FDI thành phố Đà Nẵng:

Bảng 2.5: Mức độ hài lòng của các doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp về chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ của dự án FDI

STT Nội dung Đơn

vị Rất hài lòng Hài lòng Bình thƣờng Không hài lòng Rất không hài lòng Tổng cộng 1 Chính sách về giá thuê đất trong khu công nghiệp

SL 6 10 39 26 0 81

Tỉ

lệ 7,41 12,34 48,15 32,10 0 100

2

Chính sách về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp SL 0 11 41 28 1 81 Tỉ lệ 0 13,58 50,62 34,57 1,23 100 3 Việc tổ chức đối thoại với doanh nghiệp của Ban Quản lý các

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)