6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.6. Vai trò của chỉ số KPI trong quản trị nguồn nhân lực và quản trị
trị thành tích
Việc áp dụng KPI sẽ giúp công ty gia tăng khả năng cạnh tranh vì có thể sử dụng và khuyến khích được nhân viên phát huy được tối đa hiệu quả công việc, đồng thời tạo sự liên kết chặt chẽ ở các phòng ban. Việc chỉ rõ định hướng và mục tiêu của công ty giúp các phòng ban, bộ phận và từng cá nhân phát triển theo chiến lược của công ty theo từng thời điểm. Tạo cơ sở khoa học cho hoạch định, phát triển các tài sản vô hình như: Chiến lược đào tạo, phát triển tri thức của doanh nghiệp; tối ưu hóa giá trị của yếu tố quản lý thuộc các quá trình nội bộ; khai thác các giá trị có thể từ khách hàng. Đó là nền tảng để có được các thành công về tài chính.
- Xác định rõ các mục tiêu cách thức thực hiện và đo lường kết quả dựa vào các chỉ số hiệu suất. Chỉ số KPI giúp doanh nghiệp có cái nhìn từ bao quan cho đến chi tiết về từng người lao động và vấn đề từ đó doanh nghiệp dễ dàng nhìn nhận ra vẫn đề và đưa ra những hướng giải quyết phù hợp.
- Đo lừờng được kết quả thực hiện công việc trong quá khứ, hiện tại, tương lai của các cấp độ trong tổ chức, tạo điều kiện cho khắc phục tức thời và điều chỉnh từng bước đi thích hợp để thực hiện thành công chiến lược. Từ những kết quả đó từng cấp độ trong tổ chức có thể nhìn lại được chặng đường
của mình đã mắc lỗi ở đâu, cần cố gắng như thế nào. Một lần nhìn lại được đánh giá lại được sẽ giúp cho từng người lao động xác định được mục tiêu trong tương lai.
- Đo lường được các yếu tố trọng yếu của tổ chức để đảm bảo thành công trong hiện tại, tương lai và phát triển bền vững. Chỉ số KPI giúp các nhà quản trị cấp cao dễ dàng hơn trong việc xác định những yếu tố quan trọng của tổ chức, tổ chức mạnh về cái gì, cải thiện được cái gì, đạt được cái gì… Các nhà quan trị cấp cao có cơ sở tiền đề để xác định được con đường tương lai của doanh nghiệp.
- Công cụ dẫn đường và tạo sức hút lôi kéo mọi người thực hiện cải tiến liên tục. Nếu các thước đo này nhắm đến việc thực thi chiến lược, sứ mệnh thì chúng sẽ là công cụ đắc lực để quản lý chiến lược hữu hiệu. KPI được ví như là công cụ dẫn đường cho sự phát triển của doanh nghiệp. Khi mà từng cấp độ trong doanh nghiệp nhìn ra được cần cải thiện điều gì thì lúc đó người lao động sẽ tập trung hết sức lực phấn đấu cải thiện vấn đề và như vậy mỗi cá nhân, bộ phận nhìn ra được vấn đề lại cố gắng nỗ lực hơn tạo ra sự cạnh tranh giữa cá nhân, phòng ban thúc đẩy công ty ngày một phát triển.
- Khắc phục được hạn chế của các phương pháp truyền thống như đo lường năng suất, quản lý theo phương pháp tài chính, đó là: chu kỳ cần đo dài (chậm chân trong việc cải tiến), chưa chỉ rõ được vấn đề (cái gì, ở đâu và do ai). Để có thể chỉ ra được vấn đề gì không phải phương pháp nào cũng chỉ ra được, rất ít phương pháp chỉ ra được. KPI đã tạo được sự khác biệt vượt trội hơn so với những phương pháp đánh giá khác.
- Giải quyết được căn bản 4 rào cản lớn trong thực thi chiến lược - lý do chính của vấn nạn thất bại trong quản lý chiến lược là: rào cản tầm nhìn, rào cản con người, rào cản nguồn lực và rào cản quản lý. Nhờ chỉ số hiệu suất cốt yếu (KPI) có thể giải quyết được 4 rào cản cực lớn mà mỗi tổ chức đều phải
vượt qua. KPI giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận được điểm mạnh điểm yếu từ đó xác định được tầm nhìn trong tương lai. Rào cản con người là khi làm việc giữa người với người cần sự am hiểu lẫn nhau giúp cho môi trường làm việc thân thiện hài hòa hợp tác phát triển thì KPI giúp cho nhà quản trị có cái nhìn sâu sắc hơn với từng cá nhân trong tổ chức. Chỉ số KPI giúp cho doanh nghiệp đưa ra được những quyết định thuyên chuyển hay đề bạt hoặc là sa thải sao cho phù hợp.
- Đánh giá chính xác kết quả việc chấm điểm kết quả thực hiện KPI giúp công tác đánh giá chính xác kết quả đạt được của mỗi cấp độ, có thể đưa ra chính sách đãi ngộ, khen thưởng thích đáng, kịp thời. Sau khi có kết quả đánh giá thì việc khen thưởng hoặc nhắc nhở kịp thời giúp tạo động lực rất lớn cho người lao động trong công việc. Người lao động như là được tiếp thêm tinh thần làm việc và đam mê với công việc hơn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 nêu lên những vấn đề cơ bản của việc đánh giá thành tích và giới thiệu về hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu KPI cũng như các điều kiện cần thiết và quy trình để có thể ứng dụng KPI vào đánh giá thực hiện thành tích của các tổ chức, doanh nghiệp.
Đánh giá thành tích nhân viên đóng vai trò quan trọng, là cơ sở tiến hành hàng loạt các hoạt động khác của quản lý nhân lực như khen thưởng, đãi ngộ, đào tạo...và cũng là động lực để nhân viên cố gắng, phấn đấu hoàn thành tốt công việc được giao. Bên cạnh các phương pháp đánh giá thành tích truyền thống, thì hệ thống KPI là một trong những phương pháp mới thích ứng với những thay đổi của kinh tế - xã hội, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Để ứng dụng KPI trong đánh giá thành tích nhân viên trong doanh nghiệp, các tổ chức cần tạo dựng mối quan hệ với nhân viên và các đoàn thể. Kết hợp các biện pháp đo lường, báo cáo và tăng cường hiệu quả đánh giá thành tích. Bên cạnh đó là việc tạo dựng mối liên kết giữa các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả với định hướng chiến lược của tổ chức. Chính việc kết hợp, đáp ứng các điều kiện cơ bản trên đã giúp cho việc ứng dụng hệ thống KPI ở một số doanh nghiệp, tổ chức mang lại những thành công nhất định.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH TẠI CÔNG TY TNHH MTV THÍ NGHIỆM ĐIỆN MIỀN TRUNG 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TNHH MTV THÍ NGHIỆM ĐIỆN MIỀN TRUNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH