CÁC CHỦNG TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống cỡ số trang phục (Trang 42 - 44)

Việt Nam có trên 50 dân tộc, chủ yếu là dân tộc kinh, chia nhiều nhóm:

- Dân tộc Việt sống ở đồng bằng.

- Ở trung du, vùng núi phía bắc và tây bắc chủ yếu Thái, Mường, Tày, Nùng,…

- Cao nguyên Trung Bộ: Thượng (chủ yếu), Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Chàm, M’ Nông, Chứt, Ba Na,…

- Tây Trung Bộ: Vân Kiều, Mài, Khùa, Khơ Me,…

- Loại hình Mongoloid phương Nam: chủ yếu là dân tộc ít người sống ở vùng núi phía bắc: Tày, Nùng, Thái. Đặc điểm: da sáng, hơi vàng, tóc thẳng đen, cứng, đầu tròn ngắn, mặt rộng và bẹt, tỷ lệ người mắt một mí tương đối cao, mũi rộng và tẹt, môi trung bình, tầm vóc hơi thấp, chiều cao trung bình của chiều cao trung bình của nam là 1,,60m, nữ là 1,,50m.

- Loại hình Australoid: dân tộc Thượng, Vân Kiều, da thường ngăm ngăm đen, tóc lượn sóng và quăn, đầu dài và rất dài. Môi thường dày, hàm trên hơi vẩu, mũi rộng, sống mũi gãy, người tầm thước.

- Loại hình trung gian chuyển tiếp: người Kinh, vừa mang yếu tố của Mongoloid và Australoid, hình dáng cơ thể người hơi thấp bé, tỷ lệ giữa chân và phần thân trung bình, tóc đen, da sáng, càng về khu vực phía nam da càng sẫm hơn, mặt mũi rộng trung bình, tỷ lệ người có mắt một mí rất thấp.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

2.1. Cơ thể người được cấu thành từ bao nhiêu khung xương? Theo em tầm quan trọng của mỗi khung xương đối với hình dáng cơ thể người như thế nào? Cho ví dụ về những khiếm khuyết trên cơ thể do ảnh hưởng của khung xương?

2.2. Trình bày tóm tắt đặc điểm hình thái cơ thể người ở ba thời kỳ phát triển theo lứa tuổi?

2.3. Có bao nhiêu cách phân loại hình dáng cơ thể người? Trình bày cách phân loại hình dáng cơ thể người theo tỉ lệ đầu người (1 mô đun)?

Chương 3

TRÌNH TỰ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ SỐ THEO NHÂN TRẮC HỌC

Mục tiêu chương 3:

Sau khi học xong chương này, các sinh viên có khả năng:

 Trình bày được trình tự các bước công việc cần làm khi tiến hành xây dựng HTCS theo phương pháp nhân trắc học.

 Xác định được các mốc đo và thiết lập cách đo cho một số sản phẩm.

 Xây dựng và thực hiện được các bước trong trình tự đo.

 Thực hiện xử lý số liệu thu thập được theo thống kê toán học.

 Trình bày và áp dụng được các tiêu chí chọn kích thước chủ đạo và bước nhảy cho trang phục thông dụng.

 Đề xuất hệ cỡ số tối ưu cho đối tượng nghiên cứu. Nội dung chương 3:

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống cỡ số trang phục (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)