Chọn kích thước chủ đạo và bước nhảy ở trẻ em

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống cỡ số trang phục (Trang 75 - 78)

Với trẻ em trong một lứa tuổi, sự phát triển cơ thể không giống nhau. Khoảng cách thay đổi chiều cao cơ thể và vòng ngực của trẻ em lớn và nhỏ đều khác nhau. Nếu xác định cùng cỡ theo các nhóm lứa tuổi sẽ xác nhận được bước nhảy với các đặc điểm như nhau. Có nghĩa là số lượng cỡ và hệ thống cỡ số rất phức tạp. Do vậy, không thể phân cỡ theo lứa tuổi mà cần thiết phân theo chiều cao và vòng ngực. Đây cũng chính là hai kích thước chủ đạo trong HTCS quần áo trẻ em.

Vì chu kỳ phát triển của trẻ em không giống nhau nên việc phân cỡ và chọn bước nhảy theo từng năm tuổi cũng có thể khác nhau và không dễ dàng để xác định.

Hướng dẫn cách phân cỡ và các kích thước cần đo cho các lứa tuổi:

 Sơ sinh  7 tuổi: phân theo lứa tuổi. Đo 8 thông số kích thước: vòng đầu, ngực, chiều cao, dài tay, dài chân,…

 Học sinh phổ thông 6 – 17 tuổi: phân theo giới tính. Trên 7 tuổi: đo 12 kích thước. Với trẻ em nhỏ đến 13 tuổi, bước nhảy vòng ngực 2cm, chiều cao là 6cm. Riêng ở nữ từ 12 –16 chia hai nhóm cỡ theo chiều cao là 146cm và 152cm (do vòng ngực phát triển chậm hơn chiều cao) với 4cm là bước nhảy giữa hai cỡ vòng ngực. Từ 15 – 17 chia hai cỡ theo chiều cao có bước nhảy vòng ngực  4cm.

Lưu ý: Với bước nhảy chiều cao là 6cm, độ dài áo chênh lệch  1 đến 2cm, dài quần 3 đến 4cm. Bước nhảy trong khoảng 2cm khó phân biệt, nhưng trong khoảng 3cm mắt thường dễ nhận thấy. Đối với thiết kế quần không nên chọn bước nhảy giữa các cỡ số > 6cm.

Theo số liệu y học, mỗi năm trẻ em lớn lên 4  5cm. Nên nếu chọn bước nhảy 6cm thì trẻ em có thể mặc từ 1 – 1,5 năm. Trong khi đó sự thay đổi vòng ngực không lớn và trung bình khoảng  1cm, do đó bước nhảy là 2 cm.

Tóm lại, đối với trẻ em bước nhảy cho quần áo mặc thường là 6cm cho chiều cao; 2cm (đối với trẻ sơ sinh – 7 tuổi) và 4cm (đối với trẻ lớn hơn 7 – 15 tuổi) cho vòng ngực.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

3.1. Nêu tên trình tự các bước công việc cần làm khi tiến hành xây dựng HTCS theo phương pháp NTH?

3.2. Trình bày các yêu cầu của đối tượng nghiên cứu trong xây dựng HTCS quần áo theo phương pháp NTH?

3.3. Có bao nhiêu phương pháp nghiên cứu nhân trắc học? Trình bày cụ thể các phương pháp đó?

3.4. Khi xác định các thông số kích thước cần đo ta cần lưu ý những điều gì?

3.5. Nêu tên các bước công việc khi xây dựng phương pháp đo trực tiếp? Theo em, các bước công việc có ý nghĩa như thế nào?

3.6. Trình bày nguyên tắc và tư thế khi đo ?

3.7. Xác định các mốc đo và xây dựng phương pháp đo một số kích thước cần thiết trong thiết kế quần áo nữ? (Bài tập)

3.9. Trình bày rõ các đặc trưng thống kê cơ bản (M, Min, Max, Me) trong xử lý số liệu xây dựng HTCS theo phương phápphương pháp NTH ? Có thể cho một dãy phân phối thực nghiệm và yêu cầu tính toán, xác định các đặc trưng thống kê cơ bản của dãy phân phối thực nghiệm đó? (Bài tập)

3.10. Em hãy trình bày tầm quan trọng của kích thước chủ đạo ((KTCĐ)) và bước nhảy ((BN)) trong HTCS?

3.11. Các yếu tố cần nắm vững khi lựa chọn kích thước chủ đạo(KTCĐ) và (BN)?

3.12. Sau khi xác định các KTCĐ trong một hệ cỡ số trang phục bất kỳ, để tính toán các kích thước phụ thuộc(kích thước phụ thuộc) (KTPT) trong bảng thông số kích thước (TSKT)) thiết kế, ta cần làm công việc gì?

3.13. Viết phương trình tổng quát hồi quy tuyến tính của KTCĐ và KTPT?

3.14. Hệ cỡ số đồng phục học sinh lớp 5 có hai KTCĐ là chiều cao và vòng ngực. Anh chị hãy viết phương trình hồi quy tuyến tính tổng quát để xác định các kích thước vòng eo và vòng mông?

3.15. Khi xây dựng HTCS trẻ em ta cần lưu ý các đặc điểm gì (KTCĐ, BN, phương án phân cỡ số,…)?

Chương 4

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG CỠ SỐ TRONG MAY CÔNG NGHIỆP

Mục tiêu chương 4:

Sau khi học xong chương này, các sinh viên có khả năng:

 Hiểu được ý nghĩa của các kiểu ký hiệu cỡ số khác nhau và bảng chuyển đổi size cỡ của các nước.

 Biết cách ký hiệu cỡ số trên sản phẩm một cách khoa học.

 Tự lựa chọn được sản phẩm phù hợp với kích thước cơ thể. Nội dung chương 4:

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống cỡ số trang phục (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)