Sau khi có được giá trị của số lượng các kích thước thiết kế, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất để xây dựng hệ thống cỡ số cơ thể người là phải xác định được các kích thước chủ đạo trong số những kích thước đó.
Kích thước chủ đạo có thể được hiểu là kích thước cơ bản nhất mà chỉ cần nhờ vào nó mà người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất có thể lựa chọn và phân biệt được cỡ số phù hợp với nhu cầu của mình.
Chọn kích thước chủ đạo không phải chỉ thỏa mãn yêu cầu sử dụng của đại đa số người sử dụng với yêu cầu chung nhất mà còn có yêu cầu phụ thuộc khác. Đó là yêu cầu tăng số lượng cỡ số để thỏa mãn nhiều dạng người khác. Tuy nhiên số lượng cỡ số càng nhiều càng khó cho các cơ sở sản xuất. Số lượng cỡ số trước tiên phụ thuộc vào thông số kích thước chủ đạo; kích thước chủ đạo phải xuất phát từ thực tế vì sự ra đời của một thông số kích thước chủ đạo mới làm tăng phương án cỡ số mới. Vì vậy, việc chọn chỉ có một kích thước chủ đạo không đủ đại diện mà phải thêm các kích thước chủ đạo khác nữa, hệ thống cỡ số mới có ý nghĩa đại diện cho các dạng cơ thể khác nhau.
Để lựa chọn kích thước chủ đạo phải tuân thủ những điều sau:
Là đại lượng thuộc phân phối chuẩn.
Là đại lượng có giá trị trung bình lớn nhất hoặc gần tuyệt đối lớn nhất trong các dãy thông số kích thước.
Là kích thước có ý nghĩa nhất trong dãy thông số kích thước.
Kích thước chủ đạo có tương quan lớn nhất đối với các kích thước khác trong cùng một mặt phẳng.
Kích thước chủ đạo có tương quan nhỏ nhất đối với các kích thước khác không cùng một mặt phẳng.
Cần thiết sử dụng kích thước chủ đạo trong thiết kế sản phẩm và lựa chọn sản phẩm.
Trước năm 1990 hệ thống cỡ số cơ thể người Việt Nam chỉ dựa trên hai kích thước chủ đạo là chiều cao và vòng ngực. Sau năm 1990, chúng ta mới bắt đầu nghiên cứu ba kích thước chủ đạo là chiều cao, vòng ngực và vòng mông.
niên nữ tuổi học sinh có kích thước chủ đạo là chiều cao cơ thể, vòng ngực, vòng mông, đối với nam là chiều cao cơ thể, vòng ngực, vòng bụng; nam nữ tuổi trưởng thành có kích thước chủ đạo là chiều cao cơ thể, vòng ngực, vòng mông.
Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quân trang theo phương pháp nhân trắc học” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hà Châu cũng đã nêu ra kích thước chủ đạo với thanh thiếu niên tuổi học sinh gồm hai kích thước: chiều cao và vòng ngực; với nam giới là ba kích thước:
chiều cao, vòng ngực và vòng bụng; với nữ giới gồm bốn kích thước:
chiều cao, vòng ngực, vòng bụng và vòng mông.
3.3.2 Bước nhảy
Có kích thước chủ đạo làm cơ sở, một vấn đề đặt ra là xây dựng bao nhiêu cỡ là vừa. Chọn bước nhảy phù hợp giữa các kích thước chủ đạo chính là nhiệm vụ kế tiếp giúp tối ưu hệ thống cỡ số. “Bước nhảy được xác định từ sự phụ thuộc cảm quan của người tiêu dùng đối với dao động của cỡ khi sử dụng sản phẩm”. Bước nhảy được biểu thị từ giá trị gần với giá trị trung bình của các kích thước chủ đạo.
Thông thường, để xác định bước nhảy, ta có các cách sau đây: - Chọn giá trị bước nhảy nằm trong khoảng 2/3.
- Dựa vào kinh nghiệm của các nhà sản xuất khi thiết kế quần áo may sẵn, với ba phương án bước nhảy theo chiều cao cơ thể cách 6, 5 và 3cm. Đối với 5cm có nhiều cỡ số và đáp ứng được nhiều dạng người nhưng quá lớn đối với những cỡ nhỏ và nhỏ đối với một số cỡ lớn. Bước nhảy 3cm có rất nhiều cỡ và khó trong sản xuất đồng thời không kinh tế. Bước nhảy 6cm có thể chấp nhận được vì giữa các cỡ sản phẩm đáp ứng với giới hạn chiều dài áo từ 1 – 2cm và quần từ 3 – 4cm. Do đó, với áo sơ mi nên chọn bước nhảy nhỏ hơn 6cm, với thiết kế quần không nên chọn bước nhảy lớn hơn 6cm. Vậy sản phẩm chung là quần áo thì bước nhảy tối ưu là 6cm đáp ứng một trong hai sản phẩm. Tóm lại, đối với quần áo thường cho người Việt Nam (có tính đến các điều kiện thực tế) thì kích thước chủ đạo chiều cao cơ thể là 6cm, vòng ngực – bụng – mông là 4cm.
- Dựa vào giá trị trung bình µ và độ lệch chuẩn để chia các kích cỡ cơ thể, từ đó xác định bước nhảy theo các khoảng dưới đây:
Nhóm cực nhỏ : < µ - 2.5
Nhóm rất nhỏ : µ - 2.5 đến µ - 1.5
Nhóm trung bình : µ - 0.5 đến µ + 0.5
Nhóm lớn : µ + 0.5 đến µ + 1.5
Nhóm rất lớn : µ + 1.5 đến µ + 2.5
Nhóm cực lớn : > µ + 2.5
Ngoài ra, chọn bước nhảy cần thỏa mãn các tiêu chí sau:
Tính hiệu quả kinh tế: bước nhảy càng nhỏ số lượng cỡ càng nhiều thỏa mãn đa dạng các dạng người tiêu dùng nhưng lại gây nhiều khó khăn (như cần nhiều thời gian chi phí cho khâu thiết kế, khâu giác sơ đồ, khâu cắt, quản lý chuyền với số lượng cỡ số lớn,...) trong sản xuất công nghiệp..
Kết cấu, hình dáng sản phẩm: với áo sơ mi thì chỉ cần ít cỡ số nên bước nhảy có thể lớn nhưng đối với áo kiểu hoặc đầm thời trang thì cần thiết bước nhảy nhỏ để sản phẩm thiết kế được chuẩn xác và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng tốt hơn.
Chất liệu vải và kiểu dệt: vải dệt thoi ít co dãn và đàn hồi thì bước nhảy nhỏ và số lượng cỡ số sẽ lớn hơn so với vải dệt kim.
Tóm lại, kích thước chủ đạo và bước nhảy vừa ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng cỡ số thỏa mãn đại đa số các dạng phát triển của cơ thể người, vừa ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho người sản xuất hàng may công nghiệp. Số lượng cỡ số nhiều thì thỏa mãn nhiều dạng cơ thể người nhưng gây khó khăn và lãng phí công sức cho nhà sản xuất và ngược lại số lượng cỡ số giảm tuy tiết kiệm được cho sản xuất hàng loạt nhưng có thể không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong lựa chọn kích cỡ phù hợp.
3.3.3 Xác định tần suất các dạng người thường gặp
Tần suất thường gặp là chỉ số các dạng người nằm trong cỡ số của hệ thống cỡ số. Tần suất này có ý nghĩa khi xác định tổng hợp tỷ lệ từng cỡ số cho sản xuất công nghiệp sản phẩm quần áo may sẵn và xác định tỷ lệ % trong quan hệ giữa các cỡ số.
Tần suất được xác định theo các kích thước chủ đạo cho ta tỷ lệ các loại cỡ của dân cư nằm trong hệ thống cỡ số.
Tần suất này có ý nghĩa quan trọng để xác định số lượng cỡ thường gặp giúp các xí nghiệp may sản xuất lượng cỡ hợp lý nhất, nhưng lại thỏa mãn cao nhất cho đại đa số người sử dụng. Thông số này được tính toán bằng số liệu thực tế đo đạc được.
3.3.4 Đề xuất số lượng cỡ số tối ưu
Để đề xuất được một hệ thống cỡ số quần áo tối ưu, cần xác định được các loại dạng cỡ số có tỷ lệ thỏa mãn người sử dụng cao. Muốn vậy cần xác định tần suất các dạng cơ thể người chiếm tỷ lệ cao trong tổng thể để lựa chọn số lượng cỡ số cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng đồng thời đáp ứng điều kiện sản xuất công nghiệp.
3.3.5 Xây dựng mô hình tương quan giữa kích thước chủ đạo và kích thước phụ thuộc thước phụ thuộc
Để xác định sự tương quan chặt chẽ giữa kích thước chủ đạo và kích thước phụ thuộc cần xây dựng mô hình tương quan của chúng thông qua hệ số tương quan đơn r. Đây cũng là cơ sở kiểm nghiệm sự lựa chọn kích thước chủ đạo trong tất cả các kích thước thiết kế.
Hệ số tương quan đơn r (Pearrson Correlation Coefficient) dùng để lượng hóa mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng x, y. Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị r dần đến 1 khi hai biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ. Khi r > 0 thì đường thẳng tuyến tính dốc lên. Khi r < 0 thì đường thẳng tuyến tính dốc xuống. Công thức tính r: 2 ) ( 2 ) ( ) ( ) ( , y y i y x x i x y y i y x x i x y x r hay = y x n y y i y x x i x . ) ( ) (
xi, yi xi, yi -là trị số của hai biến định lượng x, y.
x
x là số trung bình cộng của x, yy là số trung bình cộng của y. Mức độ tương quan giữa x và y:
r = 0: không có sự tương quan giữa x, y. r = 1: x, y tương quan hoàn toàn chặt chẽ. r < 0,3: mức độ tương quan ít.
r từ 0,3 0,6: mức độ tương quan trung bình. r > 0,6: mức độ tương quan chặt chẽ.
3.3.6 Xây dựng bảng thông số kích thước thiết kế
Tiến hành xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính để xác định các kích thước phụ thuộc của từng cỡ số. Việc lựa chọn mô hình thực nghiệm để xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính cho từng kích thước phụ thuộc là một vấn đề quan trọng vì nó quyết định mức độ ứng dụng của bảng thông số kích thước thiết kế quần áo vào thực tế. Phương trình tuyến tính càng phù hợp thì kết quả càng sát với thực tế. Có bao nhiêu kích thước chủ đạo thì phương trình hồi quy tuyến tính có bấy nhiêu biến phụ thuộc.
Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng tổng quát như sau: KTi = β0 + β1 KT1 + β2KT2 +….+ βnKTn
Trong đó:
- β0 là hệ số tự do.
- β1, β2…. βn là hệ số hồi quy riêng phần (Partial regression coefficients).
- KTi (kích thước i cần xác định) là biến phụ thuộc.
- KT1 là kích thước chủ đạo thứ 1, KT2 là kích thước chủ đạo thứ 2,… KTn là kích thước chủ đạo thứ n. Đây là các biến độc lập. - Ví dụ kích thước chủ đạo của cỡ số đồng phục học sinh là chiều
cao và vòng ngực. Để tính các kích thước còn lại phục vụ cho thiết kế ta chỉ việc tính theo phương trình hồi quy sau:
KTi = β0 + β1Cđ + β2Vn Trong đó:
- β0 là hệ số tự do.
- β1, β2 là hệ số hồi quy riêng phần (Partial regression coefficients). - KTi (kích thước i cần xác định) là biến phụ thuộc.
- Hai kích thước chủ đạo Cđ (cao đầu) và Vn (vòng ngực) là hai biến độc lập.
3.4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ SỐ TRẺ EM 3.4.1 Đặc điểm hệ thống cỡ số trẻ em 3.4.1 Đặc điểm hệ thống cỡ số trẻ em
Theo số liệu nghiên cứu của ngành Y và may mặc việc thiết kế trang phục trẻ em có bước phát triển riêng. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ. Nếu chia theo tỷ lệ đầu người thì trẻ em sơ sinh có tỷ lệ 1:4
Do điều kiện phát triển xã hội khác nhau nên có sự phát triển khác nhau về lứa tuổi và giới tính.
Từ 1 7 tuổi: nam và nữ phát triển như nhau.
Từ 13 15 tuổi: nữ phát triển hơn nam (đây là tuổi dậy thì ở nữ) do đó chiều cao nữ > nam
Từ 16 17 tuổi: nam phát triển và cao hơn nữ.
Để đáp ứng những yêu cầu hoàn toàn khác nhau và đa dạng của các lứa tuổi thì hệ thống cỡ số của trẻ em phải phản ánh được các yêu cầu sau:
Phải phản ánh được sự phát triển cơ thể của trẻ em trong mọi lứa tuổi từ sơ sinh đến trưởng thành.
Đòi hỏi hệ thống cỡ số rất đơn giản và số lượng cỡ số ít nhất nhưng phải thỏa mãn hình dáng cơ thể tùy theo lứa tuổi của trẻ vì trẻ em trong cùng một độ tuổi cũng có chiều cao khác nhau. Có hai phương án phân cỡ được đề ra:
Phương án 1: phân loại trẻ em theo sự phát triển đồng nhất với mục đích đạt được HTCS đơn giản (phát triển chiều cao).
Phương án 2: phân cỡ theo lứa tuổi để người sử dụng dễ chọn. Nhưng nhược điểm là trong cùng một lứa tuổi trẻ em có sự cao thấp cũng khác nhau. Do đó phương án 1 là tối ưu hơn cả.
3.4.2 Chọn kích thước chủ đạo và bước nhảy ở trẻ em
Với trẻ em trong một lứa tuổi, sự phát triển cơ thể không giống nhau. Khoảng cách thay đổi chiều cao cơ thể và vòng ngực của trẻ em lớn và nhỏ đều khác nhau. Nếu xác định cùng cỡ theo các nhóm lứa tuổi sẽ xác nhận được bước nhảy với các đặc điểm như nhau. Có nghĩa là số lượng cỡ và hệ thống cỡ số rất phức tạp. Do vậy, không thể phân cỡ theo lứa tuổi mà cần thiết phân theo chiều cao và vòng ngực. Đây cũng chính là hai kích thước chủ đạo trong HTCS quần áo trẻ em.
Vì chu kỳ phát triển của trẻ em không giống nhau nên việc phân cỡ và chọn bước nhảy theo từng năm tuổi cũng có thể khác nhau và không dễ dàng để xác định.
Hướng dẫn cách phân cỡ và các kích thước cần đo cho các lứa tuổi:
Sơ sinh 7 tuổi: phân theo lứa tuổi. Đo 8 thông số kích thước: vòng đầu, ngực, chiều cao, dài tay, dài chân,…
Học sinh phổ thông 6 – 17 tuổi: phân theo giới tính. Trên 7 tuổi: đo 12 kích thước. Với trẻ em nhỏ đến 13 tuổi, bước nhảy vòng ngực 2cm, chiều cao là 6cm. Riêng ở nữ từ 12 –16 chia hai nhóm cỡ theo chiều cao là 146cm và 152cm (do vòng ngực phát triển chậm hơn chiều cao) với 4cm là bước nhảy giữa hai cỡ vòng ngực. Từ 15 – 17 chia hai cỡ theo chiều cao có bước nhảy vòng ngực 4cm.
Lưu ý: Với bước nhảy chiều cao là 6cm, độ dài áo chênh lệch 1 đến 2cm, dài quần 3 đến 4cm. Bước nhảy trong khoảng 2cm khó phân biệt, nhưng trong khoảng 3cm mắt thường dễ nhận thấy. Đối với thiết kế quần không nên chọn bước nhảy giữa các cỡ số > 6cm.
Theo số liệu y học, mỗi năm trẻ em lớn lên 4 5cm. Nên nếu chọn bước nhảy 6cm thì trẻ em có thể mặc từ 1 – 1,5 năm. Trong khi đó sự thay đổi vòng ngực không lớn và trung bình khoảng 1cm, do đó bước nhảy là 2 cm.
Tóm lại, đối với trẻ em bước nhảy cho quần áo mặc thường là 6cm cho chiều cao; 2cm (đối với trẻ sơ sinh – 7 tuổi) và 4cm (đối với trẻ lớn hơn 7 – 15 tuổi) cho vòng ngực.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3
3.1. Nêu tên trình tự các bước công việc cần làm khi tiến hành xây dựng HTCS theo phương pháp NTH?
3.2. Trình bày các yêu cầu của đối tượng nghiên cứu trong xây dựng HTCS quần áo theo phương pháp NTH?
3.3. Có bao nhiêu phương pháp nghiên cứu nhân trắc học? Trình bày cụ thể các phương pháp đó?
3.4. Khi xác định các thông số kích thước cần đo ta cần lưu ý những điều gì?
3.5. Nêu tên các bước công việc khi xây dựng phương pháp đo trực tiếp? Theo em, các bước công việc có ý nghĩa như thế nào?
3.6. Trình bày nguyên tắc và tư thế khi đo ?
3.7. Xác định các mốc đo và xây dựng phương pháp đo một số kích thước cần thiết trong thiết kế quần áo nữ? (Bài tập)
3.9. Trình bày rõ các đặc trưng thống kê cơ bản (M, Min, Max, Me) trong xử lý số liệu xây dựng HTCS theo phương phápphương pháp NTH ? Có thể cho một dãy phân phối thực nghiệm và yêu cầu tính toán, xác định các đặc trưng thống kê cơ bản của dãy phân phối