Đặc điểm vùng dân cư

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống cỡ số trang phục (Trang 78 - 80)

Cơ thể con người ngoài đặc điểm nhân chủng học còn bị thay đổi ít nhiều bởi yếu tố vùng dân cư. Một người khi chuyển tới sống ở một môi trường khác trong khoảng thời gian dài cũng chịu tác động bởi điều kiện địa lý, môi trường thiên nhiên sinh sống như không khí, nước, đi lại ở vùng miền đó. Sự tác động này sẽ thể hiện qua hình dáng bên ngoài của

người sống ở miền vùng núi thường có chiều cao tương đối thấp hơn và kích thước ngang thường lớn hơn so với người sống ở vùng đồng bằng, nhưng nếu họ di chuyển giữa các vùng miền thì qua thời gian sinh sống làm việc ở nơi mới cơ thể họ cũng sẽ có ít nhiều thay đổi. Theo cố giáo sư Nguyễn Quang Quyền và nhiều nhà nghiên cứu khác thì cho rằng: những người chuyển sang sinh sống ở vùng sinh thái mới được ít nhất 5 năm, thì coi như người đó sống ở vùng này và họ có thể được coi như là đối tượng nghiên cứu trong nhiều vấn đề nói chung và trong xây dựng hệ cỡ số nói riêng của vùng miền đó.

4.1.3 Yếu tố nghề nghiệp

Bên cạnh các tác động của môi trường địa lý nơi sinh sống, thì những hoạt động hằng ngày trong quá trình làm việc cũng ảnh hưởng tới đặc điểm cơ thể người. Do đó, khi phân tích xây dựng hệ cỡ số cũng cần phân loại con người theo từng nhóm nghề nghiệp khác nhau, để có thể đáp ứng được các mong muốn cũng như đáp ứng hình thái bên ngoài của từng nhóm đối tượng này. Thông thường, dựa trên đặc điểm hình thái bên ngoài do ngành nghề tạo ra, ta có thể phân nghề nghiệp thành bốn nhóm sau:

a. Nhóm hành chính sự nghiệp: nhóm người này thường làm việc cả ngày, ít vận động, ăn uống không khoa học cộng với tư thế hay ngồi nhiều, dễ dẫn tới còng lưng khiến cho kích thước vòng ngực thường có xu hướng nhỏ đi, phần thân ngắn hơn phần chân, vòng eo, mông có xu hướng lớn với người thường xuyên ngồi trong quá trình làm việc. Những người thuộc nhóm này nhìn vóc dáng bên ngoài thường nhỏ nhắn hơn so với các ngành nghề khác.

b. Công nhân:Kích thước vòng ngực, vòng mông thường lớn hơn tùy vào tính chất công việc. Những công nhân ngồi nhiều sẽ có vòng mông lớn. Do vận động chân tay nhiều làm cho kích thước các vòng cũng có xu hướng phát triển hơn.

c. Những người làm nông:cơ thể thường thô hơn, có phần mông và đùi to.

d. Vận động viên: làm việc cơ bắp nhiều nên cơ bắp to, vai rộng hơn, thân dài hơn so với các nhóm ngành khác.

Thông thường chỉ khi thiết kế các loại trang phục cho từng ngành nghề khác nhau, người ta sẽ quan tâm nhiều tới yếu tố nghề nghiệp để xây dựng một hệ cỡ số riêng nhằm đáp ứng hình dáng cơ thể của ngành nghề đó.

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống cỡ số trang phục (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)