Theo số liệu nghiên cứu của ngành Y và may mặc việc thiết kế trang phục trẻ em có bước phát triển riêng. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ. Nếu chia theo tỷ lệ đầu người thì trẻ em sơ sinh có tỷ lệ 1:4
Do điều kiện phát triển xã hội khác nhau nên có sự phát triển khác nhau về lứa tuổi và giới tính.
Từ 1 7 tuổi: nam và nữ phát triển như nhau.
Từ 13 15 tuổi: nữ phát triển hơn nam (đây là tuổi dậy thì ở nữ) do đó chiều cao nữ > nam
Từ 16 17 tuổi: nam phát triển và cao hơn nữ.
Để đáp ứng những yêu cầu hoàn toàn khác nhau và đa dạng của các lứa tuổi thì hệ thống cỡ số của trẻ em phải phản ánh được các yêu cầu sau:
Phải phản ánh được sự phát triển cơ thể của trẻ em trong mọi lứa tuổi từ sơ sinh đến trưởng thành.
Đòi hỏi hệ thống cỡ số rất đơn giản và số lượng cỡ số ít nhất nhưng phải thỏa mãn hình dáng cơ thể tùy theo lứa tuổi của trẻ vì trẻ em trong cùng một độ tuổi cũng có chiều cao khác nhau. Có hai phương án phân cỡ được đề ra:
Phương án 1: phân loại trẻ em theo sự phát triển đồng nhất với mục đích đạt được HTCS đơn giản (phát triển chiều cao).
Phương án 2: phân cỡ theo lứa tuổi để người sử dụng dễ chọn. Nhưng nhược điểm là trong cùng một lứa tuổi trẻ em có sự cao thấp cũng khác nhau. Do đó phương án 1 là tối ưu hơn cả.
3.4.2 Chọn kích thước chủ đạo và bước nhảy ở trẻ em
Với trẻ em trong một lứa tuổi, sự phát triển cơ thể không giống nhau. Khoảng cách thay đổi chiều cao cơ thể và vòng ngực của trẻ em lớn và nhỏ đều khác nhau. Nếu xác định cùng cỡ theo các nhóm lứa tuổi sẽ xác nhận được bước nhảy với các đặc điểm như nhau. Có nghĩa là số lượng cỡ và hệ thống cỡ số rất phức tạp. Do vậy, không thể phân cỡ theo lứa tuổi mà cần thiết phân theo chiều cao và vòng ngực. Đây cũng chính là hai kích thước chủ đạo trong HTCS quần áo trẻ em.
Vì chu kỳ phát triển của trẻ em không giống nhau nên việc phân cỡ và chọn bước nhảy theo từng năm tuổi cũng có thể khác nhau và không dễ dàng để xác định.
Hướng dẫn cách phân cỡ và các kích thước cần đo cho các lứa tuổi:
Sơ sinh 7 tuổi: phân theo lứa tuổi. Đo 8 thông số kích thước: vòng đầu, ngực, chiều cao, dài tay, dài chân,…
Học sinh phổ thông 6 – 17 tuổi: phân theo giới tính. Trên 7 tuổi: đo 12 kích thước. Với trẻ em nhỏ đến 13 tuổi, bước nhảy vòng ngực 2cm, chiều cao là 6cm. Riêng ở nữ từ 12 –16 chia hai nhóm cỡ theo chiều cao là 146cm và 152cm (do vòng ngực phát triển chậm hơn chiều cao) với 4cm là bước nhảy giữa hai cỡ vòng ngực. Từ 15 – 17 chia hai cỡ theo chiều cao có bước nhảy vòng ngực 4cm.
Lưu ý: Với bước nhảy chiều cao là 6cm, độ dài áo chênh lệch 1 đến 2cm, dài quần 3 đến 4cm. Bước nhảy trong khoảng 2cm khó phân biệt, nhưng trong khoảng 3cm mắt thường dễ nhận thấy. Đối với thiết kế quần không nên chọn bước nhảy giữa các cỡ số > 6cm.
Theo số liệu y học, mỗi năm trẻ em lớn lên 4 5cm. Nên nếu chọn bước nhảy 6cm thì trẻ em có thể mặc từ 1 – 1,5 năm. Trong khi đó sự thay đổi vòng ngực không lớn và trung bình khoảng 1cm, do đó bước nhảy là 2 cm.
Tóm lại, đối với trẻ em bước nhảy cho quần áo mặc thường là 6cm cho chiều cao; 2cm (đối với trẻ sơ sinh – 7 tuổi) và 4cm (đối với trẻ lớn hơn 7 – 15 tuổi) cho vòng ngực.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3
3.1. Nêu tên trình tự các bước công việc cần làm khi tiến hành xây dựng HTCS theo phương pháp NTH?
3.2. Trình bày các yêu cầu của đối tượng nghiên cứu trong xây dựng HTCS quần áo theo phương pháp NTH?
3.3. Có bao nhiêu phương pháp nghiên cứu nhân trắc học? Trình bày cụ thể các phương pháp đó?
3.4. Khi xác định các thông số kích thước cần đo ta cần lưu ý những điều gì?
3.5. Nêu tên các bước công việc khi xây dựng phương pháp đo trực tiếp? Theo em, các bước công việc có ý nghĩa như thế nào?
3.6. Trình bày nguyên tắc và tư thế khi đo ?
3.7. Xác định các mốc đo và xây dựng phương pháp đo một số kích thước cần thiết trong thiết kế quần áo nữ? (Bài tập)
3.9. Trình bày rõ các đặc trưng thống kê cơ bản (M, Min, Max, Me) trong xử lý số liệu xây dựng HTCS theo phương phápphương pháp NTH ? Có thể cho một dãy phân phối thực nghiệm và yêu cầu tính toán, xác định các đặc trưng thống kê cơ bản của dãy phân phối thực nghiệm đó? (Bài tập)
3.10. Em hãy trình bày tầm quan trọng của kích thước chủ đạo ((KTCĐ)) và bước nhảy ((BN)) trong HTCS?
3.11. Các yếu tố cần nắm vững khi lựa chọn kích thước chủ đạo(KTCĐ) và (BN)?
3.12. Sau khi xác định các KTCĐ trong một hệ cỡ số trang phục bất kỳ, để tính toán các kích thước phụ thuộc(kích thước phụ thuộc) (KTPT) trong bảng thông số kích thước (TSKT)) thiết kế, ta cần làm công việc gì?
3.13. Viết phương trình tổng quát hồi quy tuyến tính của KTCĐ và KTPT?
3.14. Hệ cỡ số đồng phục học sinh lớp 5 có hai KTCĐ là chiều cao và vòng ngực. Anh chị hãy viết phương trình hồi quy tuyến tính tổng quát để xác định các kích thước vòng eo và vòng mông?
3.15. Khi xây dựng HTCS trẻ em ta cần lưu ý các đặc điểm gì (KTCĐ, BN, phương án phân cỡ số,…)?
Chương 4
ỨNG DỤNG HỆ THỐNG CỠ SỐ TRONG MAY CÔNG NGHIỆP
Mục tiêu chương 4:
Sau khi học xong chương này, các sinh viên có khả năng:
Hiểu được ý nghĩa của các kiểu ký hiệu cỡ số khác nhau và bảng chuyển đổi size cỡ của các nước.
Biết cách ký hiệu cỡ số trên sản phẩm một cách khoa học.
Tự lựa chọn được sản phẩm phù hợp với kích thước cơ thể. Nội dung chương 4:
4.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG CỠ SỐ
Giống như nhiều hệ thống khác đang tồn tại hiện nay, hệ thống cỡ số của bất cứ quốc gia hay hệ cỡ số của công ty, tổ chức nào đang tồn tại cũng không phải là bất biến theo thời gian, nó luôn thay đổi bởi nhiều yếu tố bên ngoài tác động vào. Những yếu tố chính có thể kể đến như:
4.1.1 Đặc điểm nhân chủng học
Con người trên thế giới có nguồn gốc, lịch sử hình thành, sự phát triển thể chất,… là không giống nhau. Những người thuộc các chủng tộc như Australoid, Mongoloid, Negroid, Europeaid đều có những hình thái bên ngoài cơ thể khác nhau. Mặt khác, chúng ta không thể lấy dữ liệu chung cho toàn bộ các chủng tộc trên thế giới do khoảng cách địa lý, thời gian khảo sát cũng sẽ kéo dài dẫn tới dữ liệu không tin cậy. Chính vì vậy, hệ thống cỡ số thường sẽ được xây dựng riêng cho từng quốc gia ứng với mỗi chủng tộc người khác nhau để đảm bảo phù hợp với hình thái cơ thể cũng như độ tin cậy của hệ thống.
4.1.2 Đặc điểm vùng dân cư
Cơ thể con người ngoài đặc điểm nhân chủng học còn bị thay đổi ít nhiều bởi yếu tố vùng dân cư. Một người khi chuyển tới sống ở một môi trường khác trong khoảng thời gian dài cũng chịu tác động bởi điều kiện địa lý, môi trường thiên nhiên sinh sống như không khí, nước, đi lại ở vùng miền đó. Sự tác động này sẽ thể hiện qua hình dáng bên ngoài của
người sống ở miền vùng núi thường có chiều cao tương đối thấp hơn và kích thước ngang thường lớn hơn so với người sống ở vùng đồng bằng, nhưng nếu họ di chuyển giữa các vùng miền thì qua thời gian sinh sống làm việc ở nơi mới cơ thể họ cũng sẽ có ít nhiều thay đổi. Theo cố giáo sư Nguyễn Quang Quyền và nhiều nhà nghiên cứu khác thì cho rằng: những người chuyển sang sinh sống ở vùng sinh thái mới được ít nhất 5 năm, thì coi như người đó sống ở vùng này và họ có thể được coi như là đối tượng nghiên cứu trong nhiều vấn đề nói chung và trong xây dựng hệ cỡ số nói riêng của vùng miền đó.
4.1.3 Yếu tố nghề nghiệp
Bên cạnh các tác động của môi trường địa lý nơi sinh sống, thì những hoạt động hằng ngày trong quá trình làm việc cũng ảnh hưởng tới đặc điểm cơ thể người. Do đó, khi phân tích xây dựng hệ cỡ số cũng cần phân loại con người theo từng nhóm nghề nghiệp khác nhau, để có thể đáp ứng được các mong muốn cũng như đáp ứng hình thái bên ngoài của từng nhóm đối tượng này. Thông thường, dựa trên đặc điểm hình thái bên ngoài do ngành nghề tạo ra, ta có thể phân nghề nghiệp thành bốn nhóm sau:
a. Nhóm hành chính sự nghiệp: nhóm người này thường làm việc cả ngày, ít vận động, ăn uống không khoa học cộng với tư thế hay ngồi nhiều, dễ dẫn tới còng lưng khiến cho kích thước vòng ngực thường có xu hướng nhỏ đi, phần thân ngắn hơn phần chân, vòng eo, mông có xu hướng lớn với người thường xuyên ngồi trong quá trình làm việc. Những người thuộc nhóm này nhìn vóc dáng bên ngoài thường nhỏ nhắn hơn so với các ngành nghề khác.
b. Công nhân:Kích thước vòng ngực, vòng mông thường lớn hơn tùy vào tính chất công việc. Những công nhân ngồi nhiều sẽ có vòng mông lớn. Do vận động chân tay nhiều làm cho kích thước các vòng cũng có xu hướng phát triển hơn.
c. Những người làm nông:cơ thể thường thô hơn, có phần mông và đùi to.
d. Vận động viên: làm việc cơ bắp nhiều nên cơ bắp to, vai rộng hơn, thân dài hơn so với các nhóm ngành khác.
Thông thường chỉ khi thiết kế các loại trang phục cho từng ngành nghề khác nhau, người ta sẽ quan tâm nhiều tới yếu tố nghề nghiệp để xây dựng một hệ cỡ số riêng nhằm đáp ứng hình dáng cơ thể của ngành nghề đó.
4.1.4 Yếu tố thời gian
Như đã trình bày trong nội dung chương hai, hình thái cơ thể người thay đổi theo từng giai đoạn, thời kỳ phát triển khác nhau từ lúc sinh ra tới khi chết đi. Chính vì vậy các hệ thống cỡ số xây dựng phải thể hiện rõ đặc điểm hình thái cơ thể người ở mỗi thời kỳ tương ứng và phù hợp với tốc độ thay đổi các thông số kích thước của nam và nữ. Thông thường một hệ thống cỡ số được xây dựng và sử dụng trong khoảng từ 8 đến 10 năm đối với người lớn vì cơ thể người lớn không có sự thay đổi hình dáng kích thước nhiều, nhưng với sự thay đổi nhanh chóng ở trẻ em thì hệ thống cỡ số thường được xây dựng và sử dụng trong vòng 5 đến 6 năm.
Bên cạnh sự thay đổi hình thái ở một người qua từng giai đoạn phát triển, thì hình thái cơ thể người cùng độ tuổi ở những khoảng thời gian khác nhau thì cũng sẽ khác nhau. Ví dụ các kích thước chủ đạo đối với nam và nữ từ năm 1967 - 1975 của Liên Xô cũng thay đổi, vòng ngực tăng lên 2,5cm, chiều cao tăng 1cm, vòng bụng tăng 3cm đối với nam, giảm 1,5cm đối với nữ. Ở Việt Nam, theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2010 cho thấy sự thay đổi chiều cao với nhóm trẻ
dưới 1 tuổi đã tăng thêm 1,4cm (trẻ trai) và 1,8cm (trẻ gái), ở tuổi lên 3 chiều cao trung bình cũng tăng thêm hơn 2cm so với 10 năm trước, chiều cao người trưởng thành ở nam và nữ hiện đã đạt bình quân 164,4cm và 153,4cm, cao thêm 4cm sau 35 năm. Ngoài ra, chiều cao đạt được hiện nay đã đến sớm hơn so với trước đây - ở độ tuổi 20-24 cho cả nam và nữ thanh niên (năm 2000 chiều cao đạt được cao nhất trong độ tuổi từ 26- 29). Người thành thị cao hơn người nông thôn, người có mức sống khá cũng đạt chiều cao tốt hơn. Ở nhóm 50-60 tuổi ở Việt Nam thừa cân, béo phì đang có xu hướng tăng lên.
Sự thay đổi tầm vóc, kích thước cơ thể người qua thời gian phụ thuộc vào chu kỳ phát triển của xã hội. Sự thay đổi này hoàn toàn ảnh hưởng tương quan đến các kích thước chủ đạo và các kích thước khác, nên việc xây dựng lại các hệ thống cỡ số qua từng chu kỳ phát triển của kinh tế, xã hội là cần thiết.
4.2 HỆ THỐNG CỠ SỐ MỞ RỘNG
4.2.1 Kích thước chủ đạo của một số hệ thống cỡ số mở rộng (quần áo lót, tất, quần áo bơi, mũ, găng tay, giày,…) áo lót, tất, quần áo bơi, mũ, găng tay, giày,…)
Căn cứ vào yêu cầu của quần áo, người ta chọn các kích thước chủ đạo sao cho phù hợp sản phẩm để xây dựng hệ cỡ số cho từng sản phẩm.
- Trang phục quần áo nói chung ta có các kích thước chủ đạo tương ứng sau:
+ Nam : chiều cao, vòng ngực, vòng bụng.
+ Nữ : chiều cao, vòng ngực, vòng eo, vòng mông. + Trẻ em : chiều cao, vòng ngực.
- Đối với áo sơ mi có kích thước chủ đạo là: vòng cổ (nam), vòng ngực (nữ).
- Đối với quần có kích thước chủ đạo là: vòng bụng.
- Đối với giày kích thước chủ đạo là chiều dài bàn chân (mm) hoặc rộng bàn chân (mm).
- Đối với mũ kích thước chủ đạo là vòng đầu (tính theo hệ mét), - Đối với găng tay: chiều dài bàn tay là kích thước chủ đạo đo từ đường lằn tay đến ngón dài nhất của tay (ngón giữa). Bước nhảy là 1cm.
- Đối với áo bơi có kích thước chủ đạo là: vòng bụng (nam), vòng ngực và vòng mông (nữ),,…
- Đối với áo lót nữ có kích thước chủ đạo là: vòng chân ngực. Ví dụ:
- Đối với giày: kích thước chủ đạo là chiều dài bàn chân hoặc độ rộng bàn chân.
Hình 4.1 Hướng dẫn đo dài
và rộng bàn chân
Bảng 4.1 Bảng size giày theo hai kích thước chủ đạo
là chiều dài và ngang bàn chân
Size 36 37 38 39 40 41 42 43 44 Chiều dài (cm) 22.5 23 23.5 24.5 25 25.5 26 27 27.5 Chiều ngang (cm) 8.5 8.5-9 9 9.5 9.5-10 10 10-10.5 10.5 10.5-11 Rộng Dài
- Đối với mũ: vòng đầu là kích thước chủ đạo.
Bảng 4.2 Bảng size nón bảo hiểm Andes
Size cm XS 53 – 54 S 55 – 56 M 57 – 58 L 59 – 60 XL 61 – 62
Hình 4.2 Hướng dẫn cách đo vòng đầu XXL 63 – 64
- Đối với găng tay: có kích thước chủ đạo là vòng tay hoặc bề ngang bàn tay.
Bảng 4.3 Bảng size găng tay xe mô tô
Size Vòng tay (cm) Bề ngang (cm)
M 18 – 19 < 8.5
L 20 – 21 < 9.5
XL 22 – 23 < 10.5
Hình 4.3 Hướng dẫn đo
vòng tay/rộng bàn tay
4.2.2 Hệ thống cỡ số đối với các loại vật liệu
- Đối với vải dệt thoi: không co giãn, có nhiều cỡ số cho một loại sản phẩm may mặc.
- Đối với vải dệt kim: số lượng cỡ số phụ thuộc vào độ co giãn của vải. Số lượng cỡ số của vải dệt kim luôn ít hơn vải dệt thoi.
đối với hệ cỡ số của vải dệt kim lớn hơn vải dệt thoi. Thông thường ghép hai cỡ số liên tiếp của cỡ số dệt thoi làm một cỡ số cho vải dệt kim.
Ví dụ:
Hệ cỡ số quần áo nam vải dệt thoi
S M L XL
Chiều cao 158 164 170 176
Vòng ngực 82 88 92 96
Vòng bụng 72 78 84 90
Hệ cỡ số quần áo nam vải dệt kim
S M L
Chiều cao 160 166 172
Vòng ngực 84 90 96
Vòng mông 74 80 86
4.2.3 Hệ thống cỡ số đối với các dạng cơ thể
a. Dựa trên độ chênh lệch kích thước vòng ngực - vòng bụng (nam), vòng mông – vòng ngực (nữ) Hệ số ecart: e = 0.5 (vòng mông – vòng ngực của nữ)