Quản trị tiền mặt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn luân chuyển tại công ty cổ phần vinatex đà nẵng (Trang 28 - 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.3.1.Quản trị tiền mặt

Tiền mặt có hai dạng: tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Doanh nghiệp luôn phải duy trì một mức tiền mặt nhất định để trả lương, mua nguyên vật liệu, mua tài sản cố định, nộp thuế, trả nợ… Tuy nhiên, bản thân tiền mặt không có khả năng sinh lời. Vì thế, mục tiêu của quản trị tiền mặt là giảm thiểu lượng tiền mặt nắm giữ trên cơ sở cực đại tính hữu dụng của nó.[1],[2],[3],[6],[7]

a. Các lý do phi nm gi tin mt

Các công ty phải nắm giữ tiền mặt vì các nguyên nhân sau:

Thực hiện các giao dịch: nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch hằng ngày như

chi trả tiền mặt, mua bán hàng, tiền lương, thuế, cổ tức…trong quá trình hoạt

Đầu cơ: Một số tài khoản tiền mặt có thể giúp cho công ty thu lợi nhờ

các hợp đồng mua bán với chi phí thấp. Quỹ này được gọi là tài khoản đầu cơ.Ngày nay, các công ty thường dựa vào khả năng vay mượn dự trữ và danh mục chứng khoán khả nhượng hơn là tiền mặt đểđầu cơ.

Dự phòng: nhằm duy trì khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu khi có những biến cố bất ngờ xảy ra ảnh hưởng hoạt động thu chi bình thường của công ty, chẳng hạn do ảnh hưởng của yếu tố thời vụ khiến công ty phải chi tiêu nhiều cho việc mua hàng dự trữ trong khi tiền thu bán hàng chưa thu hồi kịp.

Ba hoạt động này có quan hệ mật thiết với nhau và nếu chúng ta dự đoán tốt thì các khoản giao dịch sẽ tăng lên, các khoản cất trữ dự phòng sẽ giảm, phần đầu cơ sẽ mạnh dạn hơn. Nếu khả năng nhượng bán của các chứng khoán nhanh thì phần cất trữ và tiền giao dịch sẽ ít đi.

b. Các k thut qun tr tin mt

Mục tiêu của quản trị tiền mặt là tối đa hóa thời gian khả dụng của tiền mặt. Quản trị tiền mặt hiệu quả bao gồm quản trị riêng rẽ dòng nhập quỹ và dòng xuất quỹ, bao gồm: [3, tr.320-327]

Đồng bộ hóa dòng tiền mặt:

Các công ty thông qua việc nâng cao chất lượng dự đoán và sắp xếp các hoạt động để các hóa đơn thanh toán gắn đúng với nhu cầu tiền mặt, công ty có thể duy trì các tài khoản giao dịch ở mức thấp nhất. Việc đồng bộ hóa dòng ngân quỹ đảm bảo tiền mặt khi cần thiết và vì thế giúp công ty giảm tối thiểu tài khoản tiền mặt, giảm nợ ngân hàng, giảm chi phí vay và do đó tăng lợi nhuận.

Kéo giãn thời gian thanh toán các khoản nợ phải trả.

Giảm thời gian kiểm tra hóa đơn: Trên thực tế doanh nghiệp phải mất một khoản thời gian dài để thực hiện các hoạt động kiểm tra ngân phiếu và sử

Kỹ thuật vốn trôi nổi:Doanh nghiệp cần phải dự đoán một cách chính xác thời hạn trung chuyển của quá trình thanh toán và thời hạn trung chuyển của quá trình thu hồi nợ để có thể tận dụng tối đa vốn trôi nổi.

Đẩy nhanh tốc độ thu tiền: Các nhà quản trị tài chính tìm các phương thức thu hồi nợ nhanh từ khi các giao dịch tín dụng bắt đầu có hiệu lực.

Kiểm soát quá trình thanh toán: Kế hoạch hóa và tập trung hóa quá trình thanh toán.

Công ty thường trả hóa đơn đúng hạn, việc thanh toán trước sẽ làm giảm số dư tiền mặt bình quân vì nếu thanh toán chậm sẽ ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm của công ty hoặc mất đi cơ hội nhận chiết khấu tiền mặt.

Tập trung việc thanh toán từ các tài khoản chi tiêu được duy trì ở ngân hàng trung tâm giúp giảm thiểu lượng tiền mặt nhàn rỗi mà công ty giữ ở các văn phòng khu vực và ở các tài khoản ngân hàng chi nhánh.

Một số công ty thiết lập hệ thống số dư bằng không vì khoản tiền mặt chính xác được chuyển vào đó hằng ngày để trang trải các khoản chi tiêu, làm cho tài khoản chỉ có số dư bằng không vào cuối ngày.

Sử dụng hối phiếu: Hối phiếu được chuyển đến ngân hàng của các doanh nghiệp để thu nợ, ngân hàng trình hối phiếu này cho doanh nghiệp duyệt trước khi thực hiện thủ tục thanh toán. Một khi hối phiếu được trình, doanh nghiệp phải ngay lập tức gửi khoản tiền cần thiết để thanh toán.

Cực đại hóa vốn trôi nổi chuyển séc: Doanh nghiệp thanh toán cho các nhà cung cấp từ các tài khoản đặt ở các vị trí rất xa các nhà cung cấp. Séc

được phát hành từ tài khoản xa khách hàng nhất, do đó có thể tối đa hóa vốn trôi nổi chuyển khoản.

c. Hoch định nhu cu tin mt

Mục tiêu của quản trị tiền mặt là tối đa hóa thời gian khả dụng của tiền mặt. Có hai phương pháp để hoạch định nhu cầu tiền mặt (dựa vào báo cáo

lưu chuyển tiền tệ).[1,tr.383-388],[6, tr.10-61]

Phương pháp trc tiếp: ước tính hóa đơn thu và chi tin

Bằng cách sử dụng phương pháp này, công ty ước tính tổng tiền mặt thu vào và chi ra của các khoản mục chính (tức là tập hợp khoản phải thu, vay mới, tiền lương, mua sắm hàng tồn kho,…).

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chứng từ về thu và chi của công ty được yêu cầu để phân loại bằng các dòng ngân quỹ từ hoạt động kinh doanh, hoạt

động đầu tư và các hoạt động tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân sách tiền mặt, kết quả từ việc sử dụng phương pháp này là bảng dự

trù của các yêu cầu tiền mặt để hoạt động kinh doanh trong giai đoạn lập kế

hoạch tiếp theo. Nó cho phép việc quản lý để lên kế hoạch cho nhu cầu tiền mặt cho các giai đoạn và kết hợp các nhu cầu đó với kinh phí hoạt động được tạo ra để xác định nhu cầu cho tài trợ bên ngoài.

Phương pháp trực tiếp thường hữu ích cho kế hoạch tiền mặt ngắn hạn (dưới một năm). Phương pháp này có vẻ chặt chẽ về hoạt động tiền mặt, do

đó có ích cho việc theo dõi tiền mặt có sẵn.

Phương pháp gián tiếp: điu chnh thu thp ròng

Xuất phát điểm cho phương pháp này được lên kế hoạch thu nhập ròng

được điều chỉnh cho các giao dịch không bằng tiền (ví dụ, khấu hao, trả góp, thuế thu nhập hoãn lại,…) và những thay đổi trong vốn luân chuyển, kết quả

tiền mặt được tạo ra từ các hoạt động. Thay đổi được tạo ra bởi các hoạt động

đầu tư và tài chính được tính toán để xác định số dư tiền mặt dự đoán.

Phương pháp điều chỉnh thu nhập ròng được sử dụng phổ biến nhất trong các báo cáo hàng năm của công ty và ưa chuộng trong các tổ chức tài chính có lợi thế của việc đối chiếu dự báo báo cáo thu nhập để dự báo dòng ngân quỹ. Mặc dù nó không thể hiện bức tranh toàn cảnh của hoạt động tiền mặt, nhưng kết quả cuối cùng thể hiện số dư tiền mặt thực tế.Phương pháp này thường

hữu ích hơn cho mục đích dự báo dòng vốn dài hạn, nhưng ít hữu ích cho việc dự báo tiền mặt ngắn hạn.

d. Xác định nhu cu tn tr tin mt ti ưu

Mô hình tối ưu hóa tiền mặt thực chất là sự cân bằng giữa tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn. Các loại chứng khoán giữ vai trò bước đệm cho tiền mặt vì doanh nghiệp có thể đầu tư tiền mặt vào chứng khoán có tính thanh toán cao, khi cần thiết cũng có thể chuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách nhanh chóng.[2, tr.143-146]

Có hai mô hình thường được dùng để xác định mức tồn trữ tiền mặt tối

ưu:

- Mô hình tồn trữ tiền mặt tối ưu EOQ - Mô hình Baumol:

William Baumol là người đầu tiên đưa ra mô hình quyết định số dư tiền mặt kết hợp giữa chi phí cơ hội và chi phí giao dịch.Mô hình này được ứng dụng nhằm thiết lập số dư tiền mặt tối ưu.

Gọi:

T: Tổng nhu cầu tiền mặt cần thiết trong một năm

F: Chi phí cố định phát sinh để có được tiền mặt, chi phí cố định này không thay đổi theo quy mô tiền mặt cần có.

K: chi phí cơ hội do giữ tiền mặt trong kỳ.

Nếu ta gọi C mức tiền mặt cần có mỗi lần giao dịch. Y1: Chi phí cơ hội do giữ tiền mặt

Y2: Chi phí giao dịch để có được tiền mặt Và Y: Tổng chi phí do lưu giữ tiền mặt Y K C Y C T F Y K C 2 T C F

Muốn tìm cực trị của hàm Y ta tính đạo hàm bậc nhất và cho đạo hàm bằng không sẽđược kết quả:

C 2T FK

Mô hình Baumol được xây dựng trên cơ sở một số giảđịnh sau đây: Công ty áp dụng tỷ lệ bù đắp tiền mặt không đổi.

Không có số thu tiền mặt trong kỳ hoạch định. Không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn Dòng tiền tệ rời rạc chứ không phải liên tục

Những giả định này không đúng trên thực tế nên làm hạn chế mô hình Baumol nhưng dù sao mô hình này cũng có sự đóng góp quan trọng trong lý thuyết quản trị tiền mặt.

- Mô hình quản lý tiền mặt Miller-Orr (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khác với Baumol, Merton Miller và Daniel Orr phát triển mô hình số dư

tiền mặt với luồng thu và chi biến động ngẫu nhiên hàng ngày. Mô hình Miller-Orr liên quan đến cả luồng thu (inflows) và luồng chi (outflows) tiền mặt và giả định luồng tiền mặt ròng (luồng thu trừ luồng chi) có phân phối chuẩn. Luồng tiền tệ ròng hàng ngày có thể ở mức kỳ vọng, ở mức cao nhất hoặc ở mức thấp nhất. Tuy nhiên chúng ta giả định luồng tiền mặt ròng bằng 0, tức là luồng thu đủ bù đắp luồng chi.

Có 3 khái niệm trong mô hình này: giới hạn trên (H), giới hạn dưới (L) và số dư tiền mặt mục tiêu (Z). Ban quản trị công ty thiết lập H căn cứ vào chi phi cơ hội giữ tiền và L căn cứ vào mức độ rủi ro do thiếu tiền mặt. Công ty cho phép số dư tiền mặt biến động ngẫu nhiên trong phạm vi giới hạn và nếu như số dư tiền mặt vẫn nằm trong mức giữa giới hạn trên và giới hạn dưới thì công ty không cần thiết thực hiện giao dịch mua hay bán chứng khóan ngắn hạn.

Khi số dư tiền mặt đụng giới hạn trên (tại điểm X) thì công ty sẽ mua H- Z đồng chứng khóan ngắn hạn để giảm số dư tiền mặt trở về Z. Ngược lại, khi số dư tiền mặt giảm đụng giới hạn dưới (tại điểm Y) thì công ty sẽ bán Z-L

đồng chứng khốn ngắn hạn để gia tăng số dư tiền mặt lên đến Z.

Giống như mô hình Baumol, mô hình Miller-Orr phụ thuộc vào chi phí giao dịch và chi phí cơ hội.

F: Chi phí cố định phát sinh để có được tiền mặt, chi phí cố định này không thay đổi theo quy mô lượng tiền mặt cần có.

K: Chi phí cơ hội do nắm giữ tiền mặt trong kỳ. L: Mức tồn quỹ tiền mặt thấp nhất.

σ2: Phương sai của dòng tiền mặt ròng hàng ngày (dòng tiền vào trừ đi dòng tiền ra hàng ngày). H*: Mức tiền mặt ở giới hạn trên. Mô hình Miller-Orr là: L K F Z =3 + 2 4 3 * σ L Z H* = 3 *−2

Mức tiền mặt trung bình theo mô hình Miller-Orr là: 3 4 average L Z C = −

Mô hình Miller-Orr có thể ứng dụng để thiết lập số dư tiền mặt tối ưu. Tuy nhiên, để sử dụng mô hình này cần lưu ý:

Thiết lập giới hạn dưới cho số dư tiền mặt. Giới hạn này liên quan đến mức độ an toàn chi tiêu do ban quản lý quyết định.

Ước lượng độ lệch chuẩn của dòng tiền mặt thu chi hàng ngày. Quyết định mức lãi suất để xác định chi phí giao dịch hàng ngày.

Ước lượng chi phí giao dịch liên quan đến việc mua bán chứng khoán ngắn hạn.

e. Chính sách tài chính trong qun tr tin mt

Các chính sách tài chính trong quản trị tiền mặt được xây dựng căn cứ

vào kết quả của dòng ngân quỹ. Nếu dòng ngân quỹ dương, nhà quản trị phải tìm cơ hội đầu tư ngắn hạn để sinh lời. Nếu dòng ngân quỹ ròng âm, nhà quản trị phải thu xếp một nguồn tiền ngắn hạn để tài trợ tạm thời cho khoản thiếu hụt đó.

Huy động vốn ngắn hạn cho nhu cầu tiền mặt: các nguồn huy động vốn ngắn hạn rất đa dạng, nhà quản trị cần phân tích so sánh giữa chi phí đi vay, thời hạn vay và ưu điểm của các nguồn vay đểđưa ra quyết định đúng đắn.

Đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi: đầu tư với danh mục như thế nào, lượng tiền bao nhiêu, thời gian bao lâu phải là quyết định cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, đảm bảo tính thanh khoản va tương thích với dự báo ngân quỹ của công ty.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn luân chuyển tại công ty cổ phần vinatex đà nẵng (Trang 28 - 35)