Đánh giá môi trường kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn luân chuyển tại công ty cổ phần vinatex đà nẵng (Trang 92 - 95)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.1.1. Đánh giá môi trường kinh doanh của công ty

a. Môi trường ngành dt may

- Cơ hội

Kinh tế thế giới sẽ sáng hơn và tăng trưởng. Các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ cũng được dự báo mức tăng trưởng GDP sẽ cao hơn; EU sẽ thoát khỏi suy thoái và hy vọng sẽ có sự tăng trưởng; Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn sẽ

duy trì mức tăng trưởng. Điều đó đem lại hy vọng, kể cả khi chưa có những thỏa thuận thương mại mới với những điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may thì vẫn có thể tăng trưởng.Dự báo đến năm 2025, quy mô ngành dệt may toàn cầu đạt 2.110 tỷ USD. Chi tiêu dệt may bình quân đầu người thế giới năm 2012 đạt 153 USD, dự báo đến năm 2025, mức chi tiêu này sẽ tăng lên 247 USD. Thương mại dệt may toàn cầu được dự báo sẽ tăng từ 708 tỷ USD năm 2014 lên 1.700 tỷ USD năm 2025 với tốc độ tăng trưởng 6.5%/năm. Sự sụt giảm thị phần Trung Quốc trong tổng thương mại dệt may toàn cầu sẽ tạo cơ

hội cho các quốc gia sản xuất khác. Theo báo cáo “The global sourcing map” tháng 10/2014 của McKinsey, Bangladesh và Việt Nam sẽ là 2 điểm đến đầu tiên của sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc.

Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP): 90% các loại thuế xuất, nhập khẩu giữa các nước thành viên (đang áp dụng trước ngày 1-1-2006) sẽ được cắt giảm bằng 0%, trong đó có các sản phẩm của ngành Dệt may. Ngành Dệt may có thể phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu

vào thị trường các nước tham gia hiệp định, đặc biệt là thị trường Mỹ. Vì hiện nay, Mỹ đang áp thuế 17,5% đối với hàng dệt may Việt Nam, và xuất khẩu vào Mỹ đã chiếm tới 50% toàn bộ sản lượng xuất khẩu của ngành. Do vậy, khi TPP được ký kết và có hiệu lực sẽ là cơ hội tốt để ngành dệt may Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ và một số thị trường lớn khác như EU là thị trường còn rất nhiều cơ hội mở rộng thị phần cho ngành dệt may Việt Nam bởi EU là khối liên tục mở rộng… Hiện Việt Nam là nước

đứng thứ 5 trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng Dệt may. Tốc

độ tăng trưởng dệt may trong giai đoạn 2009-2014 đạt 14,5%/năm đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độtăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may nhanh nhất thế giới.

- Thách thức:

Ngành dệt may nước ta vẫn chưa mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu do chủ yếu sản xuất xuất khẩu gia công theo phương thức CMT. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp phụ trợ vẫn chưa phát triển là một trong những thách thức lớn trong việc khai thác những lợi ích từ

các Hiệp định thương mại tự do như TPP, FTA EU-Việt Nam được kỳ vọng sẽ thông qua trong thời gian tới.Hiện tại, nhà cung cấp chủ yếu cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là các công ty tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan.Thực trạng trên cho thấy, ngành Dệt may Việt Nam đang phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, không chủđộng nguồn hàng.

Mặc dù chính sách của Chính phủ khuyến khích đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ nhưng các địa phương có xu hướng không thu hút đầu tư vào các ngành dệt nhuộm vì vấn đề môi trường. Khó khăn của ngành Dệt may hiện nay là cả công nghệ và thiết bị cho khâu nhuộm vải hầu như bằng không, vì thiết bị và công nghệ đều phải nhập khẩu, trong nước chưa sản xuất được.

Bức tranh toàn cảnh của ngành Dệt may hiện nay là gần 4.000 cơ sở chỉ thực hiện khâu cuối là cắt - may và hoàn thiện (CM).

Ngành dệt may của Trung Quốc hiện đứng đầu thế giới về mọi chỉ số và luôn cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam ở nhiều thị trường lớn trên thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc cũng là nước có nguồn nhân công giá rẻ

không kém Việt Nam.

Lao động biến động thường xuyên với tỉ lệ cao làm cho công tác sản xuất thiếu tính ổn định. Các chính sách về thuế, lao động, tiền lương … thay

đổi thường xuyên làm tăng chi phí của doanh nghiệp.

Chi phí đầu vào tăng cao (điện, xăng dầu, than, vận chuyển …) làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp may mặc ngày càng diễn ra gay gắt.Các doanh nghiệp FDI tạo ra sự cạnh tranh đáng kể với các doanh nghiệp trong nước vềđơn hàng, nguyên liệu đầu vào, lao động,…

b. Các yếu t khác

- Về tỉ giá hối đoái: Dự báo tỉ giá đồng USD sẽ tăng lên. Với việc Mỹ dự

kiến sẽ điều hành thắt chặt chính sách tiền tệ bằng công cụ lãi suất trong tháng 6/2015 có thể gây ra áp lực nhất định lên tỷ giá hối đoái đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Từ đầu tháng 3/2015 tỷ giá VND/USD bất ngờ

tăng. Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là điều chỉnh tỷgiá tối đa 2% trong năm 2015, tuy nhiên điều này khá khó khăn do giá đồng USD đang mạnh lên.

Đầu vào nguyên phụ liệu của hầu hết các doanh nghiệp dệt may ở nước ta nhập khẩu khoảng trên 70% từ nước ngoài, việc tỉ giá đồng USD tăng lên là một rào cản lớn.

- Lãi suất ngân hàng: Trong năm 2014, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 7-9%/năm đối với ngắn hạn và 9,5-11%/năm đối với trung và dài hạn. Trong năm 2015 lãi suất dự báo sẽ ổn định và có xu hướng giảm nhẹ. Theo định

hướng mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đưa ra tại Chỉ thị số 01 ngày 27/1/2015 là toàn hệ thống phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn thêm từ 1%/năm đến 1,5%/năm trong năm 2015, đạt mức dưới 10%/năm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn luân chuyển tại công ty cổ phần vinatex đà nẵng (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)