6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
2.2.3. Hoạt động quản trị khoản phải thu
a. Theo dõi khoản mục khoản phải thu của công ty
- Về cơ cấu khoản phải thu
Bảng 2.7. Cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn
(ĐVT: triệu đồng)
CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Phải thu khách hàng 69,742 31,832 32,455 35,698 61,815 58,388 Trả trước cho người
bán 702 1,043 2,961 2,551 1,394 2,459 Các khoản phải thu khác 685 386 500 1,452 1,145 2,415 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -799 -1978 -1975 -2,848 -3,383 -2,715 Tổng các khoản phải thu 70,339 31,282 33,941 36,853 60,971 60,547 Phải thu khách hàng/ Tổng các khoản phải thu 0.99 1.02 0.96 0.97 1.01 0.96 Kỳ thu tiền bình quân 65.53 48.09 32.33 32.36 34.93 48.67 Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Trong các khoản phải thu ngắn hạn, thì khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ
trọng cao nhất, nhìn chung chiếm trên 70% tổng khoản phải thu ngắn hạn. Tỷ
lệ khoản phải thu khách hàng trên tổng khoản phải thu ngắn hạn không thay
đổi nhiều qua các năm. Khoản trả trước người bán chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng khoản phải thu ngắn hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ này đang có chiều hướng tăng so với trước đây.
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi có xu hướng tăng liên tục, so với năm 2009 thì năm 2013 đã tăng hơn 323% và có giảm trong năm 2014. Nợ
xấu tăng tức là công ty có thể mất một lượng vốn nhất định.
Hình 2.18. Cơ cấu khoản mục khoản phải thu
Như vậy hầu hết các khoản phải thu có xu hướng tăng lên. Công ty cần chú trọng hơn nữa việc đốc thúc khách hàng trả nợ.Thu hẹp được vốn ở khâu này sẽ hạn chế vốn luân chuyển bịứđộng giúp công ty rút ngắn thời gian luân chuyển của đồng vốn.
- Phân tích tình hình phải thu khách hàng.
Thời hạn tín dụng hiện tại của công ty áp dụng cho hầu hết các khách hàng là từ 15 ngày với hầu hết các khách hàng truyền thống là doanh nghiệp nước ngoài và 30 ngày đối với các doanh nghiệp trong nước, chỉ riêng đối với khách hàng Perry Ellis là thời hạn tín dụng 45 ngày. Tức là sau khi bán hàng trung bình khoảng 30 ngày thì công ty thu được tiền.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1 2 3 4 5 6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi Các khoản phải thu khác
Trả trước cho người bán
Phải thu khách hàng
Bảng 2.8. Phân tích tình hình phải thu khách hàng CHỈ TIÊU ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Phải thu khách hàng Triệu đồng 69,742 31,832 32,455 35,698 61,815 58,388 Doanh thu hoạt động kinh doanh Triệu đồng 346,147 385,696 368,376 399,716 511,666 455,682 Tỷ lệ phải thu khách hàng/Doanh thu Lần 0.20 0.08 0.09 0.09 0.12 0.13 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 65.53 48.09 32.33 32.36 34.93 48.67
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của công ty)
Kỳ thu tiền bình quân năm 2009 là 65.53 ngày, đến năm 2014 thông số
này giảm là 48.67 ngày. Tỉ lệ khoản phải thu khách hàng trên doanh thu của công ty cũng giảm 8.7% từ năm 2009 đến 2014.
Tuy nhiên, nếu so sánh với thời hạn tín dụng của công ty thì kỳ thu tiền bình quân như vậy là khá cao, chứng tỏ có một số khách hàng của công ty thường xuyên thanh toán trễ hạn. Khi công ty Vinatex đang trong tình trạng thiếu vốn hoạt động như hiện nay thì việc các khoản phải thu cao làm cho công ty phải tìm kiếm thêm nguồn tài trợ.
Công ty đã chú trọng hơn việc đốc thúc khách hàng trả nợ thể hiện ở giai
đoạn từ năm 2011 đến 2013 tình hình thu nợ được cải thiện nhưng nợ quá hạn lại tăng lại vào năm 2014. Như vậy, công ty đã đạt đuợc những hiệu quả nhất
định trong công tác quản trị các khoản phải thu nhưng chưa giữđược hiệu quả
lâu dài.
b. Nội dung công tác quản trị khoản phải thu
- Tiêu chuẩn tín dụng
đơn hàng gia công may mặc với các đối tác trong nước và quốc tế nên các hợp động có giá trị lớn, thường các khách hàng của công ty là các khách hàng truyền thống. Công ty cho phép hầu hết các khách hàng được hưởng tín dụng.Riêng đối với các khách hàng mới với đơn hàng nhỏ sẽ yêu cầu thanh toán trước khi nhận hàng.
- Thời hạn tín dụng
Công ty hiện đang sản xuất các đơn hàng theo hình thức gia công CM (Cut – Make), CMPT (Cut – Make – Pack – Transit) và OEM(Original Equipment Manufacturing) /FOB (Free On Board).
CM: theo phương thức này, khách hàng cung cấp cho công ty toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm bao gồm nguyên liệu, vận chuyển, mẫu thiết kế
và các yêu cầu cụ thể; công ty chỉ thực hiện việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm. Gia công CM được thực hiện với các khách hàng trong nước, thường là các đơn hàng từ các công ty dệt may khác cùng ngành và được hưởng thời hạn tín dụng không quá 30 ngày.
CMPT: phương thức gia công này gần giống với CM nhưng khách hàng không cung cấp toàn bộ nguyên phụ liệu mà công ty phải mua chỉ may, phụ
liệu đóng gói và chịu chi phí vận chuyển, xuất nhập khẩu. Đối với các đối tác mà Vinatex Đà Nẵng nhận gia công theo hình thức này được hưởng thời hạn tín dụng không quá 15 ngày. Vì đây thường là các doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam nhưng thanh toán cũng là từ công ty mẹ, các khoản thanh toán từ nước ngoài công ty luôn thận trọng nên thời hạn phải trả luôn luôn ngắn. Và hình thức này Vinatex cũng mới phát triển các khách hàng mới, rủi ro cao nên thời hạn tín dụng thấp hơn gia công trong nước.
OEM/FOB: Vinatex đang thực hiện hình thức gia công này tại hai nhà máy Thanh Sơn và Dung Quất. Công ty sẽ thu mua nguyên liệu đầu vào từ
này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải chịu trách nhiệm về tài chính để
thu mua và vận chuyển nguyên liệu. Vì vậy, thời hạn tín dụng không quá 15 ngày.Chỉ riêng đối với khách hàng Perry Ellis là khách hàng truyền thống và là khách hàng lớn của công ty nên thời hạn tín dụng là 45 ngày. Do tính chất thanh toán của khách hàng này đối với các chứng từ phải thông qua bên thứ
ba kiểm duyệt nên thời gian cho thanh toán lâu hơn khách hàng khác. - Chiết khấu nhờ trả sớm
Công ty chưa áp dụng chính sách chiết khấu đối với các khoản nợ thanh toán trước hay đúng hạn.
- Chính sách thu hồi nợ
Trong quá trình thu nợ công ty thực hiện công tác thu nợ như sau:
Bảng 2.9. Quá trình thu nợ của công ty Thời hạn Hành động cần thiết 1-10 ngày sau khi hết hạn Gửi mail hối thúc khách hàng trả nợ và gọi điện thoại nhắc nhở. 15-30 ngày sau khi hết hạn
Sau khi đã gửi mail hối thúc nhiều lần trước đây mà vẫn không có tín hiệu là đòi được nợ sẽ gửi văn bản hối thúc khách hàng trả nợ, thường là gửi mail trực tiếp cho người đứng đầu, chịu trách nhiệm cao nhất trong đơn hàng.
30 ngày- 45 ngày sau khi hết hạn
Liên tục gọi điện thoại, báo mail, có thể là gọi điện thoại cho người đứng đầu doanh nghiệp đối tác hoặcđến gặp trực tiếp.
90 ngày sau khi hết hạn
Gửi công văn đòi nợ cho khách hàng, thông báo với khách hàng là có thể đòi nợ bằng luật pháp.
180 ngày sau khi hết hạn
Công ty sẽ xem đây là khách hàng xấu và có mức tín nhiệm thấp.
Hàng tuần công ty thực hiện đối chiếu công nợ đối với từng đơn hàng, hợp đồng gia công. Xác định công nợ rõ ràng, khách hàng còn phải thanh toán cho công ty bao nhiêu, công ty còn phải xuất hóa đơn bao nhiêu. Ngoài ra, còn phải xem xét công ty còn nợ đối tác bao nhiêu từ đó chủ động trong việc xác định công nợ phải thu và công nợ phải trả mà có kế hoạch tài chính trong thời gian tới.
c. Đánh giá về công tác quản trị khoản phải thu tại công ty
Ưu điểm
- Các khoản nợ phải thu lớn, Tổng giám đốc có thể trực tiếp quyết định mà không cần thông qua hội đồng quản trị từ đó công tác thu hồi nợ của công ty được thực hiện nhanh chóng, kịp thời.
- Đối chiếu công nợ tại công ty được thực hiện liên tục để cập nhật các khoản phải thu mới và có chính sách đòi nợ kịp thời đối với nợ quá hạn
Tồn tại
- Công việc theo dõi và quản lý nợ còn mang màu sắc kinh nghiệm, thiếu bài bản, cho nên hiệu quả thấp.
- Các khoản phải thu của công ty có trong và ngoài nước, nên việc thu hồi nợ của công ty có khả năng chậm.
- Công ty chưa chưa có bộ phận chuyên trách để đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng, phân tích uy tín khách hàng, cho nên công ty thường thụ động trong việc kiểm soát thanh toán, phụ thuộc rất lớn vào thiện chí thanh toán của khách hàng đối với khách hàng mới và uy tín khách hàng
đã hợp tác trước đây. Rủi ro không thể thu hồi nợ rất cao.