6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
2.2.5. Tình hình sử dụng các nguồn tài trợ ngắn hạn
- Cơ cấu nợ ngắn hạn Bảng 2.12. Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty giai đoạn 2009 đến 2014 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Vay và nợ ngắn hạn 78.80% 68.10% 64.70% 62.19% 68.38% 80.53% Phải trả người bán 17.38% 13.30% 18.49% 19.98% 10.53% 5.16% Người mua trả tiền trước 0.38% 7.48% 2.52% 0.32% 9.86% 0.01% Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 0.45% 0.23% 0.56% 2.25% 0.58% 1.58% Phải trả người lao động 0.00% 5.85% 9.50% 5.87% 5.11% 8.55% Chi phí phải trả 0.31% 0.65% 0.64% 2.89% 2.09% 1.08% Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 2.58% 4.31% 3.56% 6.66% 3.36% 3.04% Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0.10% 0.08% 0.03% -0.16% 0.09% 0.05%
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của công ty)
Khoản mục chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nợ ngắn hạn là Vay và nợ
ngắn hạn, chiếm trên 60%, năm 2014 tăng lên đến 80%.Khoản phải trả người lao động chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng nợ ngắn hạn (dưới 10%).
Vinatex có mối quan hệ dài hạn với các ngân hàng và công ty cũng có uy tín trong ngành, luôn thanh toán các khoản nợ đúng kì hạn nên các khoản vay ngắn hạn của công ty là vay không bảo đảm. Vinatex sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn từ nhiều ngân hàng thương mại để phục vụ cho nhu cầu đầu tư vào khoản phải thu và hàng tồn kho của công ty cũng như hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Điều này thể hiện thực tế công ty đang theo đuổi chính sách tấn công. Chính sách này có rủi ro cao.
Trong vốn vay ngắn hạn thì nợ vay tại ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội (MB Bank) là chủ yếu, trên 50% tổng vay và nợ ngắn hạn. Ngoài ngân hàng Quân Đội, công ty còn vay tại nhiều ngân hàng khác như Ngân hàng Indovina, Ngân hàng PG Bank, Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế
Việt Nam…
Quy trình thực hiện của Vinatex:
Vào cuối năm kế toán, tháng 12 hàng năm, phòng kế toán tiến hành lên các kế hoạch tài trợ cho năm sau.Đến đầu tháng 1 năm sau thì hoàn thành xin xét duyệt và trình lên ngân hàng cho vay.
Quy trình lên các kế hoạch nguồn vốn đó chỉ là quy trình thu thập số liệu dự đoán cho năm sau và được sắp xếp tính toán sau đó nhằm cho ra các kế
hoạch vay vốn hết sức đơn giản.
Phòng kế toán tổng hợp thông tin dự báo doanh số cho kỳ kế toán tiếp theo của phòng kinh doanh làm cơ sở hoạch định ngân sách. Dựa trên cơ sở
số liệu của năm cũ, phân tích tình hình kinh tế năm tiếp theo và các yếu tố
khác như năng lực sản xuất, các đơn đặt hàng đã có, số lượng các khách hàng quan hệ lâu dài ổn định, các khách hàng đang tiến hành thương lượng,… Phòng kinh doanh đưa ra doanh số bán dự báo cho năm sau, và con số dự báo trong năm sau chỉ đơn giản là sẽ tăng bao nhiêu phần trăm so với năm trước.
Đồng thời đánh giá chung về khả năng thanh toán của các khách hàng, vì đa số là các khách hàng cũ của công ty, để dự báo khoản phải thu của công ty. Dự báo doanh số được thông qua bởi Tổnggiám đốc sẽ được chuyển qua phòng kế toán.
b. Tín dụng thương mại
Công ty có nguồn tài trợ tự phát sinh là tín dụng thương mại.Công ty thanh toán cho nhà cung cấp sau 15 hoặc 30 ngày nhận được hàng.Đa số các nhà cung cấp trong nước hoặc nhà cung cấp nước ngoài có văn phòng đại diện
tại Việt Nam áp dụng chính sách thanh toán sau này.Như vậy công ty có thể
tận dụng nguồn tài trợ ngắn hạn mà không mất thêm chi phí.
Hình 2.21. Kỳ thanh toán bình quân của công ty
Khoản nợ phải trả của công ty chủ yếu bao gồm nợ mua các nguyên phụ
liệu từ các nhà cung cấp trong nước.Khoản phải trả người bán chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn.Xu hướng khoản phải trả người bán trong tổng tài sản ngắn hạn đang giảm từ năm 2012 đến 2014.