Yếu tố phương diện học hỏi và phát triể n

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng phương pháp tính thẻ điểm cân bằng ( BALANCED SCORECARD) trong đánh giá thành quả hoạt động tại trường cao đẳng công nghiệp tuy hòa (Trang 60 - 64)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.3.4. Yếu tố phương diện học hỏi và phát triể n

a. Thc trng v ngun nhân lc, h thng thông tin trong nhà trường

Hàng năm, nhà trường thường xuyên xem xét và cử giáo viên theo học các trình độ cao hơn: thạc sĩ, tiến sĩ; trường cũng luôn tạo điều kiện để giáo viên, cán bộ công nhân viên có cơ hội học tập, nghiên cứu thông qua việc liên kết với các tổ chức giáo dục có uy tín để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho CBCNV nhà trường như: các khóa học kỹ năng mềm, nghiệp vụ sư phạm, tin học, ngoại ngữ,… bên cạnh đó còn có các lớp bồi dưỡng quản lý phòng, khoa

để nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý tại các bộ phận.(Phụ lục 03)

•Về hệ thống thông tin

Việc thực hiện chế độ báo cáo, thông tin, hội họp,… được thực hiện nghiêm túc theo các quy định tại quy chế làm việc của trường. Theo đó, hàng tuần các đơn vị báo cáo công tác tuần đã thực hiện; phòng đào tạo chịu trách nhiệm tổng hợp và báo cáo tổng kết công tác năm học; phòng tổ chức – hành chính tổng hợp và báo cáo thống kê cơ sở; các báo cáo chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng nhiệm vụ của các đơn vị theo yêu cầu của cấp trên. Các trường hợp đột xuất, có sự cố thuộc trách nhiệm của đơn vị nào thì phải báo cáo nhanh, trực tiếp cho hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ trách lĩnh vực.

Trưởng các đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về hoạt động của nhà trường theo quy định. Các thông tin, văn bản hành chính, biểu mẫu được công khai trên trang web của trường, khoa phải chính xác và được cập nhật thường xuyên, theo đúng quy định.(Phụ lục số 4)

Hiện trường đang thực hiện việc trao đổi và cung cấp thông tin qua mạng nội bộ và qua các địa chỉ email được đăng ký. Mọi báo cáo, bảng biểu đều thực hiện việc báo cáo qua email. Để giúp công việc quản lý đào tạo cũng như

học tập của HSSV được tốt hơn, từ năm 2009 trường bắt đầu triển khai mạng máy tính nội bộ, liên kết các thông tin bao gồm thông tin SV nhập học, nghỉ

học, kết quả học tập, đăng ký thời khóa biểu học tập, và quản lý các thông tin khác. Điều này cũng giúp các thông tin được liên tục, không để xảy ra tình

trạng sinh viên đã nghỉ học nhưng vẫn còn trên danh sách lớp, và nợ học phí.

•Về hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

Nhà trường đã sử dụng các giáo viên có trình độ và kinh nghiệm biên soạn chương trình, giáo trình các môn học lưu hành nội bộ cho tất cả các ngành nghề đào tạo. Nhà trường có quan hệ mật thiết với nhiều công ty, doanh nghiệp sản xuất. Hàng năm học sinh, sinh viên của trường đến thực tập tại đây từ 01 đến 04 tháng. Thông qua đó, nhà trường luôn bám sát yêu cầu của thực tiễn sản xuất đểđổi mới, bổ sung nội dung chương trình đào tạo theo phương châm dạy những gì mà khu vực sử dụng lao động đang đòi hỏi.(Phụ

lục số 5)

Năm 2008 trường hợp tác với tập đoàn IOI Education Group (Australia)

để giảng dạy tiếng Anh cho giáo viên trong trường , kết quả đã nâng cấp tiếng Anh trong toàn trường, một số giáo viên có năng lực chuẩn bị tốt cho việc học tập sau đại học ở nước ngoài và trong nước. Trong những năm 2008-2010 nhà trường hợp tác với tổ chức tình nguyện Quốc tế GVN (Global Volunteer Network) tiếp nhận nhiều tình nguyện viên từ các nước đến hổ trợ cho nhà trường trong việc giảng dạy tiếng Anh và các chuyên môn khác, giúp cho giáo viên tiếp cận được phương pháp giảng dạy tiên tiến và chương trình giảng dạy một số ngành chuyên môn. Nhà trường hợp tác đào tạo với trường đại học Kun Minh Trung Quốc, mỗi năm trường gửi đào tạo từ 3-5 nghiên cứu sinh tiến sĩ. Ngoài ra trường còn hợp tác với TAFE (Australia) xây dựng chương trình đào tạo nghề Quốc tế.

Trong nước, từ năm 1998, nhà trường đã liên kết với nhiều trường đại học để tổ chức các lớp đại học và sau đại học đặt tại địa điểm của trường: trường Đại học Thủy sản Nha Trang (nay là trường đại học Nha Trang), Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Khoa học Huế,

độ của trường đã được các trường liên kết đồng ý và mời tham gia giảng dạy. Thông qua hình thức liên kết đào tạo, các cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường thực sự tiến bộ. Cán bộ quản lý học tập được phong cách và phương pháp quản lý của các trường đại học, giáo viên của trường tìm hiểu chương trình, nội dung đào tạo và đặc biệt là phương pháp giáo dục đại học.

b. Đánh giá thành qu hot động ca nhà trường v nhân lc, h

thng thông tin

•Về nguồn nhân lực

Để có được nguồn nhân lực chất lượng, nhà trường đưa ra quy chế đánh giá từ khâu tuyển dụng: giáo viên phải trải qua 3 vòng thi trước khi được tuyển vào trường, sau đó là 12 tháng thử việc với 12 tiết giảng. Sau khi được tuyển dụng, hàng năm, nhà trường đều tổ chức thanh tra kiểm tra chất lượng giáo viên thông qua các buổi dự giờ đột xuất, hội thi giáo viên dạy giỏi, hội thi tay nghề,… bên cạnh đó là các cuộc họp chuyên môn, nhận xét đánh giá cán bộ giáo viên vào cuối học kỳ và cuối năm học.

Các chỉ tiêu được đưa ra bình xét thường là: đảm bảo hoạt động chuyên môn, các môn học giảng dạy, kết quả đạt được trong năm học,… Các chỉ tiêu

được đưa ra mang tính chủ quan, rập khuôn máy móc, khó phát huy sức sáng tạo của giáo viên, do đó khó giữ được người giỏi. Các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực ở phương diện nghiên cứu khoa học, đóng góp cho nhà trường chưa

được nghiên cứu xây dựng.

•Về hệ thống thông tin

Nhà trường ban hành quy định về việc sử dụng văn bản điện tử, theo đó các văn bản hành chính trong phụ vụ đào tạo, quản lý được tạo ra, gửi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử thay cho việc in ấn. Tuy nhiên đối với những văn bản tuyệt mật, tối mật, mật thì không áp dụng việc sử dụng văn bản điện tử để trao đổi thông tin. Nhà trường chưa xây dựng chỉ tiêu nào để đánh giá kết quả hoạt động của phương diện này.

•Về hoạt động NCKH và hợp tác quốc tế

Mỗi khoa có hội đồng đánh giá các đề tài nghiên cứu cấp khoa, tất cả các

đề tài nghiên cứu khoa học sẽđược thông qua khoa định kỳ hàng quý. Đối với

đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường sẽ được nhà trường thành lập một hội

đồng đánh giá và nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học định kỳ hàng năm, dựa trên quy chế nghiên cứu khoa học của cán bộ, CNV để đánh giá đề tài khoa học và ghi nhận thành tích cho cán bộ giáo viên, CNV. Phiếu đánh giá nghiệm thu đề tài bao gồm các nội dung: tính ứng dụng khả thi của đề tài, mức độđầy đủ của nội dung đề tài, tính chính xác của số liệu trong đề tài…

Các chỉ tiêu đánh giá về hoạt động NCKH của HSSV chưa được xây dựng nên chưa có khả năng thúc đẩy HSSV tham gia NCKH. Các chỉ tiêu

đánh giá kết quả NCKH của giáo viên chưa được đầu tư nghiên cứu cho phù hợp với tình hình thực tế, mục tiêu hoạt động NCKH nên chưa thúc đẩy được giáo viên tham gia NCKH, nhiều NCKH được xét duyệt hàng năm nhưng mang tính lý thuyết, thiếu tính ứng dụng thực tiễn, nặng về hình thức, thiếu nhân lực thực hiện...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng phương pháp tính thẻ điểm cân bằng ( BALANCED SCORECARD) trong đánh giá thành quả hoạt động tại trường cao đẳng công nghiệp tuy hòa (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)