7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
2.3. THỰC TRẠNG VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HOÀ
2.3.1. Yếu tố tài chính
a. Tình hình tài chính của trường
Trường Cao đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa với sứ mệnh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển bền vững xã hội, đang thực hiện kế
hoạch trở thành trường Đại học Công Nghiệp Tuy Hòa trong thời gian gần nhất. Do đó, toàn bộ các mục tiêu và kế hoạch tài chính của Nhà trường hiện
đang hướng về việc tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng việc dạy và học, nâng cao trình độ giáo viên để phù hợp với tiêu chuẩn.
Ngay từ khi được giao quyền tự chủ về tài chính theo tinh thần Nghị Định 43, trường đã tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và hàng năm thực hiện việc cập nhật, sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với tình hình thực tế. Đồng thời, trường cũng tiến hành công khai tài chính hàng năm.
•Về nguồn thu:
Kinh phí hoạt động thường xuyên do Nhà nước cấp: ổn định hàng năm cho hoạt động sự nghiệp của trường theo chỉ tiêu đào tạo. Đây là một nguồn thu chính của trường. Trên thực tế, nguồn thu từ ngân sách cấp không đủ nên nhà trường phải thường xuyên sử dụng các nguồn thu sự nghiệp và dịch vụ
khác để bù đắp.
Kinh phí không thường xuyên: nguồn này được hình thành từ học phí của sinh viên khối không chính quy, các lớp đào tạo liên kết, các lớp ngắn hạn… Nhà trường được tự chủ nguồn này để bổ sung nguồn kinh phí thường xuyên do NSNN cấp, hiện nay, nguồn này đang có xu hướng tăng lên và trở
thành nguồn thu chính của trường.
Kinh phí chương trình mục tiêu và dự án: được NSNN cấp dựa trên những dự án đã được các cơ quan chủ quản của nhà trường phê duyệt. Tuy
nhiên, đang trong quá trình đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất nên nguồn thu này luôn luôn thâm hụt.
Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản: đây là nguồn do NSNN cấp và không
ổn định hàng năm, nếu dùng không hết thì phải nộp lại cho NSNN. Hiện tại, nhà trường không được cấp nguồn này.
Tổng hợp tình hình tài chính trong năm 2014 của trường CĐCNTH
được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 1 Bảng 2.1. Tổng hợp tình hình thu chi kinh phí trong năm 2014
(Đvt: triệu đồng)
Số
TT Nguồn kinh phí Số thu Số chi Cân đối thu -
chi
1. Kinh phí Bộ cấp cho hoạt động
đào tạo
17.620 17.620
2. Các khoản bổ sung kinh phí đào tạo
24.869 22.628 2.241
3. Kinh phí xây dựng cơ bản 5.000 7.241 (2.241) 4. Kinh phí thu hoạt động liên kết,
dịch vụ
1.701 541 1.160
Cộng cân đối 49.190 48.030 1.160
Nguồn: Báo cáo công khai tài chính của trường CĐCNTH năm 2014
•Về các khoản chi:
Nhà trường hạch toán các khoản chi theo mục lục ngân sách Nhà nước. Tất cả các khoản chi và mức chi đều tuân theo quy chế chi tiêu nội bộ dựa trên những quy định của Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và đào tạo và các bộ
ngành liên quan. Chi tiết tình hình chi trong năm 2014 của trường CĐCNTH
được tóm tắt trong bảng 2.2:
2Bảng 2.2. Các khoản chi tài chính năm 2014
(Đvt: triệu đồng)
STT Các khoản chi Số tiền
1. Chi xây dựng cơ bản 7.241
2. Chi hoạt động đào tạo, trong đó: − Chi hoạt động thường xuyên
− Chi hoạt động không thường xuyên
40.248 34.928 5.320
Nguồn: Báo cáo công khai tài chính của trường CĐCNTH năm 2014
b. Đánh giá thực trạng hoạt động của trường về phương diện tài chính
•Thước đo thứ nhất:
Sử dụng tỷ lệ thu chi trong báo cáo công khai tài chính cuối năm đểđánh giá mức độ hoàn thành việc giải ngân kinh phí của nhà trường. Thước đo này
đánh giá được mức độ giải ngân kinh phí đúng hạn, đúng dự toán đã lập, tuy nhiên không đánh giá được mức độ hiệu quả của các dự án, chương trình
được nhà trường đầu tư.
•Thước đo thứ hai:
Sử dụng chỉ tiêu mức lương bình quân đầu người/tháng trong năm để đánh giá mức độ đảm bảo đời sống cán bộ, công nhân viên. Tuy nhiên, thước
đo này không đảm bảo chính xác do có tính cào bằng giữa các đối tượng, không thể so sánh giữa các năm do hệ số lương cơ bản thay đổi theo quy định của Nhà nước. Các cán bộ quản lý đồng thời đảm nhiệm vai trò của giáo viên có hệ số lương cao, kéo theo mức lương trung bình cũng tăng. Từ năm 2012, nhà trường không tính riêng các khoản thu nhập tăng thêm cho giáo viên mà tính tất cả vào lương khiến số lương thực lãnh tăng lên so với các năm từ
2011 trở về trước. Các khoản phụ cấp làm thêm ngoài giờ không thể hiện sự
thay đổi mức sống của nhân viên, ngược lại cho thấy mức độ công việc tăng cao mà cán bộ nhân viên phải đảm nhiệm thêm. Các khoản thu nhập tăng
thêm cũng không đáng kể so với mức lạm phát cao. So sánh thu nhập bình quân/tháng của giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ năm 2014/2013 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3 Bảng 2.3. Thu nhập bình quân/tháng của giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ năm 2014/2013 (Đvt: đồng) STT Nhóm công chức Bình quân năm 2012 Bình quân năm 2013 Bình quân 2014 Chênh lệch 1 Giáo viên 4.478.409 6.090.651 6.111.017 Tăng 101% 2 Cán bộ quản lý 5.800.870 6.774.974 6.943.248 Tăng 103% 3 Phục vụ 2.868.352 3.041.354 3.510.961 Tăng 115% 4 Thu nhập bình quân 4.382.544 5.302.326 5.540.986
Nguồn: Báo cáo công khai tài chính của trường CĐCNTH năm 2014, 2013
•Thước đo thứ ba:
Sử dụng chỉ tiêu chênh lệch thu chi và tổng chênh lệch thu chi để đánh giá khả năng sinh lời của từng hoạt động, từ đó định hướng phát triển cho các hoạt động. Với tình hình hiện tại, ngân sách Nhà nước cấp không đủ trang trải chi phí cho các hoạt động thường xuyên thì chênh lệch thu chi của các hoạt
động này có ý nghĩa rất lớn trong việc bổ sung kinh phí hoạt động. Tuy nhiên, do chênh lệch thu chi chịu ảnh hưởng của việc giải ngân ngân sách đã được cấp, các kế hoạch xây dựng từ các năm trước và các khoản vay để đầu tư cơ
sở hạ tầng nên từ năm 2011 đã không còn phản ánh kịp thời, chính xác tình hình thực tế của nhà trường, dẫn đến việc nhà quản lý không thể ra quyết định kịp thời.
Nhìn chung, các thước đo tài chính đang được nhà trường sử dụng không có khả năng cung cấp thông tin kịp thời, chi tiết, không có tính định hướng
cho việc ra quyết định của ban quản lý nhà trường. Các thước đo tài chính hiện tại chỉ mang tính tham khảo, không đánh giá được hiệu quả hoạt động của các khoản chi.
2.3.2. Yếu tố khách hàng
a. Về tình hình khách hàng của trường
Với sứ mệnh và tầm nhìn chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, hệ thống giá trị cơ bản lấy người học làm trung tâm, trường Cao đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa nhìn nhận đối tượng khách hàng chính là các học sinh, sinh viên đang theo học tại trường. Do đó, tình hình khách hàng hiện tại cũng chính là tình hình người học và đầu vào thu hút học sinh sinh viên của trường.
Đầu vào của nhà trường chịu tác động chính của việc tăng giảm số lượng chỉ tiêu đào tạo và số hồ sơ dự thi thu nhận được. Việc tăng giảm số lượng chỉ
tiêu đào tạo sẽảnh hưởng trực tiếp đến nguồn kinh phí thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp, tuy nhiên, hiện tại số lượng chỉ tiêu của nhà trường thường xuyên không đạt. Số lượng hồ sơ đăng ký dự thi cao nhưng số lượng học sinh sinh viên đủ điểm sàn đầu vào thấp, dẫn đến số lượng học sinh sinh viên nhập học thấp.
b. Đánh giá thành quả hoạt động của nhà trường về phương diện khách hàng
- Số lượng sinh viên nhập học và số lượng HSSV tốt nghiệp hàng năm: số lượng học sinh, sinh viên (HSSV) nhập học là chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút HSSV của nhà trường. Thể hiện chất lượng của công tác truyền thông, giới thiệu và tự quảng bá hình ảnh của nhà trường đến HSSV, đồng thời cũng thể hiện chất lượng của HSSV sau khi ra trường, có được việc làm đã gián tiếp quảng bá hình ảnh cho nhà trường. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan như: quy định thắt chặt đầu vào tuyển sinh liên thông từ bậc Cao đẳng lên
Đại học, giảm số lượng tuyển sinh các ngành kinh tế, hạn chế mở mới các ngành kinh tế, tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp cao… mà số lượng HSSV nhập học ngày càng giảm sút nên con số này cũng chưa thể hiện đúng và đủ
về tình hình khách hàng của nhà trường, không có sự so sánh giữa các năm, các khối ngành, không đưa ra được giải pháp cho nhà trường trong cách tuyển sinh, thu hút người học, không thể hiện được khối ngành mũi nhọn.
Số lượng HSSV đạt học bổng, tốt nghiệp loại khá, giỏi hàng năm: do chịu tác động của đặc thù từng khoa, từng môn học, các chỉ tiêu thi đua nên kết quả xếp loại, học bổng và điểm số chưa thể hiện được chất lượng chung của các ngành học, kết quả đào tạo của người học. Điểm số của các môn, các khối ngành chịu tác động chủ quan của giáo viên môn học, quá trình thi cử
của HSSV nên không thể hiện được chất lượng đầu ra/đầu vào của người học theo từng năm, từng khối ngành.
Kết luận về mức độ hài lòng của HSSV đối với công tác giảng dạy và
đào tạo của nhà trường: nhà trường đã tiến hành các cuộc khảo sát ở nhiều quy mô khác nhau để đánh giá hiệu quả hoạt động trong công tác dạy và học,
đánh giá mức độ hài lòng của người học. Hiện nay, nhà trường đang tiến hành phát phiếu phỏng vấn lấy ý kiến HSSV mới tốt nghiệp và cựu HSSV để đánh giá mức độ hài lòng của HSSV, mức độđáp ứng công việc và tỷ lệ nhận được việc làm của HSSV. Do đó, số liệu cuối cùng tổng hợp chưa có được. Đồng thời, định kỳ phòng Đào tạo đều tổ chức lấy ý kiến đánh giá của HSSV đối với các giáo viên tham gia Hội giảng giáo viên dạy giỏi, và thường thu về được mức độ hài lòng của HSSV đối với giáo viên cao. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát còn giới hạn phạm vi và nội dung do giới hạn về mục tiêu nên chưa
đánh giá đầy đủ được các hoạt động liên quan đến người học theo nhà trường mong muốn. Bảng câu hỏi nhằm tránh tình trạng công khai thông tin, để
giáo viên tham gia Hội giảng được khảo sát thông qua 1 lớp học, lớp được lựa chọn mang tính ngẫu nhiên, không khảo sát toàn bộ các lớp do giáo viên tham gia giảng dạy nên không tổng hợp được toàn diện thông tin. HSSV được khảo sát có hạn chế về thời lượng tham gia môn học, khả năng tiếp thu môn học nên mức độđánh giá chỉ mang tính tham khảo.
2.3.3. Yếu tố quy trình hoạt động nội bộ
a. Tình hình đào tạo của nhà trường
•Về chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo của nhà trường thực hiện theo chương trình khung trước đây do Bộ ban hành và có cập nhật, thay đổi cho phù hợp. Trường thực hiện nghiêm việc quản lý quá trình đào tạo, chú trọng giáo dục toàn diện nên chất lượng đào tạo nhất là tay nghề của học sinh luôn được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong và ngoài ngành đánh giá cao.Chương trình đào tạo thực hiện theo hệ tín chỉ đối với bậc cao đẳng và cao đẳng liên thông, đào tạo theo niên chế đối với hệ trung cấp. Quy định về xây dựng chương trình đào tạo và
đề cương chi tiết các học phần cụ thể rõ ràng trong quy định về hệ thống đào tạo của trường. Chương trình đào tạo được xây dựng linh hoạt để HSSV có thể học tập, nghiên cứu.
Chương trình đào tạo được hiệu trưởng ban hành và thực hiện, mỗi ngành có chương trình từ 90 đến 96 tín chỉđối với các khóa cao đẳng 3 năm; 60 tín chỉ đối với cao đẳng 2 năm; 54 tín chỉ đối với cao đẳng liên thông 1,5 năm. Các học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ và được bố trí giảng dạy, phân bổ hợp lý cho một học kỳ. Giáo viên hướng dẫn HSSV phải đăng ký học phần cho học kỳ mới vào cuối của học kỳ này hoặc trong tuần đầu tiên của học kỳ mới.
•Về quy trình tuyển sinh
sinh và tích cực giới thiệu hình ảnh về trường, thực hiện kế hoạch tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp và phát tờ rơi hiệu quả, phát huy vai trò của tất cả
cán bộ, công nhân viên toàn trường trong công tác tuyển sinh. Đẩy mạnh công tác giới thiệu việc làm, liên kết đào tạo và liên kết với các doanh nghiệp để
tăng đầu ra việc làm cho HSSV.
•Về phương pháp giảng dạy
Hàng năm trường tiến hành tổ chức các buổi hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đạo tạo của trường. Các giáo viên, CB CNV đều đưa ra các sáng kiến đổi mới để có được phương pháp giảng dạy tốt nhất.
Tùy theo chương trình đào tạo và tùy theo các học phần, phương pháp giảng dạy tại trường được thực hiện gồm các phương pháp như: thuyết trình, giảng giải, phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành,…
•Về đánh giá sinh viên: đạo đức – học lực
Việc đánh giá kết quả học tập của HSSV được tính dựa trên điểm số
trung bình của các học phần trong học kỳ đó (học kỳ chính) với trọng số tín chỉ tương ứng với từng học phần, được đánh giá theo thang điểm 10, dựa vào kết quả học tập để xét học bổng cho học kỳ.
Nhận thức được ngoài việc tham gia học tập là chính, thì HSSV cần phải tham gia các hoạt động khác nhằm rèn luyện đạo đức, tư tưởng và tăng sự
năng động. Vì thế ngoài các tiêu chuẩn đánh giá về kết quả học tập, nhà trường cũng đưa vào quy chế HSSV các tiêu chuẩn đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV, thông qua việc ghi nhận các hoạt động mà SV tham gia để từ đó có thể đánh giá SV một cách hoàn chỉnh.
b. Đánh giá thành quả hoạt động của nhà trường về quy trình hoạt
động nội bộ
Chương trình đào tạo sau khi được xây dựng theo từng ngành sẽ tiến hành đánh giá mức độ phù hợp của chương trình tại Hội đồng khoa học của trường, và tiến hành triển khai đào tạo theo khung chương trình đã xây dựng. Hàng năm, các tổ bộ môn, các khoa tiến hành rà soát lại chương trình để kiểm tra, bổ sung thêm học phần hoặc loại bỏ học phần không cần thiết để tăng mức độ linh hoạt của chương trình và giúp HSSV có thể cập nhận được kiến thức mới phù hợp với xu thế của đất nước. Việc đánh giá chương trình đào tạo phù hợp hoặc không phù hợp căn cứ vào các chỉ tiêu như: thời gian đào tạo, mục tiêu đào tạo, nội dung học phần, tỷ lệ lý thuyết và thực hành…
Chương trình đào tạo được xây dựng thiếu tính phản biện do đặc thù về
chuyên ngành của các thành viên trong hội đồng, thiếu sự khảo sát mức độ
phù hợp với người học, thiếu sự thay đổi cập nhật do chưa được khảo sát thông tin người học đối với toàn ngành học. Một số môn học khi được xây dựng còn thiếu nhân lực giảng dạy, buộc phải thuê ngoài do quá trình xây dựng chương trình đào tạo thiếu tính định hướng, thiếu sự liên kết với yếu tố
học hỏi và phát triển của nhân lực trong đơn vị.
•Về kết quả công tác tuyển sinh
Sau khi có kết quả tuyển sinh và nhập học, Ban tuyển sinh và phòng công tác tuyển sinh – giới thiệu việc làm tiến hành đánh giá công tác tuyển sinh về các chỉ tiêu như: công tác chuẩn bị tuyển sinh, công tác tư vấn tuyển