NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT THUẾ TNDN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại cục thuế thành phố đà nẵng (Trang 26)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT THUẾ TNDN

1.3.1. Khái niệm kiểm soát thuế và vai trò của kiểm soát thuế

a. Khái niệm kiểm soát thuế

T ế nào là ểm soát?

K ểm soát là hoạt động bao gồm các hoạt động giám sát quá trình thực

hiện, so sánh với các tiêu chuẩn và chọn ra cách thức đúng. Bản chất cơ bản của kiểm soát còn đƣợc hiểu rõ hơn trong các giai đoạn chủ yếu của toàn bộ quá trình quản lý từ việc lập kế hoạch và xây dựng các mục tiêu có liên quan. Để đảm bảo các hoạt động, hành động mong muốn và ngăn ngừa những hành động không mong muốn thì kiểm soát là một chức năng không thể thiếu. Kiểm soát không thể tồn tại nếu không có các mục tiêu. Chức năng kiểm soát tồn tại nhƣ một “khâu” độc lập của quá trình quản lý nhƣng đồng thời lại là một bộ phận chủ yếu của quá trình đó, chức năng này đƣợc thể hiện khác

Tóm lại, kiểm soát đƣợc hiểu là tổng hợp những phƣơng pháp để nắm bắt và điều hành đối tƣợng quản lý. Với ý nghĩa đó, kiểm soát có thể hiểu theo nhiều cách: Cấp trên kiểm soát cấp dƣới thông qua chính sách hoặc các biện pháp cụ thể; Đơn vị này kiểm soát đơn vị khác thông qua những chi phối đáng kể về quyền sở hữu và lợi ích tƣơng ứng; Nội bộ đơn vị kiểm soát lẫn nhau thông qua quy chế và các thủ tục quản lý đã định sẵn.

K á n ệm về ểm soát t uế

Kiểm soát thuế là một chức năng quản lý của Nhà nƣớc trong lĩnh vực thuế. Đó là việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các luật thuế và các quy trình QLT do TCT ban hành nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời tiền thuế vào NSNN; đồng thời qua đó đề cao ý thức tự giác chấp hành chính sách, pháp luật về thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế. Trên cơ sở đó từng bƣớc hoàn thiện, cải tiến quy trình QLT, phân công, phân nhiệm rõ ràng, chuẩn hóa công tác QLT nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy QLT và chất lƣợng làm việc của cán bộ thuế.

b. Vai trò của kiểm soát thuế TNDN

Kiểm soát thuế TNDN là một trong những chức năng, nhiệm vụ của CQT theo quy định của Luật QLT. Kiểm soát thuế TNDN đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, với sự thay đổi phƣơng thức can thiệp của nhà nƣớc vào hoạt động kinh tế. Vai trò của kiểm soát thuế TNDN đƣợc thể hiện nhƣ sau:

- Kiểm soát thuế TNDN để đảm bảo nguồn thu đúng, thu đủ và kịp thời số thuế phải nộp vào NSNN. Các tổ chức, DN thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu NSNN. Cũng nhƣ pháp luật nói chung, pháp luật thuế có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mục đích chủ yếu và quan trọng nhất của sự điều chỉnh quan hệ pháp luật thu - nộp thuế là nhằm

tạo lập quỹ ngân sách Nhà nƣớc.

- Kiểm soát thuế TNDN giúp nhà nƣớc thực hiện các công cụ điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Ngoài việc huy động nguồn thu cho NSNN, pháp luật thuế còn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Thông qua các quy định của pháp luật về kiểm tra thuế, Nhà nƣớc tác động đến các quan hệ tiêu dùng của xã hội.

- Kiểm soát thuế TNDN khi nhà nƣớc thực hiện chính sách bảo hộ, khuyến khích sản xuất trong nƣớc và khuyến khích xuất khẩu, pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có các quy định khuyến khích hoặc hạn chế việc xuất, nhập khẩu đối với một số hàng hóa. Thông qua pháp luật thuế, Nhà nƣớc có tác động tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở tận dụng, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực của đất nƣớc trong việc điều chỉnh cung - cầu và cơ cấu kinh tế.

- Kiểm soát thuế TNDN là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. Hệ thống pháp luật thuế đƣợc áp dụng thống nhất chung cho các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cƣ nhằm đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi thể nhân và pháp nhân.

Tóm lại, thông qua việc kiểm soát thuế TNDN, nhà nƣớc tác động tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển trên cơ sở sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, tài sản quốc gia, góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Từ vai trò của thuế cho thấy, kiểm soát thuế TNDN là cần thiết, quan trọng để quản lý nhà nƣớc nói chung, quản lý thuế nói riêng. Để kiểm soát đƣợc ngƣời nộp thuế trong việc tuân thủ pháp luật thuế, cơ quan thuế cần có hệ thống pháp lý, quy trình nghiệp vụ bắt buộc chung áp dụng trên toàn ngành thuế nhằm đảm bảo cho ngƣời nộp thuế thực hiện.

Hoạt động kiểm soát thuế TNDN của CQT đƣợc mô tả nhƣ Hình 1.1

Hình 1.1: Mô hình kiểm soát thuế TNDN

1.3.2. Đặ điểm kiểm soát thuế TNDN

- Kiểm soát thuế TNDN có nội dung rộng, bao gồm cả kiểm soát từ bên ngoài DN nhƣ kiểm soát doanh thu, chi phí, thu nhập trong và ngoài nƣớc; kiểm soát từ giai đoạn đầu tƣ xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị đến sản xuất tiêu thụ hàng hóa dịch vụ.

- Kiểm soát thuế TNDN không những kiểm soát tuân thủ theo Luật QLT và các Luật thuế mà còn kiểm soát tuân thủ các Luật khác nhƣ Luật doanh nghiệp, Luật lao động, chính sách ƣu đãi của Chính phủ.

- Kiểm soát thuế TNDN mang tính chất ngoại kiểm. Chủ thể thực hiện kiểm soát thuế TNDN bao gồm CQT các cấp, ngoài ra còn có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng của nhà nƣớc nhƣ: Kiểm toán nhà nƣớc, Thanh tra nhà nƣớc, Công an ...

1.3.3. Quy trình quản lý thuế làm nền tảng cho quy trình kiểm soát thuế

Thực hiện kiểm soát thuế theo Quy trình quản lý thuế bao gồm đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, thanh tra, kiểm tra và xử lý về thuế, quản lý nợ và cƣỡng chế thuế, xử lý vi phạm hành chính. Việc kiểm soát thuế TNDN phải tuân theo quy trình quản lý thuế. Quy trình đó đƣợc thể hiện bằng sơ đồ 1.2 nhƣ sau:

Căn cứ pháp lý:

- Luật Quản lý thuế, các luật thuế và văn bản hƣớng dẫn.

- Quy trình Thanh, kiểm tra thuế

CƠ QUAN THUẾ

Kiểm soát tuân thủ Luật Quản lý thuế và các Luật thuế của NNT

Hình 1.2: Sơ đồ mối quan hệ công việc của Quy trình quản lý thuế Trình tự quy trình quản lý thuế như sau:

(1) NNT đăng ký thuế, nhận thông báo về cấp MST từ cơ quan cấp giấy phép (2) CQT phối hợp với cơ quan cấp giấy phép (Sở kế hoạch và đầu tƣ hoặc UBND) cấp MST cho NNT

(3) NNT nộp hồ sơ kê khai thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế cho CQT để kiểm tra, kiểm soát theo quy định

(4) NNT nộp thuế theo kê khai hoặc theo thông báo của CQT

(5) Kho bạc chuyển chứng từ nộp thuế của NNT về CQT để kiểm tra, đối chiếu (hiện nay một bộ DN đã thực hiện nộp tiền thuế điện tử)

(6) CQT thanh tra, kiểm tra đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế hoàn thuế, miễn giảm thuế, quản lý nợ thuế... theo quy trình.

1.4. NỘI DUNG KIỂM SOÁT THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DN KINH DOANH BĐS TẠI CƠ QUAN THUẾ DOANH BĐS TẠI CƠ QUAN THUẾ

1.4.1. Mục tiêu của kiểm soát thuế TNDN tại CQT

Thứ nhất, kiểm soát thuế TNDN giúp CQT quản lý đƣợc nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời vào NSNN. Thứ hai, nâng cao ý thức chấp hành

Thứ ba, phòng ngừa, ngăn chặn; phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi

phạm, các hình thức gian lận về thuế. Thứ tư, phát hiện những kẽ hở, những quy định về các sắc thuế không phù hợp thực tiễn, từ đó kiến nghị sửa đổi luật Thuế, chế độ kế toán và các quy định có liên quan khác.

1.4.2. Quy trình kiểm soát thuế TNDN đối với DN n o n BĐS tạ ơ qu n t uế

Hiện nay, ngành thuế áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kiểm soát thuế đối với tất cả các loại hình DN cũng nhƣ đối với DN kinh doanh BĐS theo mô hình chức năng, theo đó, cơ cấu tổ chức bao gồm các phòng, bộ phận thực hiện chức năng QLT theo nhiệm vụ đƣợc phân công.

Thực hiện kiểm soát thuế theo chức năng là nhằm thực hiện cơ chế QLT theo hƣớng: CSKD tự tính, tự khai và tự nộp thuế vào NSNN.

Nội dung kiểm soát thuế TNDN của các DN nói chung và DN kinh doanh BĐS nói riêng bao gồm:

a. Kiểm soát đăng ký thuế và cấp mã số thuế, khai thuế

K ểm soát đăng ý t uế và ấp MST:

Dựa trên cơ sở khai đăng ký kinh doanh của các DN, Sở kế hoạch đầu tƣ và CQT tiến hành cấp MST cho các DN. Việc quản lý DN đƣợc thực hiện trên hệ thống mạng máy tính thống nhất trên cả nƣớc. Mỗi DN đƣợc gắn với một mã số duy nhất. Thông qua thông tin đăng ký về MST, CQT kiểm soát đƣợc các thông tin của NNT bao gồm: ngành nghề kinh doanh, tính chất và quy mô kinh doanh, địa chỉ, trụ sở, vốn đăng ký, tình trạng hoạt động… Khi cần kiểm tra một DN nào đó chỉ cần tra cứu MST của DN đó.

Đây là phƣơng thức hiện đại đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới. Nó cho phép CQT tiết kiệm đƣợc thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo tính chính xác ngay cả trong trƣờng hợp số lƣợng NNT rất lớn. Phƣơng pháp này còn giúp CQT dễ dàng phát hiện những gian lận trong công tác thu nộp thuế.

K ểm soát ê t uế TNDN:

Công tác kê khai và kế toán thuế là một nội dung quan trọng trong quản lý thuế. Hiện nay, theo cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp, việc kê khai thuế là do NNT tự thực hiện, có sự hƣớng dẫn, kiểm tra của CQT. Căn cứ vào quy định của Luật QLT, các Luật thuế, NNT tự xác định và khai số thuế phải nộp, lập tờ khai thuế theo biểu mẫu thống nhất và nộp thuế đúng thời gian quy định.

Quy định về kê khai thuế TNDN đối với DN có hoạt động chuyển n ƣợng BĐS:

- DN thực hiện kê khai thuế TNDN tại nơi phát sinh hoạt động chuyển nhƣợng BĐS.

- Có thể lựa chọn kê khai thuế TNDN theo từng lần phát sinh hoặc tạm tính thuế TNDN phải nộp theo quý. Hồ sơ khai thuế TNDN là tờ khai thuế thu nhập từ chuyển nhƣợng BĐS theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tƣ số 151/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế (Phụ lục 1.1).

- Kết thúc năm tính thuế, DN làm thủ tục quyết toán thuế TNDN cho toàn bộ hoạt động chuyển nhƣợng BĐS đã tạm nộp thuế TNDN theo quý hoặc theo từng lần phát sinh theo mẫu 03-5/TNDN ban hành kèm theo Thông tƣ 151/2014/TT-BTC (Phụ lục 1.2). DN phải xác định riêng thuế TNDN phải nộp đối với hoạt động chuyển nhƣợng BĐS, không đƣợc bù trừ lãi của hoạt động chuyển nhƣợng BĐS với lỗ của hoạt động SXKD khác nếu có. Ngƣợc lại, trƣờng hợp hoạt động chuyển nhƣợng BĐS bị lỗ thì DN phải theo dõi riêng, thực hiện bù trừ lỗ của hoạt động chuyển nhƣợng BĐS với lãi của hoạt động SXKD khác nếu có và chuyển lỗ trong các năm sau theo quy định của pháp luật về thuế TNDN.

- DN đƣợc nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhƣợng hoặc cho thuê, có thu tiền ứng trƣớc của khách hàng theo tiến độ dƣới mọi hình thức thì:

+ Trƣờng hợp DN có thu tiền của khách hàng mà xác định đƣợc chi phí tƣơng ứng với doanh thu đã ghi nhận (bao gồm cả chi phí trích trƣớc của phần dự toán hạng mục công trình chƣa hoàn thành tƣơng ứng với doanh thu đã ghi nhận) thì DN nộp thuế TNDN theo doanh thu trừ chi phí.

+ Trƣờng hợp DN có thu tiền của khách hàng mà chƣa xác định đƣợc chi phí tƣơng ứng với doanh thu thì DN tạm nộp thuế TNDN theo tỷ lệ 1% trên doanh thu thu đƣợc tiền và doanh thu này chƣa phải tính vào doanh thu tính thuế TNDN trong năm.

Khi bàn giao BĐS, DN phải quyết toán chính thức số thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhƣợng BĐS.

Trong quá trình thực hiện kê khai, CQT sẽ kiểm soát việc DN thực hiện kê khai các Tờ khai thuế có trễ hạn hay không, các Tờ khai có đƣợc nộp đúng mẫu, đúng quy định. Trong thời hạn xử lý tờ khai, thông qua công tác kiểm soát, nếu phát hiện sai sót thì CQT thông báo yêu cầu NNT chỉnh sửa; Tờ khai đúng đƣợc nhập vào chƣơng trình QLT của ngành thuế. Trong quá trình kiểm soát việc xử lý tờ khai, CQT phân tích các dữ liệu kê khai của NNT để phát hiện những trƣờng hợp có dấu hiệu bất thƣờng hoặc dấu hiệu vi phạm, thông qua đó có các biện pháp ngăn chặn kịp thời. Trƣờng hợp NNT không nộp tờ khai, không khai điều chỉnh thì sẽ bị xử lý phạt hành chính và bị ấn định thuế của kỳ đó hoặc bị kiểm tra tại trụ sở của NNT.

K ểm soát xử lý m ễn, g ảm t uế TNDN:

Hiện nay, Nhà nƣớc ƣu tiên khuyến khích việc DN đầu tƣ xây dựng dự án nhà ở xã hội cho ngƣời nghèo, ngƣời có thu nhập thấp, do đó thuế TNDN đối với loại hình này đƣợc hƣởng ƣu đãi. Theo đó, DN kinh doanh BĐS chỉ

đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế TNDN duy nhất trƣờng hợp: đƣợc áp dụng thuế suất 10% khi DN thực hiện dự án đầu tƣ – kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua cho các đối tƣợng theo quy định của Luật Nhà ở.

CQT phải chú trọng đến việc kiểm tra việc thỏa mãn các điều kiện đƣợc ƣu đãi của các DN kê khai loại hình này. Căn cứ các điều kiện đƣợc miễn giảm, CQT kiểm tra các thủ tục đƣợc miễn giảm mà NNT đã kê khai nhằm xác định đúng đối tƣợng, điều kiện, thuế suất, thời gian ƣu đãi của DN.

b. Kiểm soát thông qua kiểm tra, thanh tra giám sát hồ sơ khai thuế

Công tác kiểm tra, thanh tra thuế là một trong những khâu quan trọng, góp phần kiểm soát nguồn thu thuế. Kiểm tra, thanh tra thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế nhƣ khai sai, gian lận thuế, trốn thuế, chiếm dụng tiền thuế; góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT, phát hiện những kẽ hở mà NNT lợi dụng để gian lận thuế, những quy định không phù hợp của luật thuế với thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội, những bất hợp lý của công tác tổ chức hệ thống bộ máy thanh, kiểm tra từ đó kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát thuế TNDN một cách chặt chẽ.

Công tá ểm tr t uế đƣợc thực hiện dƣới hai hình thức: kiểm tra tại

trụ sở CQT và kiểm tra tại trụ sở của NNT.

- Kiểm tra tại trụ sở CQT: nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của NNT, CQT thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra các hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan QLT. Công chức thuế thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung kê khai trong hồ sơ thuế với cơ sở dữ liệu của NNT và tài liệu có liên quan về NNT để phân tích, đánh giá tính tuân thủ hoặc phát hiện các trƣờng hợp khai chƣa đầy đủ dẫn tới việc thiếu thuế hoặc trốn thuế, gian lận thuế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại cục thuế thành phố đà nẵng (Trang 26)