GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUẾ TP ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại cục thuế thành phố đà nẵng (Trang 39)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUẾ TP ĐÀ NẴNG

2.1.1. Sơ lƣợc về Cục Thuế TP Đà Nẵng

a. Quá trình hình thành và phát triển Cục Thuế TP Đà Nẵng

Cục Thuế TP Đà Nẵng đƣợc thành lập theo Quyết định số 1136-TC/TCCB ngày 14/12/1996 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính trên cơ sở thực hiện Nghị quyết tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX ngày 06/11/1996 về chia tách địa giới hành chính tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành 02 đơn vị hành chính mới trực thuộc Trung ƣơng (tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng). Từ lúc chia tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng vào đầu năm 1997, số thu của Cục Thuế TP Đà Nẵng mới hơn 600 tỷ đồng, đến năm 2002 số thu là 1.273 tỷ, chính thức gia nhập Câu lạc bộ có số thu nghìn tỷ của cả nƣớc, năm 2016 số thu là 15.544 tỷ đồng.

Cục Thuế TP Đà Nẵng có trụ sở chính tại số 190 đƣờng Phan Đăng Lƣu, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng với chức năng và nhiệm vụ là lập dự toán và tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN; quản lý thu các DN thuộc các thành phần kinh tế đóng trên địa bàn TP Đà Nẵng.

b. Kết quả thu NSNN tại Cục Thuế TP Đà Nẵng giai đoạn 2013-2016

Thời gian qua, Cục Thuế TP Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý thu và khai thác nguồn thu, số thu năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Tuy nhiên do tình hình kinh tế trong những năm gần đây có chiều hƣớng đi xuống, DN gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh nên số thu ngân sách của Cục Thuế TP Đà Nẵng trong những năm qua còn rất khiêm tốn.

Kết quả cụ thể tình hình thu NSNN nói chung và thuế TNDN nói riêng từ năm 2013 – 2016 đƣợc thể hiện ở bảng 2.1:

Bảng 2.1: Kết quả thu NSNN tại Cục Thuế TP Đà Nẵng giai đoạn 2013-2016

ĐVT: triệu đồng

STT Năm 2013 2014 2015 2016

1 Tổng thu nội địa 8.659.017 9.188.331 12.239.182 15.544.096 2 Tổng thu về thuế TNDN 1.058.297 1.097.087 1.319.825 2.002.115 3 Tỷ trọng thu thuế TNDN

(%) 11,66% 11,72% 10,56% 12,74%

(Nguồn: Cục Thuế TP Đà Nẵng)

Số thu nội địa luôn tăng qua các năm với tốc độ tăng trƣởng luôn cao, năm 2014 là 6%, năm 2015 tăng vƣợt bậc là 33,2% và năm 2016 tăng 27%.

Năm 2013 và 2014 thu tăng trƣởng thấp do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế, tình hình SXKD của DN còn gặp khó khăn, một số DN trọng điểm của địa phƣơng có số thuế phát sinh trong năm thấp, giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012, thậm chí có nhiều DN trong năm 2013 hầu nhƣ không phát sinh thuế, sự giảm sút khá mạnh của hoạt động chuyển nhƣợng BĐS cũng đã tác động làm giảm nguồn thu.

Số thu thuế TNDN qua các năm tăng liên tục, từ 1.058.297 triệu đồng năm 2013 đến năm 2016 số thu thuế TNDN đã lên tới 2.002.115 triệu đồng, luôn chiếm trên 10% trong tổng thu ngân sách, chứng tỏ ngoài thuế GTGT (chiếm khoảng hơn 20%) thì thuế TNDN cũng là nguồn thu quan trọng của Cục Thuế TP Đà Nẵng.

c. Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế TP Đà Nẵng

Để thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao, đồng thời phù hợp với những thủ tục hành chính về thuế đƣợc quy định tại Luật Quản lý thuế, cơ cấu tổ chức của Cục Thuế TP Đà Nẵng gồm 14 phòng và 07 Chi Cục Thuế trực thuộc đƣợc tổ chức theo mô hình 2.1 nhƣ sau:

Chú thích: : Quan hệ chỉ đạo trực tiếp

: Hƣớng dẫn và chỉ đạo về nghiệp vụ theo từng chức năng

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Thuế TP Đà Nẵng

Bộ máy quản lý thuế tại Cục Thuế Đà Nẵng đƣợc tổ chức thành 2 mảng:

Thứ nhất, quản lý ĐTNT với 4 chức năng cơ bản sau: Tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT; Kê khai kế toán thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế; Quản lý & cƣỡng chế nợ thuế. Gồm các phòng với nhiệm vụ nhƣ sau:

Bộ phận quản lý theo chức năng Đội Tuyên truyền hỗ trợ NNT Đội kê khai & kế toán thuế Đội quản lý nợ & cƣỡng chế nợ thuế Đội Kiểm tra thuế Đội Nghiệp vụ Dự toán Đội Trƣớc bạ & thu khác Đội QLT thu nhập cá nhân Bộ phận tin học thuộc Đội kê khai & kế toán thuế Bộ phận quản lý nội bộ Bộ phận kiểm tra nội bộ Đội Hành chính nhân sự tài vụ ấn chỉ Đội thuế phƣờng xã hoặc liên phƣờng xã CHI CỤC TRƢỞNG CỤC TRƢỞNG

Bộ phận quản lý theo chức năng

Phòng Tuyên truyền hỗ trợ NNT Phòng kê khai & kế toán thuế Phòng quản lý nợ & cƣỡng chế nợ thuế Phòng Kiểm tra thuế số 1,2 Phòng thanh tra số 1, 2 Phòng Tổng hợp Nghiệp vụ Dự toán Phòng QLT thu nhập cá nhân Phòng Tin học Bộ phận quản lý nội bộ Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Hành chính quản trị tài vụ ấn chỉ Phòng quản lý các khoản thu từ đất

- Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ NNT: Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ NNT.

- Phòng Kê khai và Kế toán thuế: Tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế; xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm của NNT về thủ tục đăng ký thuế, nộp hồ sơ kê khai thuế, ngừng nghỉ KD, bỏ địa bàn KD; cập nhật thông tin chủ yếu về NNT.

- Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ: Tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cƣỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt.

- Phòng Kiểm tra thuế số 1 và số 2: Kiểm tra, giám sát kê khai thuế; kiểm tra thuế, kiểm tra trƣớc hoàn, sau hoàn thuế tại các DN, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu NSNN.

- Phòng Thanh tra thuế số 1 và số 2: Triển khai thực hiện công tác thanh tra DN trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến NNT.

Thứ hai, phục vụ nội bộ ngành thuế với các chức năng cơ bản: Tổ chức, hành chính, tài vụ, đào tạo, thi đua, tin học và kiểm tra nội bộ và một số chức năng khác nhƣ quản lý thuế TNCN, quản lý các khoản thu từ đất. Gồm các phòng sau:

- Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán: Chỉ đạo, hƣớng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế trong nội bộ; xây dựng và thực hiện dự toán thu NSNN; tổ chức thực hiện công tác pháp chế về thuế.

- Phòng quản lý thuế thu thập cá nhân: Tổ chức, chỉ đạo triển khai quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với các cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế TNCN theo quy định của pháp luật.

- Phòng Quản lý các khoản thu từ đất: Tham mƣu tổ chức thực hiện công tác quản lý các khoản thu từ đất nhƣ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền

- Phòng Kiểm tra nội bộ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của CQT, công chức thuế.

- Phòng Tin học: Tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hƣớng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý.

- Phòng Tổ chức cán bộ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lƣơng, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thƣởng trong nội bộ Cục Thuế.

- Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thƣ, lƣu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế.

- Tại 07 Chi cục thuế trực thuộc: 07 Chi cục thuế trực thuộc cũng đƣợc hình thành các đội thuế hoạt động theo chức năng nhƣ tổ chức của Cục thuế, nhƣng không có chức năng thanh tra thuế và hình thành các Đội thuế liên phƣờng, Đội thuế trƣớc bạ và thu khác, [14].

2.1.2. Nguồn nhân lực trực tiếp kiểm soát thuế TNDN

So với tốc độ gia tăng và phát triển của các DN trên địa bàn TP Đà nẵng trong những năm qua, nguồn nhân lực tập trung cho công tác kiểm soát thuế TNDN ngày càng đƣợc chú trọng, tuy nhiên kế hoạch thu NSNN đƣợc giao hàng năm luôn tăng nhƣng số lƣợng công chức đến nay vẫn chƣa đáp ứng đƣợc theo yêu cầu của công tác tổ chức thực hiện quản lý thu theo mô hình chức năng và theo yêu cầu của thực tiễn quản lý thuế ở Cục Thuế TP Đà Nẵng.

Đến cuối năm 2016, Cục Thuế có 677 cán bộ, công chức trong biên chế đƣợc bố trí trong các chức năng quản lý thuế đƣợc thể hiện:

Bảng 2.2. Số lượng CBCC tại các bộ phận chức năng đến 31/12/2016

(Nguồn: Cục Thuế TP Đà Nẵng)

Tham gia trực tiếp kiểm soát thuế TNDN tại Cục Thuế TP Đà Nẵng bao gồm 4 bộ phận (282 ngƣời): Kê khai-kế toán thuế, Thanh tra thuế, Kiểm tra thuế, Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế, với nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau:

- Bộ phận Kê khai và kế toán thuế: có nhiệm vụ tiếp nhận tờ khai thuế qua hệ thống hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS), nếu phát hiện NNT kê khai không đúng theo quy định, yêu cầu điều chỉnh kịp thời; đồng thời theo dõi số thuế phát sinh, số đã nộp; thực hiện việc cập nhật các số liệu về nghĩa vụ thuế của NNT khi nhận đƣợc tờ khai điều chỉnh, các QĐXL hành chính về thuế hoặc thông tin điều chỉnh khác của NNT theo quy định. Lập QĐXP vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thủ tục về thuế dƣới 90 ngày làm việc, theo dõi đôn đốc việc nộp hồ sơ khai thuế trể thời hạn quy định.

- Bộ phận Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, xây dựng chỉ tiêu quản lý thu nợ, phân loại nợ, thực hiện thu nợ thuế đối với nhóm nợ thông thƣờng, quản lý thu nợ đối với

Phòng, bộ phận Cục Thuế Tỷ lệ VP Cụ Chi cục Thuế Tổng số biên chế (ngƣời) 677 170 170 1111710 00170 467 Trong đó Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT 44 6,5% 12 32

Kê khai và Kế toán thuế 90 13,2% 24 66

Thanh tra thuế 28 4,1% 28 0

Kiểm tra thuế 115 16,9% 28 87

Quản lý nợ và ƣỡng chế nợ

thuế

49 7,2% 12 37

chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý. Lập báo cáo; tổng hợp báo cáo; đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu nợ hàng năm.

- Bộ phận kiểm tra thuế: có nhiệm vụ kiểm tra giám sát NNT trên cơ sở khai thác thông tin từ hồ sơ khai thuế đã đƣợc nhập, kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế, phân tích hồ sơ khai thuế, tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế, thu thập thêm thông tin bên ngoài CQT, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của CQT nhằm phát hiện những nghi vấn, bất thƣờng trong kê khai thuế, yêu cầu NNT giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời. Thực hiện kiểm tra NNT đối với những trƣờng hợp có rủi ro cao về thuế để ngăn chặn và xử lý những hành vi NNT cố tình gian lận về thuế.

- Bộ p ận t n tr t uế: thanh tra giám sát NNT trên cơ sở kế hoạch

thanh tra đã đƣợc xây dựng hằng năm do TCT giao. Ngoài ra thực hiện thanh tra đối với những trƣờng hợp đột xuất theo chỉ đạo của các Ban Ngành, Lãnh đạo Cục, Tổng cục Thuế…đối với những trƣờng hợp có rủi ro về thuế.

Riêng đối với hoạt động kinh doanh BĐS, ngoài 4 bộ phận chính nêu trên thì còn có bộ phận Quản lý á oản t u từ đất tham gia trực tiếp vào quy trình kiểm soát thuế TNDN đối với hoạt động kinh doanh BĐS. Phòng Quản lý các khoản thu từ đất có nhiệm vụ phối hợp với các ngành của địa phƣơng tiếp nhận, giải quyết hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính theo cơ chế một cửa liên thông đối với các dự án cấp quyền, cho thuê quyền hoặc chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

2.1.3. Các công cụ hỗ trợ kiểm soát thuế TNDN

Để kiểm soát thuế TNDN, Cục Thuế dựa vào các công cụ hỗ trợ, theo dõi nguồn thông tin về việc chấp hành pháp luật thuế của NNT từ khi khai đăng ký thuế, tính thuế, nộp thuế, nợ đọng thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế, vv... đến tình trạng bị xử lý vi phạm về thuế và ngừng hoạt động của NNT. Từ năm 2015, toàn ngành thuế đã bắt đầu sử dụng hệ thống quản lý thuế tập

trung (hay còn gọi là TMS) trên phạm vi cả nƣớc. Đây là một phần mềm tích hợp nhiều ứng dụng quản lý và kiểm soát thuế trƣớc đó vào trong một ứng dụng duy nhất, bao gồm các chức năng: quản lý đăng ký thuế, quản lý thuế khai thuế, quản lý thuế TNCN, quản lý ấn chỉ…, có nhiều ƣu việt so với các ứng dụng trƣớc đó. Tuy nhiên do mới đƣa vào triển khai và sử dụng nên trên thực tế vẫn còn phát sinh nhiều lỗi và hiện nay vẫn đang tiếp tục nâng cấp để ngày càng hoàn thiện.

2.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THUẾ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DN KINH DOANH BĐS DO CỤC THUẾ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DN KINH DOANH BĐS DO CỤC THUẾ TP ĐÀ NẴNG THỰC HIỆN

2.2.1. Mô trƣờng n o n BĐS tạ TP Đà Nẵng

TP Đà Nẵng với một vị trí địa lý rất thuận lợi, là một trong những tỉnh, thành phố có lợi thế so sánh lớn về tổng thể kiến trúc không gian theo điều kiện tự nhiên. Từ đó, Cấp ủy, UBND TP Đà Nẵng chọn ngành dịch vụ du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn nhằm định hƣớng, đầu tƣ, kêu gọi, huy động mọi nguồn lực xã hội trong và ngoài nƣớc để phát triển tƣơng xứng với khả năng cũng nhƣ tiềm năng của thành phố.

Sau nhiều năm thăng trầm, hiện giá BĐS trên địa bàn TP Đà Nẵng đã bắt đầu tăng trở lại, tuy nhiên so với những thị trƣờng khác thì BĐS tại Đà Nẵng vẫn rẻ hơn rất nhiều, hấp dẫn cả giới đầu tƣ lẫn ngƣời có nhu cầu thực. Dù trên đà tăng nhẹ nhƣng BĐS Đà Nẵng so với giá tại Hà Nội và TP.HCM vẫn còn thấp xa. Ngoài giá, Đà Nẵng giữ đƣợc đà tăng trƣởng BĐS nhờ hàng loạt tiềm năng về kinh tế - xã hội ít nơi nào có đƣợc. Đó là du lịch tăng trƣởng mạnh, năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Bên cạnh đó là hàng loạt dự án hạ tầng giao thông hiện đại mọc lên…Tất cả gián tiếp tạo cú hích cho thị trƣờng địa ốc.

Nhiều chuyên gia BĐS chung đánh giá, thời gian tới sẽ là thời điểm thị trƣờng địa ốc Đà Nẵng bƣớc vào chu kỳ tăng trƣởng mới ngoạn mục, phát huy những lợi thế riêng có để mang lại đà tăng trƣởng dài hạn, ổn định và bền vững chứ không có chuyện “bong bóng” hay “thổi giá”. Bởi ngoài giá đất nền hợp lý, thì Đà Nẵng đã sẵn có những lợi thế đặc trƣng ít nơi nào có đƣợc: hạ tầng tốt, quy hoạch bài bản không bị manh mún, an ninh đảm bảo, dịch vụ hàng không phát triển, cơ chế chính sách thông thoáng và đặc biệt danh xƣng “thành phố đáng sống”…

Nhƣ vậy, có thể nói, thị trƣờng BĐS ở Đà Nẵng đang trên đà khởi sắc những năm gần đây và có xu hƣớng tiếp tục phát triển trong tƣơng lai, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN gia nhập hoạt động, đóng góp nguồn thu cho NSNN. Tuy nhiên, với nguồn nhân lực kiểm soát thuế không thay đổi, cũng nhƣ thủ đoạn trốn thuế ngày càng tinh vi thì việc kiểm soát thuế của các DN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại cục thuế thành phố đà nẵng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)