NHỮNG HẠN CHẾ TỪ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THUẾ TNDN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại cục thuế thành phố đà nẵng (Trang 79 - 84)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4. NHỮNG HẠN CHẾ TỪ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THUẾ TNDN

ĐỐI VỚI CÁC DN KINH DOANH BĐS TẠI CỤC THUẾ TP ĐÀ NẴNG 2.4.1. Hạn chế trong công tác kiểm soát thuế TNDN đối với DN kinh o n BĐS

a. Bộ máy kiểm soát thuế

- Cách thức tổ chức bộ máy kiểm soát:

Chức năng kiểm soát thuế còn lồng ghép trong chức năng quản lý thuế, ở các bộ phận khác nhau. Bộ máy kiểm soát còn chồng chéo, trách nhiệm công việc chƣa phân định rõ ràng, cơ sở dữ liệu thông tin về NNT còn thiếu.

Đối với hoạt động chuyển nhƣợng BĐS, việc kiểm soát tờ khai thuế của DN đƣợc phân thành 2 giai đoạn và giao cho nhiều bộ phận. Trong năm, khi DN thực hiện kê khai theo từng lần phát sinh hoặc tạm nộp theo quý thì phòng Quản lý các khoản thu từ đất sẽ kiểm soát tờ khai tính thuế TNDN của hoạt động chuyển nhƣợng BĐS. Tuy nhiên, khi đến kỳ quyết toán năm, DN kê khai quyết toán cho toàn bộ hoạt động chuyển nhƣợng BĐS phát sinh trong năm thì bộ phận kiểm tra thuế là bộ phận không có các thông tin về những lần chuyển nhƣợng trong năm của DN lại có trách nhiệm kiểm soát tờ khai quyết toán thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhƣợng BĐS.

Bộ phận Kê khai – kế toán thuế và bộ phận Kiểm tra thuế cùng tham gia vào việc kiểm soát Tờ khai thuế trong khâu kê khai thuế của DN, gây lúng túng cho NNT và cả 2 bộ phận đều có thể dẫn đến điều chỉnh số liệu trong trƣờng hợp tờ khai có sai sót.

Bộ phận kiểm tra là một trong những bộ phận chính trong quy trình kiểm soát thuế nhƣng lại kiêm nhiệm quá nhiều công việc nhƣ: kiểm tra hoàn, xử lý vi phạm về hóa đơn, tham gia các chuyên đề chất thất thu, kiểm tra DN theo kế hoạch, cung cấp thông tin cho các ngành…do đó chƣa đảm bảo đƣợc hiệu quả trong công tác kiểm soát thuế.

- Lực lượng cán bộ đảm nhận công tác kiểm soát, trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Số lƣợng cán bộ còn quá ít so với khối lƣợng công việc, đặc biệt là cán bộ khối thanh tra/kiểm tra thuế. Trong khi thanh tra, kiểm tra giám sát thuế là một trong những khâu quan trọng nhất của quy trình kiểm soát thuế nói chung và thuế TNDN của hoạt động kinh doanh BĐS nói riêng, nhƣng tính đến thời điểm 31/12/2016 số lƣợng cán bộ công chức thanh tra/kiểm tra chƣa đạt 20%, trong khi đó theo chiến lƣợc cái cách ngành thuế thì đến cuối năm 2015, số lƣợng cán bộ thanh tra/kiểm tra phải đạt 35% trên tổng công chức.

Bên cạnh đó, BĐS là một lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu chuyên sâu về nghiệp vụ, tuy nhiên cán bộ tại Cục Thuế thƣờng xuyên luân chuyển vị trí, do đó chƣa đảm bảo đƣợc năng lực chuyên môn cho việc kiểm soát thuế trong lĩnh vực BĐS.

- Sự phối hợp giữa các bộ phận kiểm soát

Việc phối hợp giữa các bộ phận chƣa có sự đồng bộ và liên kết, mỗi khâu đƣợc thực hiện tƣơng đối độc lập, chƣa có sự chủ động hỗ trợ cung cấp thông tin qua lại lẫn nhau để giảm thiểu rủi ro và tăng cƣờng hiệu quả kiểm soát cho các bộ phận còn lại, cụ thể:

+ Khi NNT thực hiện kê khai theo từng lần phát sinh khi có hoạt động chuyển nhƣợng BĐS, thì Phòng Quản lý các khoản thu từ đất là bộ phận trực tiếp nhận tờ khai và tính nghĩa vụ tài chính các khoản thuế và phí phát sinh

từ đất không quan tâm đến các khoản nợ cũ của DN, khi DN hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền thuế liên quan đến việc chuyển nhƣợng BĐS phát sinh thì phòng Quản lý các khoản thu từ đất đã cung cấp thông tin cho Sở Tài nguyên và môi trƣờng để cấp Giấy chứng nhận QSĐ đất và tài sản trên đất cho DN. Nhƣ vậy, sẽ tạo nên rủi ro cho CQT khi DN không thực hiện nghĩa vụ đối với các khoản nợ cũ nhƣng hoạt động chuyển nhƣợng BĐS vẫn diễn ra thuận lợi.

+ Đối với các DN đã kê khai từng lần phát sinh khi chuyển nhƣợng BĐS trong năm, phòng Quản lý các khoản thu từ đất chƣa cung cấp thông tin cho bộ phận thanh tra/kiểm tra để đƣa vào kế hoạch thanh tra/kiểm tra quyết toán cuối năm. Do đó, đối với những trƣờng hợp DN có số lần chuyển nhƣợng BĐS nhiều trong năm, nhƣng bộ phận Thanh/kiểm tra chƣa có thông tin kịp thời để chọn lựa những trƣờng hợp xét thấy có rủi ro để thực hiện thanh tra/kiểm tra.

- Ứng dụng CNTT phục vụ kiểm soát: Hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) mới ra đời nên chƣa phát huy tác dụng, thƣờng xuyên phát sinh lỗi, dẫn đến việc khai thác thông tin bị chậm. Ngoài ra chƣa có sự liên kết khai thác thông tin giữa đơn vị do Chi cục quản lý và đơn vị do cấp Cục quản lý. Theo đó, cán bộ cơ quan VP Cục chỉ khai thác đƣợc những đơn vị thuộc cấp Cục quản lý, những đơn vị ở cấp Chi cục quản lý phải nhờ Chi cục chuyển thông tin, và ngƣợc lại.

b. Hạn chế kiểm soát thuế TNDN trong khâu đăng ký, kê khai thuế

- Cục Thuế chƣa kiểm soát đƣợc việc DN thực hiện khai điều chỉnh thông tin khi có sự thay đổi hay phát sinh mới về TK ngân hàng, các thông tin liên quan đến tình trạng hoạt động của DN.

- Ngoài hoạt động chuyển nhƣợng BĐS khi kê khai tạm tính theo từng lần phát sinh đƣợc giao cho Phòng QLĐ phụ trách và thực hiện thì công tác kiểm soát tờ khai thuế khi quyết toán là chƣa đƣợc chú trọng. Theo đó việc

kiểm soát lúc này không đƣợc phân loại theo ngành nghề, cán bộ thực hiện kiểm soát không đƣợc chuyên môn hóa theo từng loại hình DN.

c. Hạn chế kiểm soát thuế TNDN trong khâu thanh tra, kiểm tra giám sát thuế

-Thời gian kiểm soát ƣ ợp lý

+ Đối với công tác kiểm tra tại CQT: việc quy định thời gian để DN giải trình, bổ sung thông tin khi thực hiện kiểm tra cho phép tối đa 20 ngày (cho 2 lần thông báo) là quá dài, dẫn đến để hoàn thành một hồ sơ kiểm tra thuế mất rất nhiều thời gian nhƣng số thuế thu thêm qua kiểm tra không cao.

+ Đối với công tác kiểm tra tại trụ sở NNT: Với quy định hiện nay, thời gian cho một cuộc kiểm tra thuế chỉ có 5 ngày làm việc là quá ngắn để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các bƣớc kiểm tra theo quy trình, đồng thời xác định đƣợc sai phạm trọng yếu của DN. Đoàn Kiểm tra trong một số trƣờng hợp không có đủ thời gian để phân tích, đối chiếu, xác minh…dẫn đến kết quả kiểm tra vẫn còn bị hạn chế về tính hiệu quả.

- Công tác lập kế hoạch thanh tra/kiểm tra

Công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm mặc dù luôn đƣợc chú trọng, đáp ứng đƣợc việc đƣa vào kế hoạch những đơn vị kinh doanh BĐS để thực hiện thanh tra/kiểm tra chuyên đề BĐS, tuy nhiên Cục Thuế còn bị áp lực bởi số thu do TCT giao nên việc lập kế hoạch đôi khi còn chú trọng đến những đơn vị kinh doanh có lãi, trong khi rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh BĐS thƣờng nằm ở những đơn vị thƣờng xuyên kê khai lỗ. Do đó, việc lập kế hoạch theo quy định đƣợc thực hiện bằng ứng dụng phân tích rủi ro TPR, tuy nhiên vẫn bị can thiệp bởi các thao tác thủ công và làm giảm tính khách quan của công tác lập kế hoạch. Thực tế xảy ra một số tình trạng: DN kinh doanh BĐS kê khai lỗ nhiều năm nhƣng không đƣợc thanh tra/kiểm tra.

- Công tác phân tích hồ sơ ế toán và hồ sơ t uế trƣớc khi vào thanh tra kiểm tra:

+ Phƣơng pháp phân tích rủi ro trƣớc khi vào thanh tra/kiểm tra chƣa đƣợc chú trọng. Hầu hết các bảng phân tích còn ở mức nhận xét rất chung chung. Các Đoàn Thanh tra, kiểm tra chƣa thu thập thêm các thông tin bên ngoài khi phân tích dữ liệu, cách phân tích còn máy móc, chủ yếu phân tích sự bất hợp lý trong tỷ trọng doanh thu và chi phí; không chú trọng phân tích theo ngành nghề kinh doanh thực tế của đơn vị. Đối với lĩnh vực BĐS thì chƣa đi sâu vào đánh giá các rủi ro gian lận về doanh thu và chi phí.

+ Chƣa áp dụng đƣợc ứng dụng công nghệ vào công tác phân tích rủi ro. Việc phân tích đƣợc thực hiện 100% bằng thủ công, không có các tiêu chí rõ ràng, từ đó phụ thuộc vào khá lớn vào năng lực của cán bộ phân tích.

- Cách thức nhận dạng hành vi trốn thuế, gian lận thuế:

Việc nhận dạng các hành vi trốn thuế, gian lận thuế còn mang tính chủ quan. Hành vi trốn thuế ngày càng tinh vi, đa dạng nhƣng Cục Thuế chƣa tổ chức các buổi thảo luận để đánh giá tổng hợp và trao đổi kinh nghiệm.

- Về p ƣơng p áp sử dụng khi thanh tra/kiểm tra:

+ Các Đoàn Thanh tra/kiểm tra chủ yếu sử dụng phƣơng pháp đối chiếu giữa hồ sơ khai thuế và hồ sơ kế toán của DN; thao tác dựa trên những số liệu thể hiện trên hồ sơ kế toán của DN; khi thực hiện thanh tra, kiểm tra thì chƣa chủ động thu nhập dữ liệu bên ngoài từ các Công ty môi giới, hoặc các kênh thông tin truyền thông nhƣ các trang web của DN, thông tin về giá niêm yết…

+ Đối với những DN có trụ sở chính ở một nơi, nhƣng có hoạt động chuyển nhƣợng BĐS ở nơi khác thì hầu nhƣ phía trụ sở chính không có thông tin về những lần DN kê khai tạm tính trƣớc đó khi chuyển nhƣợng, do đó việc kiểm soát trong khâu quyết toán không đạt đƣợc hiệu quả.

+ Đối với những công trình kéo dài nhiều năm và thực hiện quyết toán khi toàn bộ công trình hoàn thành thì hầu nhƣ CQT chƣa thực hiện thanh tra, kiểm tra tại thời điểm DN quyết toán. Đến khi thanh tra, kiểm tra phát hiện sai phạm thì đã quá thời hiệu xử phạt.

Ngoài ra, quy định của Luật QLT chƣa cho phép CQT có chức năng điều tra về thuế, do đó trong một số trƣờng hợp Cục Thuế phải chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an và chờ kết quả điều tra của cơ quan Công an mới có thể kết luận đƣợc hành vi vi phạm của NNT.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại cục thuế thành phố đà nẵng (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)