PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh kon tum (vietcombank kon tum) (Trang 49 - 51)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

VIÊN TẠI VIETCOMBANK KON TUM

Để phân tích thực trạng, tác giả thực hiện khảo sát động cơ làm việc của ngƣời lao động và trên cơ sở đó, chọn những yếu tố thúc đẩy ngƣời lao động tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Kon Tum.

Dựa vào lý thuyết của Herzbeg và các lý thuyết liến quan đến động lực làm việc tác giả đƣa ta các yếu tố sau: bản chất công việc, sự thăng tiến, tin và bộc lộ sự tin tƣởng, thúc đẩy đổi mới, lƣơng- thƣởng, công tác đào tạo, các mối quan hệ, trách nhiệm lao động, sự thừa nhận thành tích, sự giám sát công việc, các điều kiện làm việc, sức khoẻ- an toàn.

Phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo nhóm, tiêu thức phân chia tổng thể theo nhóm chức danh, quy mô mẫu điều tra là 77 ngƣời trên tổng số 80 ngƣời (trừ Giám đốc và hai Phó Giám đốc). Cán bộ quản lý là 13 ngƣời, nhân viên chính thức là 60 ngƣời và lao động thuê khoán là 4 ngƣời. Mẫu phiếu điều tra đƣợc sử dụng để khảo sát ngƣời lao động tại Vietcombank Kon Tum đƣợc trình bày tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2.

Tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra (Phụ lục 1) để chọn ra các yếu tố mà nhân viên quan tâm nhiều nhất.

Sau khi chọn ra đƣợc các yếu tố quan tâm nhiều nhất của nhân viên tác giả tiến hành khảo sát tiếp tục bằng các bảng khảo sát ở phiếu điều tra (Phụ

lục 2) theo thang đo Likert đƣợc sử dụng với thang đo 5 mức từ 1 đến 5. Tác

giả khảo sát ý kiến của ngƣời lao động về mức độ quan trọng của các yếu tố tác động với (1) Rất không mong đợi; (2) Không mong đợi; (3) Bình thƣờng; (4) Mong đợi; (5) Rất mong đợi.

Kết quả khảo sát bảng 2.6 cho thấy có nhiều cách nhìn nhận khác nhau. Theo tổng hợp số lƣợng nhân viên khảo sát thì ta có các yếu tố đƣợc chọn là hầu hết trên 50% số nhân viên quan tâm nhƣ sau: bản chất công việc (61 nhân viên), lƣơng, thƣởng (68 nhân viên), sự thăng tiến (70 nhân viên), công tác đào tạo (65 nhân viên), các mối quan hệ (63 nhân viên), các điều kiện làm việc (67 nhân viên) là những yếu tố đƣợc quan tâm nhiều nhất.

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát động cơ làm việc của người lao động tại Vietcombank Kon Tum.

Các yếu tố Số lƣợng nhân viên quan tâm

1. Bản chất công việc 61

2. Sự thăng tiến 70

3. Tin và bộc lộ sự tin tƣởng 4

4. Thúc đẩy đổi mới 6

5. Lƣơng, thƣởng 68

6. Công tác đào tạo 65

7. Các mối quan hệ 63

8. Trách nhiệm lao động 10

9. Sự thừa nhận thành tích 21

10. Sự giám sát công việc 9

11. Các điều kiện làm việc 67

12. Sức khoẻ, an toàn 12

Trên cơ sở lựa chọn các yếu tố nghiên cứu đƣợc quan tâm nhiều nhất trong bảng 2.6, tác giả thực hiện các bƣớc khảo sát tiếp theo.

Tác giả tiến hành khảo sát thực trạng công tác tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động tại Vietcombank Kon Tum.

Phƣơng pháp chọn mẫu là điều tra tổng thể. Quy mô mẫu điều tra là 77 ngƣời. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra.

Thang đo Likert đƣợc sử dụng với mức 5 từ 1 đến 5, cụ thể nhƣ sau: (1) Rất thấp, (2) Thấp, (3) Bình thƣờng, (4) Cao, (5) Rất cao. Mẫu phiếu, kết cấu mẫu đƣợc trình bày ở Phụ lục 2.

Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc sẽ đƣợc trình bày ở các nội dung tiếp theo và là cơ sở để đề xuất các giải pháp ở phần 3.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh kon tum (vietcombank kon tum) (Trang 49 - 51)