Sự nghiệp của Albert Einstein

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng chính trị và xã hội của ALBERT EINSTEIN (Trang 30 - 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Sự nghiệp của Albert Einstein

Trong số 100 gƣơng mặt tiêu biểu nhất của thế kỷ XX do tờ Times bình chọn hồi cuối năm 1999, Einstein đƣợc xếp ở vị trí đầu bảng. Một nhà vật lý vốn chỉ tị mị tìm hiểu những chuyện “đâu đâu” khơng mấy ai bận tâm trong cuộc sống thƣờng nhật lại in dấu ấn sâu đậm nhất lên cuộc sống của hàng tỷ con ngƣời trên trái đất. Phải chăng đây là bức thơng điệp đầy ý nghĩa mà thế kỷ XX đã gửi vào hành trang cho nhân loại bƣớc sang thế kỷ mới.

Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX , những phát minh lớn về cấu trúc vật chất xuất hiện dồn dập, mà cao điểm là năm 1905, “Annus Mirabilis”- năm kỳ diệu của Einstein đã tới, xuất bản 5 tiểu luận khoa học, trong đĩ cĩ Thuyết Tương đối hẹp của ơng ra đời. Ngày 30 tháng 6, Einstein

gửi bài báo về điện động lực học của các vật chuyển động tới tờ báo hàng đầu về vật lý của Đức. Ở tuổi 26, ơng áp dụng thuyết của ơng vào khối lƣợng và năng lƣợng. Từ đĩ ơng tìm ra phƣơng trình E=mc2

. Albert Einstein đã trình bày “Thuyết tƣơng đối” của mình trên tờ báo vật lý Annalen der Physik. Ơng đã đề cập đến sự tƣơng quan của năng lƣợng và khối lƣợng bằng một phƣơng

trình nổi tiếng trong khoa học: E = mc2. Nĩi một cách đại cƣơng, phƣơng trình trên cĩ nghĩa là năng lƣợng của vật chất thì bằng khối lƣợng nhân với bình phƣơng tốc độ của ánh sáng.

Năm 1907, Einstein cộng tác với các nhà vật lý lớn nhất của thời đại, trong đĩ cĩ Max Planck (1858-1947) và Hermann Minkowski (1864-1909). Năm 1908, Einstein bảo vệ luận án sau tiến sĩ tại Đại học Berne. Trong buổi giảng bài đầu tiên tại học kỳ mùa đơng về “lý thuyết bức xạ” chỉ cĩ 3 sinh viên đến nghe. Năm 1909, Einstein đƣợc bổ nhiệm làm “Giáo sƣ đặc cách” của trƣờng đại học Zurich.

Tuy bƣớc lên một địa vị cao hơn trong xã hội, nhƣng lúc nào Einstein cũng thản nhiên, bình dị. Cuộc sống mới này tuy khá hơn trƣớc về mặt tài chính, nhƣng bà vợ ơng vẫn phải cho các sinh viên thuê phịng để kiếm thêm tiền. Trƣớc tình trạng vật chất cịn eo hẹp đĩ, Einstein đã cĩ lần nĩi đùa nhƣ sau: “Trong thuyết tƣơng đối của tơi, tơi đã đặt rất nhiều đồng hồ tại khắp nơi trong vũ trụ nhƣng thực ra, tơi thấy khơng cĩ đủ tiền mua nổi một chiếc để đặt ngay trong phịng của chính mình”.

Năm 1912, sau một thời gian sống tại Prague, Einstein lại đƣợc giấy mời giữ chân giáo sƣ mơn vật lý lý thuyết tại trƣờng Bách khoa Zurich. Trƣờng này thuộc quyền của Liên bang Thụy Sĩ nên rất lớn, và những kỷ niệm của tuổi trƣởng thành làm cho Einstein cũng muốn quay về Zurich. Hơn nữa, bà Mileva vợ ơng, lại cảm thấy khĩ chịu khi sống tại Prague và mong muốn trở lại Zurich. Vì vậy Einstein cùng gia đình rời Prague.

Sự ra đi khỏi thành phố Prague của Einstein làm cho nhiều ngƣời lƣu luyến . Ai cũng muốn lƣu giữ danh tiếng của nhà bác học cho địa phƣơng của mình. Các báo chí cho rằng các bạn của ơng đã ngƣợc đãi Einstein và bắt ơng xin đổi đi. Cĩ ngƣời lại nĩi vì ơng gốc Do Thái, nhà cầm quyền khơng đối xử tử tế với ơng khiến cho Einstein phải từ giã Prague. Đúng ra, các điều kể trên

trái với sự thực. Tại Prague, Einstein cảm thấy dễ chịu và ngƣời dân nơi này với tính tình cởi mở, đã làm cho ơng quý mến họ.

Tới cuối năm 1912, Albert Einstein trở thành giáo sƣ thực thụ của trƣờng Bách khoa Zurich và mang lại danh tiếng cho đại học này. Einstein làm việc khơng ngừng. Các lý thuyết mới về tốn học của các nhà tốn học Ý là Ricci và Levi-Civita đã làm cho Einstein chú ý đến. Vào năm 1913 Einstein viết “Phác thảo về một lý thuyết tƣơng đối tổng quát và một lý thuyết về hấp dẫn”.

Berlin, thủ đơ của nƣớc Đức, dần dần trở nên trung tâm chính trị và kinh tế của châu Âu. Hơn nữa, ngƣời Đức cịn muốn thành phố này là nơi tập trung khoa học và nghệ thuật. Riêng về khoa học, muốn cho bộ mơn này phát triển, cần phải cĩ các viện khảo cứu và nhiều nhà bác học danh tiếng. Tại Hoa Kỳ, ngồi các trƣờng đại học ra, cịn cĩ các viện khảo cứu đƣợc các nhà tƣ bản nhƣ Rockfeller, Carnegie, Guggenheim trợ giúp. Hồng Đế Wilhelm II cũng muốn các cơng trình tƣơng tự đƣợc thực hiện tại nƣớc mình. Vì thế các kinh tế gia, kỹ nghệ gia và các thƣơng gia Đức cùng nhau xây dựng vào việc thành lập viện Kaiser Wilhelm Gesellschaft.

Ngƣời ta đang tìm kiếm các nhà bác học lỗi lạc và sự chọn lựa đƣợc căn cứ theo giá trị khoa học của từng ngƣời. Vào thời kỳ đĩ, Max Planck và Walther Nernst là hai nhân vật dẫn đầu về khoa học của nƣớc Đức. Hai ơng này khuyên vị giám đốc viện Wilhelm, ơng Adolphe von Harnack, gửi giấy mời Albert Einstein, một ngơi sao sáng đang lên của nền trời vật lý mới. Einstein cũng đƣợc Planck và Nernst khuyên nhủ nên nhận lời để sau này cĩ thể trở thành nhân viên của Hàn lâm viện Hồng gia Phổ, một danh dự mà các giáo sƣ đại học đều ao ƣớc.

Cơng việc của Einstein trong viện sẽ là nghiên cứu theo ý riêng của mình. Ơng lại đƣợc mời làm Giáo sƣ đại học đƣờng Berlin, tại nơi này cơng

việc giảng dạy nhiều hay ít tùy ý. Việc quản trị đại học đƣờng cùng với việc trơng coi các kỳ thi, ơng sẽ khơng phải để tâm tới. Einstein đƣợc hồn tồn tự do khảo cứu.

Riêng đối với Einstein, ơng cũng phân vân trƣớc việc trở lại Berlin. Nhà bác học bị giằng co giữa hai ý tƣởng: quan niệm sống cho khoa học, cho bản thân và ý tƣởng về một chủ nghĩa xã hội hợp đạo lý. Ngồi ra tại Berlin, Einstein cịn cĩ cơ em họ, cơ Elsa. Cuộc ly dị cách đây vài năm với Mileva, đã khiến Einstein nghĩ tới việc lập lại một gia đình mới. Chính điều này cũng gĩp đơi phần vào quyết định của Einstein trở lại thành phố Berlin. Einstein từ bỏ Zurich vào cuối năm 1913. Năm 1914 Einstein trở thành giám đốc của viện Kaiser Wilhem tại Berlin, ngày 20 tháng 7 năm 1914, Einstein đọc bài phát biểu nhậm chức tại một phiên họp của Viện Hàn lâm khoa học Phổ.

Năm 1915 Einstein tiến thêm một bƣớc khổng lồ khi hồn tất thuyết tƣơng đối rộng, giải mã hồn tồn thuyết hấp dẫn của Newton vốn mang nhiều tính chất thần bí. Thuyết này đã từng chiếm ngự sân khấu khoa học hơn 200 năm, nay đƣợc thay thế bằng khơng – thời gian bốn chiều cong của hình học. Năm 1917 Einstein xuất bản cuốn sách “Về Thuyết tƣơng đối hẹp và Thuyết tƣơng đối rộng”. Sau Chiến tranh thế giới thứ I, cuốn sách đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng. Năm 1919 Einstein nổi tiếng thế giới; Đồn thiên văn của Hồng gia London tới Brazil quan sát nhật thực đã chứng minh tính đúng đắn của Thuyết tƣơng đối.

Từ trƣớc, Albert Einstein vẫn ghét chiến tranh. Ơng cho phổ biến các ý tƣởng của mình. Einstein đã diễn thuyết tại nhiều nơi nhƣ Hà Lan, Tiệp Khắc, Áo, vừa giảng giải về lý thuyết vật lý, vừa biện hộ cho ý tƣởng hịa bình.

Năm 1921 tại châu Âu, ngƣời Do Thái thấy rằng cần phải liên kết dịng giống của họ hiện đang sống rải rác khắp bốn phƣơng. Một phong trào phục hƣng quốc gia Do Thái đang thành hình. Vào năm 1921, Chaim Weizmann,

ngƣời lãnh đạo phong trào Do Thái tự trị (Zionism) cĩ gửi giấy mời Einstein cùng sang Hoa Kỳ vận động cho việc tái lập một quốc gia Do Thái tại Palestine. Weizmann muốn dùng danh tiếng của Einstein để khiến các nhà triệu phú Do Thái tại Hoa Kỳ giúp tiền thành lập một trƣờng đại học tại thủ đơ mới. Einstein nhận lời.

Tháng 5 năm 1921, Einstein đến New York tại Hoa Kỳ, Weizmann và Einstein đƣợc tiếp đĩn rất trịnh trọng. Einstein đã diễn thuyết tại nhiều nơi bằng tiếng Đức. Vào ngày 9 tháng 5 năm đĩ, Einstein đƣợc trao tặng văn bằng Tiến sĩ danh dự của trƣờng đại học Princeton và vị viện trƣởng đã ca tụng bằng tiếng Đức “một Christopher Columbus của khoa học, đã băng qua các đại dƣơng của tƣ tƣởng mới lạ”. Sau khi rời Hoa Kỳ, Einstein sang nƣớc Anh rồi trở về Berlin vào tháng 7 năm 1921. Năm 1922, nghĩa là một năm sau, Einstein mới đƣợc nhận giải Nobel Vật lý 1921.

Thuyết tƣơng đối của Albert Einstein tuy đƣợc nhiều ngƣời biết đến nhƣng vào thời kỳ này sự tranh luận cịn đang sơi nổi, ngƣời ta nghi ngờ khơng biết lý thuyết đĩ cĩ phải là một phát minh khoa học hay khơng. Bởi vì Alfred Nobel quy định rằng Giải thƣởng phải đƣợc trao tặng cho nhân vật nào đã phát minh ra thứ gì hữu ích cho nhân loại, nên viện hàn lâm Thụy Điển đã phân vân trƣớc cơng trình của Einstein về khoa học, rồi sau cùng quyết định nhƣ sau: “Giải thƣởng đƣợc trao cho Albert Einstein về định luật quang điện và cơng trình của ơng trong địa hạt Vật lý lý thuyết”.

Vào tháng 7 năm 1923, Albert Einstein sang Thụy Điển diễn thuyết trƣớc một số đơng các nhà bác học tại Goteborg. Vua Thụy Điển cũng tới dự. Trong năm 1925, Albert Einstein cĩ lần đi Nam Mỹ diễn thuyết, cịn các năm sau, ơng đều sống tại thành phố Berlin.

Vào mùa đơng năm 1930, Albert Einstein đƣợc mời tới thành phố Pasadena, thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ để diễn thuyết tại Viện Kỹ

thuật C.I.T. Trong thời gian này, Einstein cĩ gặp nhà bác học Robert Andrews Millikan, ngƣời đã làm cho miền California trở nên một trung tâm danh tiếng về nghiên cứu khoa học. Năm 1931, Tuyển tập "Mein weltbild” (Thế giới nhƣ tơi thấy) đƣợc dịch ra tiếng Anh và in trong tập thứ 13 của bộ sách “Living Philosophies”, Nhà xuất bản New York, Mỹ. Mùa đơng năm sau, Einstein trở lại Pasedena và quay về Berlin vào mùa xuân năm 1932, lúc mà nền Cộng hịa Đức hấp hối.

Einstein trở lại châu Âu vào đầu năm 1933 và ngụ tại Ostende, nƣớc Bỉ. Tại nƣớc Đức, dân chúng đã bắt đầu kỳ thị sắc dân Do Thái. Einstein đã rút khỏi viện hàn lâm Phổ với lý do trong hồn cảnh hiện tại tơi khơng cĩ mong muốn làm cơng dân Đức hoặc nán lại ở cƣơng vị gần nhƣ lệ thuộc vào bộ giáo dục Phổ. Cùng thời này Einstein nghỉ ở bãi biển La Coq, miền Ostende, Bỉ. Đây là lần cuối cùng Einstein đặt chân ở châu Âu. Bị coi là ngƣời Do Thái, cảm thấy lo ngại dƣới chế độ Đức quốc xã, ơng quyết định di cƣ sang Mỹ. Ơng trở thành Giáo sƣ tại viện nghiên cứu phát triển Princeton, bang New Jersey và làm việc tại Viện nghiên cứu những vấn đề hiện đại.

Sau khi thế chiến thứ hai đã bùng nổ, nhiều nhà bác học tại châu Mỹ lo lắng trƣớc tình trạng tiến triển và khả năng nguyên tử của nƣớc Đức. Họ liền báo động các thẩm quyền quân sự Hoa Kỳ và muốn bắt tay vào các cơng trình nghiên cứu nguyên tử tƣơng tự. Nhƣng cuộc vận động của họ khơng mang lại kết quả nào, vì vậy, họ đành phải nhờ tới danh tiếng của Albert Einstein.

Một ngày mùa hè năm 1939, trong bầu khơng khí ngột ngạt mùi thuốc súng ngay trên thềm Thế chiến II, L. Szilard và E. Wigner, hai nhà vật lý trẻ gốc Himgari nhập cƣ sang Mỹ, đi tìm Einstein ở Long Island trong một sứ mạng lịch sử. Vào câu chuyện, Szilard kể cho Einstein nghe thí nghiệm nhân neutron cùng với những tính tốn về phản ứng dây chuyền trong mơi trƣờng uranium-graphit của mình. Khơng ngại phật lịng, Einstein cắt lời ngƣời bạn

trẻ từng quen biết trƣớc đây ở Đức, “Daran habe ich gar nicht gedachtY” (Tơi chƣa bao giờ nghĩ nhƣ thế!). Nhƣng ngay sau đĩ, Einstein lại niềm nở hứa sẽ làm mọi việc để báo động chính phủ Mỹ về khả năng chế tạo bom nguyên tử. Thế là cĩ một cuộc hẹn thứ hai sau vài ngày, lần này Edward Teller, ngƣời đồng hƣơng thứ hai, sau này là bố đẻ bom khinh khí Mỹ lái xe chở Szilard đến gặp Einstein. Szilard chấp bút sẵn bức thƣ gửi Tổng thống Roosevelt và Einstein chỉ ký vào.

Bức thƣ gửi cho Tổng Thống Franklin Roosevelt cĩ nội dung nhƣ sau: “Thƣa ngài, Những cơng trình gần đây của E, Fermi và L. Szilard, mà tơi đã cĩ bản thảo trong tay, khiến tơi dự kiến rằng nguyên tố uranium cĩ thể trở thành một nguồn năng lƣợng mới và quan trọng trong tƣơng lai gần đây. Trong vịng bốn tháng gần đây - qua các cơng trình của Joliot ở Pháp cũng nhƣ Fermi và Szilard ở Mỹ - dƣờng nhƣ đã xuất hiện khả năng thực hiện phản ứng dây chuyền trong khối uranium, từ đĩ cĩ thể sản sinh ra năng lƣợng khổng lồ và một lƣợng vơ cùng lớn những nguyên tố (phĩng xạ) giống nhƣ radium. Tơi đuợc biết nƣớc Đức hiện đang ngừng việc bán uranium từ những mỏ ở Tiệp Khắc mà họ chiếm đƣợc. Hành động kịp thời đĩ của nƣớc Đức cĩ thể hiểu đƣợc căn cứ trên việc ngƣời con trai của thứ trƣởng trong chính phủ, von Weizsacker, đã về làm việc tại viện Kaiser-WiIhelm ở Berlin, tại đĩ ngƣời ta đang lặp lại một số thí nghiệm về uranium của Mỹ. Nƣớc Mỹ phải vƣợt lên về phƣơng diện này, nếu khơng, nền văn minh sẽ bị hủy diệt” [42, tr. 173].

Nhận đƣợc thƣ của nhà bác học Einstein, Tổng Thống Franklin D. Roosevelt liền chú tâm vào việc khởi thảo một chƣơng trình nghiên cứu nguyên tử lực và Hoa Kỳ đã mở đầu một cuộc chạy đua kinh khủng nhất trong lịch sử về khí giới chiến tranh. Dự án Manhattan, tên riêng của dự án chế tạo bom nguyên tử, đƣợc thành hình.

Năm 1944, bản viết tay bài viết “Điện động lực học của các vật chuyển động” (1905) Einstein đƣợc bán đấu giá tại Kansas City với giá 6 triệu đơla. Ở tuổi 67, Einstein nhận chức Chủ tịch Hội đồng chống chiến tranh nguyên tử.

Năm 1952, khi Chaim Weizmann, Tổng thống đầu tiên của Nhà nƣớc Israel qua đời, ngƣời mà tất cả những ngƣời Do Thái mong muốn sẽ trở thành tổng thống kế tiếp của Israel khơng ai khác hơn là Albert Einstein. Đây cũng là sự nhất trí trong nội các chính phủ của Thủ tƣớng Ben Gourion vào tháng 11năm 1952. Thế nhƣng, Albert Einstein đã quyết định từ chối trở thành tổng thống Israel. Trong bức thƣ gửi cho Abba Eban, Đại sứ Israel tại Mỹ vào ngày 18 tháng 11 năm 1952, Einstein viết:

“Kính gửi ngài đại sứ. Tơi rất cảm động về lời đề nghị trở thành tổng thống Israel nhân danh Thủ tƣớng Ben Gourion, nhƣng cũng rất buồn vì phải từ chối lời đề nghị này. Do cả cuộc đời của tơi chỉ biết cống hiến cho khoa học nên tơi cho rằng mình khơng đủ tố chất và kinh nghiệm để điều hành cơng việc của một quốc gia. Hơn nữa, tuổi tác và sức khỏe là rào cản vơ hình khĩ cĩ thể giúp tơi hồn thành một nhiệm vụ quan trọng nhƣ vậy. Thế nhƣng cho dù cĩ ở bất cứ nơi đâu, trong bất kỳ hồn cảnh nào, tơi vẫn cố gắng làm tốt nhiệm vụ của một ngƣời Do Thái. Ƣớc nguyện của tơi là muốn thấy một nhà nƣớc Do Thái chung sống hịa bình với các dân tộc Ả Rập khác. Tơi hy vọng đất nƣớc Israel sẽ tìm đƣợc một ngƣời kế thừa xứng đáng cho cố Tổng thống Weizmann”.

Việc này đã trở thành một sự kiện nổi tiếng cuối cùng trong cuộc đời vốn dĩ đã rất nổi tiếng của Albert Einstein, bởi sau đĩ ơng lui về sống nốt những năm tháng cịn lại của cuộc đời tại Princeton.

Albert Einstein qua đời vào ngày 18-4-1955. Trƣớc khi chết, ơng đã viết giấy tặng bộ ĩc của mình cho các nhà nhân chủng học nghiên cứu.

Trong thế kỷ 20, Thuyết tƣơng đối của Albert Einstein đã làm thay đổi quan niệm khoa học thơng thƣờng của con ngƣời và ngƣời ta chỉ gặp các cuộc Cách mạng tƣ tƣởng tƣơng tự với Newton và Darwin trong các thế kỷ trƣớc. Vì thế, đại văn hào Bernard Shaw đã khơng nhầm lẫn khi gọi Albert Einstein là “vĩ nhân thứ tám” của ghế giới khoa học, sau Pythagoras, Aristotle,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng chính trị và xã hội của ALBERT EINSTEIN (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)