Tƣ tƣởng về chủ nghĩa xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng chính trị và xã hội của ALBERT EINSTEIN (Trang 51 - 54)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3. Tƣ tƣởng về chủ nghĩa xã hội

Einstein phân tích những mâu thuẫn và khuyết tật trong nền kinh tế tƣ bản. Sự phân tích này cĩ phần phù hợp với tƣ tƣởng của C. Mác trong “Tƣ bản” và của V.I Lênin trong “Chủ nghĩa đế quốc – giai đoạn cao nhất của chủ nghĩa tƣ bản”. Trong bài báo “Tại sao phải cĩ chủ nghĩa xã hội” (Why Socialism), Einstein nĩi:

“Tƣ bản tƣ nhân cĩ khuynh hƣớng tập trung trong tay một số ít ngƣời, một phần do sự cạnh tranh giữa các nhà tƣ bản. Và một phần nhờ sự phát triển của cơng nghệ và sự phân cơng lao động ngày càng cao đã thúc đẩy sự ra đời của một số đơn vị sản xuất lớn nhờ sự thua thiệt của những đơn vị sản xuất nhỏ hơn. Kết quả là sự hình thành tầng lớp tƣ bản đầu sỏ mà quyền lực của nĩ khơng thể kiểm sốt đƣợc ngay cả trong một xã hội về chính trị đƣợc tổ chức

một cách dân chủ” [Why Socialism, 61]. Einstein cũng phản đối nền kinh tế tƣ nhân khơng đƣợc nhà nƣớc kiểm sốt, với những hợp đồng lao động “khơng ràng buộc” đƣa đến tình trạng sa thải cơng nhân tùy ý của chủ nhân tƣ bản, cũng nhƣ mức lƣơng khơng xứng với khả năng, và giá trị mặt hàng sản xuất.

Chính sự độc quyền về kinh tế của tƣ bản đầu sỏ là trở ngại chính cho sự thực hiện chế độ dân chủ. Ơng nĩi tiếp:

“Sự thật là đại biểu các cơ quan lập pháp đƣợc các chính đảng bầu ra, đƣợc cung cấp tài chính hoặc bị chịu ảnh hƣởng của các nhà tƣ bản, cịn đại biểu của nhân dân khơng thể bảo vệ một cách cĩ hiệu quả quyền lợi của họ. Tƣ bản tƣ nhân tất nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp nắm quyền kiểm sốt những nguồn thơng tin (báo chí, đài phát thanh, giáo dục). Do vậy, cá nhân cơng dân cực kỳ khĩ khăn và thật ra trong nhiều trƣờng hợp hồn tồn khơng thể cĩ sự hiểu biết khách quan và sử dụng một cách thơng minh những quyền chính trị của mình” [61].

Từ sự phân tích nhƣ vậy, Einstein đi đến kết luận về tính tất yếu của sự thay thế chủ nghĩa tƣ bản bằng chủ nghĩa xã hội dựa trên sự phát triển cĩ kế hoạch khơng chỉ về mặt kinh tế mà cịn về mặt giáo dục con ngƣời nữa. Đĩ là lý do ơng giải thích “Tại sao phải cĩ chủ nghĩa xã hội”. Ơng nĩi:

“Tơi tin rằng chỉ cĩ một cách duy nhất cĩ thể loại bỏ đƣợc những khuyết tật nghiêm trọng này là thơng qua việc thiết lập nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, cùng với một hệ thống giáo dục hƣớng tới những mục đích xã hội. Trong một nền kinh tế nhƣ vậy, những tƣ liệu sản xuất do chính xã hội sở hữu và đƣợc sử dụng một cách cĩ kế hoạch. Một nền sản xuất cĩ kế hoạch điều chỉnh nền sản xuất theo nhu cầu của cộng đồng sẽ phân phối cơng ăn việc làm cho những ngƣời cĩ khả năng lao động và sẽ đảm bảo cuộc sống cho mọi ngƣời. Việc giáo dục con ngƣời ngồi việc phát triển những khả năng vốn cĩ

của cá nhân, sẽ phát triển trong anh ta một ý thức trách nhiệm đối với đồng bào của mình thay cho tình trạng tán dƣơng quyền lực và sự thành đạt trong xã hội hiện tại” [61].

Tuy nhiên Einstein cũng chỉ ra một khĩ khăn, mâu thuẫn giữa kế hoạch của nhà nước với sự tự do, tự chủ trong hoạt động của cá nhân, làm thế nào

mà kế hoạch hĩa khơng dẫn đến tình trạng quan liêu. Ơng nĩi:

“Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng một nền kinh tế cĩ kế hoạch chƣa phải là chủ nghĩa xã hội. Một nền kinh tế cĩ kế hoạch nhƣ vậy cĩ thể đi kèm với sự nơ dịch hồn tồn đối với cá nhân. Để đạt đƣợc chủ nghĩa xã hội cần phải giải quyết đƣợc những vấn đề chính trị - xã hội cực kỳ khĩ khăn: làm thế nào để cĩ thể thực hiện sự tập trung chính trị và kinh tế mà lại ngăn ngừa đƣợc tình trạng quan liêu khơng để nĩ trở thành lớn mạnh. Làm thế nào để quyền của cá nhân đƣợc bảo vệ và thêm vào đĩ một đối trọng với nạn quan liêu đƣợc đảm bảo” [61].

Einstein khơng ủng hộ quan điểm và tình trạng thực tế ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa về việc nhà nƣớc nắm độc quyền kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Ơng chỉ ra tính chất quan liêu của kinh tế nhà nước và tập thể, nên các doanh nghiệp này khơng thể cĩ năng suất cao đƣợc. Ơng nĩi :

“Ở nƣớc Nga, ngƣời ta thậm chí khơng cĩ đƣợc một chiếc bánh mỳ đàng hồng... Cĩ lẽ tơi quá bi quan về những gì liên quan đến các doanh nghiệp của nhà nƣớc và của các tập thể khác, nhƣng tơi vẫn khơng trơng đợi một cái gì tốt đẹp từ đĩ cả. Nạn quan liêu là tử thần của mọi năng suất. Bản thân tơi đã nhìn thấy và nếm trải quá nhiều điều khủng khiếp, kể cả ở nƣớc tƣơng đối mẫu mực nhƣ là Thụy Sĩ”. [1, tr. 151]

Chính vì lý do này mà Albert Einstein chƣa bao giờ đƣợc các nhà chính trị và lý luận xã hội chủ nghĩa trƣớc đổi mới đánh giá cao. Họ luơn cố tình khơng đếm xỉa đến tƣ tƣởng của ơng về chủ nghĩa xã hội. Vì thế, ngƣời ta chỉ

biết Einstein là một nhà khoa học thiên tài, nhƣng khơng hề biết ơng là một nhà tƣ tƣởng chính trị cĩ tầm nhìn vƣợt thời đại.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng chính trị và xã hội của ALBERT EINSTEIN (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)