Tƣ tƣởng về thể chế chính trị, chức năng và nhiệm vụ của nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng chính trị và xã hội của ALBERT EINSTEIN (Trang 49 - 51)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Tƣ tƣởng về thể chế chính trị, chức năng và nhiệm vụ của nhà nƣớc

nƣớc

- Tư tưởng của Einstein về thể chế chính trị

Albert Einstein ủng hộ chế độ dân chủ, phản đối chế độ cai trị độc đốn và tệ sùng bái cá nhân. Ơng nêu rõ thái độ chính trị của mình: “Lý tƣởng chính trị của tơi là lý tƣởng dân chủ. Mỗi ngƣời cần đƣợc tơn trọng nhƣ một nhân cách và khơng ai đƣợc thần thánh hĩa” [1, tr. 18].

Khẳng định quyền và nghĩa vụ của cơng dân, con ngƣời sinh ra đều nhƣ nhau, mỗi ngƣời cần đƣợc tơn trọng về sự độc lập cá nhân, vì vậy loại bỏ mọi sự áp đặt, đè nén, can thiệp lên bản thân ngƣời khác. Tƣ tƣởng chính trị của Einstein là tƣ tƣởng chính trị dân chủ đĩ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân cĩ quyền chọn cho mình ngƣời cầm lái, khơng đƣợc dùng bạo lực ép buộc những ngƣời đi theo, vì đối với ơng: “Một hệ thống độc đốn dựa trên sự cƣỡng bức sẽ sớm bị thối hĩa trong một thời gian ngắn. Bạo lực luơn hấp dẫn những kẻ thấp kém về đạo đức, và tơi tin rằng đã thành quy luật: nối nghiệp những tên bạo chúa thiên tài luơn là những tên khốn kiếp. Vì lý do đĩ, tơi luơn là ngƣời quyết liệt chống lại những hệ thống nhƣ vậy, những hệ thống mà chúng ta đang thấy ở Ý và Nga hiện nay” [1, tr. 18].

Einstein ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa tự do chính trị: Đĩ là quyền mà ngƣời ta cĩ thể làm mọi cái mà pháp luật cho phép. Ơng nĩi: “Chừng nào tơi cịn cĩ quyền lựa chọn, tơi sẽ chỉ lƣu lại xứ sở nào mà quy tắc của nĩ là tự do chính trị, khoan dung, và bình đẳng giữa mọi cơng dân trƣớc luật pháp. Tự do chính trị nghĩa là quyền tự do phát biểu quan điểm chính trị của mình bằng lời nĩi và bằng văn bản; khoan dung là tơn trọng mọi xác tín của bất kỳ cá nhân nào” [1, tr. 163].

Einstein cho rằng thể chế cộng hịa tổng thống là đại diện cho quyền lợi chính trị của dân, điển hình là Mỹ, ứng cử viên tổng thống chứng minh đƣợc

nhân cách và bản lĩnh cá nhân của mình trƣớc cử tri. Ơng nĩi : “Về mặt này, tơi cho rằng nƣớc Mỹ đã cĩ lựa chọn đúng: họ cĩ một tổng thống cĩ trách nhiệm, đƣợc bầu cho một thời gian đủ dài và cĩ đủ quyền lực để thực sự đảm nhận đƣợc trọng trách [1,tr. 19]. Đĩ là chế độ bầu cử phổ thơng trực tiếp khơng chỉ đối với nghị sĩ quốc hội mà cịn áp dụng đối với tổng thống. Đối với việc bầu tổng thống hiện nay, ngồi chế độ phổ thơng đầu phiếu cịn cĩ chế độ cử tri đại diện. Những ngƣời cĩ khả năng đƣợc đề cử phải tranh cử ở vịng cơ sở (tức vịng bầu cử tiến hành trong số các thành viên cĩ đăng ký của đảng) đƣợc tổ chức vào một thời điểm nào đĩ trƣớc cuộc bầu cử chung. Các ứng cử viên đƣợc lựa chọn trƣớc hết tại đại hội đảng, mà đại hội thƣờng bị kiểm sốt bởi các “bộ máy” hay phe phái của các nhà chính trị chuyên nghiệp. Tình hình đĩ diễn ra đồng thời với sự xuất hiện ở các bang và các chính quyền địa phƣơng chủ động và trƣng cầu dân ý, yêu cầu phải cĩ sự tham gia trực tiếp của cử tri vào việc thơng qua luật pháp và sửa đổi hiến pháp bang.

- Tư tưởng của Einstein về chức năng, nhiệm vụ của nhà nước

Theo Einstein, nhà nƣớc tồn tại vì con ngƣời, chứ khơng phải con ngƣời tồn tại vì nhà nƣớc. Ơng nĩi: “Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của nhà nƣớc là bảo vệ cá nhân và tạo cho cá nhân khả năng phát triển thành nhân cách sáng tạo” [1, tr. 118]. Nhà nƣớc khơng phải là cơ quan quyền lực bên ngồi và bên trên nhân dân, mà là cơng cụ quyền lực chung của dân. Chức năng cơ bản của nĩ khơng phải là áp đặt hoặc là làm thay cho từng cơng dân, mà là tạo ra mơi trƣờng xã hội cho từng cá nhân cơng dân cĩ thể phát huy cao độ tính tích cực sáng tạo của mình để mƣu cầu hạnh phúc. Ơng nĩi:

“Nhà nƣớc cần phải là ngƣời đầy tớ của chúng ta, chứ khơng phải chúng ta là nơ lệ của nhà nƣớc. Nhà nƣớc vi phạm địi hỏi này, khi nĩ dùng bạo lực để ép buộc chúng ta phải phục vụ quân đội và chiến tranh, đặc biệt là khi sự phục vụ nơ lệ này hƣớng đến mục tiêu và kết quả tàn sát những ngƣời

dân nƣớc khác hoặc gây tổn hại cho sự tự do phát triển của họ. Chúng ta chỉ nên dành cho nhà nƣớc những hy sinh mang lại kết quả tốt đẹp cho sự phát triển tự do của các cá nhân”. [1, tr. 118].

Theo Einstein, chức năng của nhà nƣớc khơng phải làm kinh doanh, mà là quản lý, điều tiết sản xuất. Quan điểm của Einstein về chức năng và nhiệm vụ nhà nƣớc cĩ phần giống với quan điểm của chủ nghĩa tự do. Nhà nƣớc chỉ đĩng vai trị trọng tài, quản lý và điều tiết nền kinh tế quốc dân. Ơng nĩi:

“Tơi cĩ xu hƣớng cho rằng, nhà nƣớc cĩ thể thực sự cĩ vai trị đối với quá trình sản xuất chỉ với tƣ cách là nhân tố hạn chế và điều tiết. Nhà nƣớc phải quan tâm sao cho sự cạnh tranh của các lực lƣợng lao động đƣợc vận động trong các giới hạn lành mạnh, sao cho một sự phát triển bền vững đƣợc đảm bảo cho tất cả trẻ em và sao cho đồng lƣơng lao động cĩ đủ, để các hàng hĩa đƣợc sản xuất ra cũng đƣợc sử dụng. Qua chức năng điều tiết của mình, nhà nƣớc cĩ thể cĩ ảnh hƣởng quyết định, nếu các biện pháp của nĩ đƣợc các chuyên gia độc lập chuẩn bị tốt về mặt chuyên mơn nghiệp vụ” [1, tr. 151].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng chính trị và xã hội của ALBERT EINSTEIN (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)