6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.3. Cơ quan BHXH
BHXH đóng vai trò trụ cột trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội. Vì vậy, để NLĐ và ngƣời sử dụng lao động đều đóng BHXH thì cần sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành trong việc thực thi chính sách BHXH cho NLĐ sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, góp phần đảm bảo An sinh xã hội. Việc phối hợp thực hiện chính sách BHXH cho NLĐ thiếu đồng bộ, không nghiêm túc sẽ dẫn đến tình trạng trốn đóng, nợ đóng
27
BHXH diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, gây thất thoát quỹ BHXH, đồng thời tạo ra dƣ luận xã hội không tốt, ảnh hƣởng đến chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Do vậy các cấp, các ngành phải có sự phối hợp đồng bộ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH đến mọi ngƣời dân bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú nhằm phát triển đối tƣợng tham gia BHXH; cơ quan thông tin, truyền thông thƣờng xuyên biểu dƣơng, khen thƣởng kịp thời những doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách BHXH; đồng thời nhắc nhở, phê bình các doanh nghiệp vi phạm pháp luật BHXH trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Cục thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ phối hợp chặt chẽ với BHXH rà soát, thống kê các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, nắm rõ đối tƣợng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc để yêu cầu các doanh nghiệp tham gia BHXH đầy đủ cho ngƣời lao động theo quy định của pháp luật. Sở Lao động – Thƣơng binh và xã hội phối hợp với Liên đoàn lao động và BHXH tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động để yêu cầu các đơn vị đóng BHXH đầy đủ, kịp thời; ngăn ngừa, phát hiện các hành vi lạm dụng, chiếm dụng quỹ BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm những trƣờng hợp nợ BHXH kéo dài ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời lao động.
1.3.4. Nhận thức của ngƣời lao động và chủ sử dụng lao động về việc đóng BHXH
-Quyền và nghĩa vụ trong BHXH rõ nhất là vấn đề đóng và hƣởng BHXH. Ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động luôn mong muốn chỉ phải đóng góp BHXH ở mức thấp nhất (giảm chi phí cho gia đình và doanh nghiệp), nhƣng lại muốn đƣợc hƣởng BHXH tốt nhất. Vì thế, ngƣời tham gia BHXH mới tìm cách trì hoãn việc đóng BHXH hoặc giảm mức đóng góp BHXH (khai lƣơng thấp, giảm số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH,
28
chậm đóng, nợ BHXH)...Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý thu BHXH là làm thế nào để giảm thiểu những sự lạm dụng và vi phạm pháp luật vềBHXH.
-Thƣờng thì, từ chỗ nhận thức giản đơn về việc tham gia BHXH, tức là không tham gia, hoặc chƣa tham gia hay tham gia ở mức độ nhất định vẫn không ảnh hƣởng đến hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp, nên ngƣời sử dụng lao động không có kế hoạch tài chính chủ động thực hiện việc đăng ký tham gia BHXH; ngay chính bản thân ngƣời lao động cũng chƣa có thói quen sống vì bảo hiểm. Chủ doanh nghiệp chỉ thấy lợi trƣớc mắt, lợi cục bộ cho doanh nghiệp, thiếu quan tâm đến đời sống và quyền lợi BHXH của ngƣời lao động nên tìm mọi cách trốn tránh đăng ký tham gia BHXH cho ngƣời lao động hoặc đăng ký tham gia theo kiểu đối phó khi có thanh tra, kiểm tra. Tình trạng chủ doanh nghiệp ký hợp đồng lao động có thời hạn dƣới 3 tháng với ngƣời lao động và hợp đồng vụ việc, nhằm lách luật về BHXH. Đây là nhận thức lạc hậu, thói quen thời bao cấp không còn phù hợp trong điều kiện mới hiện nay.
29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Quản lý thu BHXH là nhiệm vụ trọng tâm của ngành BHXH. Nội dung chƣơng 1 nhằm nghiên cứu những cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc về quản lý thu BHXH, bao gồm:
- Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của BHXH, quản lý nhà nƣớc về BHXH và khái niệm mục tiêu quản lý thu BHXH.
- Các nội dung quản lý thu BHXH
+ Tuyên truyền về chế độ, chính sách pháp luật BHXH + Lập dự toán thu BHXH
+ Tổ chức thu BHXH + Quyết toán thu
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH
Khi tiến hành quản lý nhà nƣớc về thu BHXH cần phải chú ý các nhân tố: hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về BHXH; Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; Phối hợp giữa cơ quan BHXH và các cơ quan ban ngành liên quan tại địa phƣơng trong công tác thu BHXH; Cơ quan BHXH; Nhận thức của ngƣời lao động và chủ sử dụng lao động về việc đóng BHXH.
Từ đó làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý nhà nƣớc về quản lý thu BHXH trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
30
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUẢN LÝ THU BHXH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA QUẬN NGŨ HÀNH SƠN ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUẢN LÝ