6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Thực trạng lập dự toán thu BHXH trên địa bàn quận Ngũ Hành
tác để cụ thể hoá và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, chính sách BHXH. Tuy nhiên theo số liệu khảo sát cho thấy việc triển khai chƣa kịp thời, văn bản hƣớng dẫn gửi đến đơn vị thực hiện chƣa đáp ứng với thời gian mà văn bản có hiệu lực thi hành. Tổ chức triển khai tập huấn cho đơn vị chƣa sâu rộng, việc hƣớng dẫn trực tiếp để thực hiện các chính sách mới còn hạn chế, mọi thông tin chủ yếu chuyển tải qua văn bản. Việc này dẫn đến một số đơn vị chƣa nắm bắt thông tin nên lúng túng trong quá trình thực thi chính sách BHXH, dẫn đến khi thực thi còn bị động.
2.2.2. Thực trạng lập dự toán thu BHXH trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn Hành Sơn
Xác định đối tƣợng tham gia BHXH
Trong thời gian qua, việc xác định đối tƣợng tham gia BHXH để có căn cứ lập dự toán thu đƣợc BHXH quận Ngũ hành Sơn hết sức quan tâm và chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát các doanh nghiệp và đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn quận để xác định đối tƣợng và dự kiến số đối tƣợng tham gia BHXH.
Xác định mức đóng BHXH
Tại điều 90, chƣơng VI “Tiền lƣơng” của Bộ luật Lao động ban hành năm 2012 có ghi: “Tiền lƣơng là khoản tiền mà ngƣời sử dụng lao động trả
43
cho ngƣời lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lƣơng bao gồm mức lƣơng theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lƣơng và các khoản bổ sung khác. Mức lƣơng của ngƣời lao động không đƣợc thấp hơn mức lƣơng tối thiểu do chính phủ quy định”.
Chính sách tền lƣơng là căn cứ đóng BHXH và cách xác định tổng quỹ tiền lƣơng làm căn cứ đóng. Tổng quỹ lƣơng là cơ sở quan trọng mà trách nhiệm của cơ quan BHXH các cấp phải nắm đƣợc để thu BHXH đồng thời làm cơ sở để lập dự toán thu cho năm sau.
Trong những năm qua, BHXH quận Ngũ Hành sơn đã hoàn thành tốt kế hoạch thu BHXH là nhờ vào công tác quản lý tốt tổng quỹ lƣơng trích nộp BHXH và không ngừng khai thác và mở rộng đối tƣợng tham gia đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.7. Tổng quỹ lương trích đóng BHXH (2014-2016)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng quỹ tiền lƣơng 375,970 435,748 552,660 Số phải nộp BHXH 97,751 113,294 143,660
(Nguồn: BHXH quận Ngũ Hành Sơn)
Qua bảng số liệu cho thấy: Tổng quỹ lƣơng có xu hƣớng tăng liên tục qua các năm, với tốc độ tƣơng đối nhanh. Thể hiện công tác thu ở BHXH quận Ngũ Hành Sơn liên tục đƣợc cải thiện. Năm 2015, tổng quỹ lƣơng tăng so với năm 2014 là 59,778 tỷ đồng. Năm 2016, tổng quỹ lƣơng tăng cao hơn so với năm 2015 là 116,912 tỷ đồng.
Quận Ngũ hành Sơn có số lƣợng đơn vị SDLĐ tăng nhanh trong thời gian qua dẫn đến việc số thu BHXH ngày tăng cao.
Một trong những nguyên nhân khác làm tổng quỹ lƣơng thay đổi là do mức lƣơng trích nộp tăng thông qua các Nghị định tiền lƣơng của Chính phủ.
44
Do cơ sở để tính toán mức đóng và hƣởng BHXH phụ thuộc vào tiền lƣơng tối thiểu do Nhà nƣớc quy định. Nên khi Nhà nƣớc nâng lƣơng tối thiểu chung, đồng nghĩa với việc mức đóng BHXH cũng tăng lên và số thu cũng tăng theo. Tính từ năm 1995 đén nay, Chính phủ đã thực hiện 16 lần điều chỉnh lƣơng tối thiểu từ 120.000 đồng/ tháng của năm 1995, đến năm 2017 tăng lên là 1.300.000 đồng/tháng. Sự điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu chung của Nhà nƣớc nhằm nâng cao mức sống của ngƣời lao động và cán bộ, công chức viên chức hƣởng lƣơng từ NSNN. Ngoài ra với việc phát triển kinh tế thế giới cũng nhƣ trong khu vực, cũng nhƣ đảm bảo cho ngƣời lao động Việt Nam làm việc trong các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhƣ: Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tƣ nhân... Chính phủ đã quy định mức lƣơng tối thiểu vùng từ thang 01/2008, từ đó đến nay đã điều chỉnh 08 lần, việc điều chỉnh này cũng nhằm tạo sự bình đẳng về thu nhập giữa các vùng với nhau để bù đắp chi phí sinh hoạt hàng ngày đối với khu vực tập trung ở các vùng đô thị nơi có mức giá cao.
Thêm vào đó đối với các lao động đóng BHXH theo thang bảng lƣơng Nhà nƣớc quy định, mức đóng còn phụ thuộc vào hệ số lƣơng, vì thế khi Nhà nƣớc điều chỉnh lại thang bảng lƣơng thì mức đóng BHXH cũng đƣợc thay đổi.
Việc điều chỉnh lƣơng tối thiểu chung cũng nhƣ tăng mức lƣơng tối thiểu vùng là một dấu hiệu thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc đến đời sống ngƣời lao động, từ đó giúp cho ngƣời lao động tăng thu nhập và có cuộc sống ngày càng ổn định và phát triển hơn.
Trong những năm qua, mức lƣơng tối thiểu vùng đƣợc chính phủ điều chỉnh. Chính phủ cũng chia mức lƣơng tối thiểu thành 4 vùng cho phù hợp với thực tế địa phƣơng và thành phố Đà Nẵng thuộc vùng 2. Mức lƣơng tối thiểu vùng đƣợc thể hiện qua bảng sau:
45
Bảng 2.8. Mức lương tối thiểu vùng năm 2016 và năm 2017
Đơn vị tính: triệu đồng/tháng
Vùng Mức lƣơng tối thiểu vùng
Địa bàn áp dụng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Vùng 1 2,7 3,1 3,5
Vùng 2 2,4 2,75 3,1 TP Đà Nẵng Vùng 3 2,1 2,4 2,7
Vùng 4 1,9 2,15 2,4
(Nguồn: chính phủ)
Qua bảng trên ta thấy từ năm 2014 đến năm 2016, mỗi năm chính phủ đều có sự điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu vùng để bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động. Mức lƣơng tối thiểu ở vùng 2: năm 2014 là 2,4 triệu/tháng; đến năm 2015 điều chỉnh tăng lên 2,75, tăng 14,58% so với năm 2014; năm 2016 điều chỉnh tăng lên 3,1 triệu/tháng, tăng 12,72% so với năm 2015. Việc điều chỉnh lƣơng tối thiểu của từng vùng cũng nhằm tạo sự bình đẳng về mặt thu nhập giữa các vùng với nhau để bù đắp chi phí sinh hoạt hang ngày đối với khu vực vùng đô thị có mức giá sinh hoạt cao hơn.
Mức lƣơng cơ sở cũng đƣợc Chính phủ điều chỉnh cho phù hợp chung với tình hình kinh tế cả nƣớc. Mức lƣơng cơ sở áp dung chung cho cả nƣớc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.9. Mức lương cơ sở năm 2014-2016
Đơn vị tính: triệu đồng/tháng
Năm Mức lƣơng cơ sở
Năm 2014 1,15
Năm 2015 1,15
Năm 2016 1,21
46
Qua bảng mức lƣơng cơ sở trên, ta thấy mức lƣơng cơ sở đƣợc điều chỉnh, cụ thể: năm 2014, 2015 có mức lƣơng cơ sở là: 1,15 triệu/ tháng; năm 2016 điều chỉnh lên 1,21 triệu/tháng, tăng 5,2% so với năm 2014,2015. Việc điều chỉnh mức lƣơng cơ sở nhằm nâng cao mức sống của ngƣời lao động và cán bộ, công nhân viên chức hƣởng lƣơng từ NSNN.
Nội dung dự toán thu BHXH
Vào quý 3 hàng năm,BHXH quận Ngũ Hành Sơn đã lên dự toán thu cho năm sau và báo cáo về BHXH thành phố Đà Nẵng căn cứ vào việc xác định số đối tƣợng, mức tăng lƣơng tối thiểu vùng, lƣơng cơ sở, mức đóng, tổng quỹ lƣơng và tình hình thực tế số dân và số lao động tại địa phƣơng và mục tiêu chung của ngành BHXH.
Dựa vào tình hình thực tế tại địa phƣơng và mục tiêu chung của ngành, BHXH TP Đà Nẵng phân bổ dự toán thu về số đối tƣợng tham gia BHXH cho BHXH quận thực hiện dự toán thể hiện qua bảng 2.10:
Bảng 2.10. Tình hình lập dự toán và thực hiện dự toán về số đối tượng tham gia năm 2014 - 2016
Đơn vị tính: người
Năm Dự toán Thực hiện Đạt (%) Năm 2014 7,232 8,831 122.11 Năm 2015 7,948 9,862 124.08 Năm 2016 8,876 11,526 129.86
(Nguồn: BHXH quận Ngũ Hành Sơn)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy, năm 2014 BHXH quận Ngũ Hành Sơn lập dự toán số ngƣời tham gia BHXH là 7.232 ngƣời, tuy nhiên số ngƣời thực tế tham gia BHXH năm 2014 là 8.831 ngƣời, vƣợt 22,11% dự toán; Năm 2015 lập dự toán là 7.948 ngƣời, đã thực hiện thu 9.862 ngƣời, vƣợt 24,08%; Năm 2016 lập dự toán là 8.876 ngƣời, đã thực hiện thu 11.526 ngƣời, vƣợt 29,86%.
47
Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phƣơng và mục tiêu chung của ngành, BHXH TP Đà Nẵng phân bổ dự toán thu về số thu BHXH cho BHXH quận thực hiện dự toán thể hiện qua bảng 2.11:
Bảng 2.11. Tình hình lập dự toán và thực hiện dự toán về số thu BHXH năm 2014 - 2016
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm Dự toán Thực hiện Đạt(%) Năm 2014 73,79 98,73 133.79 Năm 2015 88,86 112,8 126.95 Năm 2016 101,52 145,46 143.28
(Nguồn: BHXH quận Ngũ Hành Sơn)
Qua bảng số liệu 2.11. ta thấy, năm 2014 BHXH quận Ngũ Hành Sơn lập dự toán số thu BHXH là 73,79 tỷ đồng , tuy nhiên số thu BHXH thực tế năm 2014 là 98,73tỷ đồng, vƣợt 33,79% dự toán; Năm 2015 lập dự toán là 88,86 tỷ, đã thực hiện thu 112,8 tỷ đồng, vƣợt 26,95%; Năm 2016 lập dự toán là 101,52 tỷ đồng, đã thực hiện thu 145,46 tỷ đồng, vƣợt 43,28%.
Qua bảng 2.10. và bảng 2.11, có thể nhận thấy rằng việc lập dự toán thu của BHXH quận Ngũ Hành Sơn đã không sát với thực tế thực hiện đƣợc hàng năm và chƣa căn cứ vào số đã thực hiện của các năm trƣớc để lập dự toán, dẫn đến lúc lập dự toán thì quá thấp, nhƣng khi thực hiện thu thì vƣợt tỷ lệ so với dự toán lập quá cao.