Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thu BHXH trên địa bàn quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 42 - 44)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3. Đặc điểm kinh tế

Năm 2016, tổng thu ngân sách trên địa bàn quận thực hiện đạt 264,3 tỷ đồng, đạt trên 187%, trong đó thu cân đối của quận đạt 243,6 đến tỷ đồng, đạt trên 172% dự toán thành phố giao và bằng 157,5% so với cùng kỳ năm trƣớc. Các khoản thu thuế đạt cao, cụ thể Thuế ngoài quốc doanh tăng hơn 30%, thuế phi nông nghiệp đạt tăng hơn 54%, lệ phí trƣớc bạ tăng hơn 92,3% và thuế thu nhập cá nhân tăng 120,8%.

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, năm 2016 quận Ngũ Hành Sơn vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng khá, cơ cấu kinh tế từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế ƣớc thực hiện 1.711,2 tỷ đồng, đạt trên 106,9% kế hoạch thành phố và quận, tăng 21,5% so với năm 2015, trong đó, giá trị ngành du lịch- dịch vụ- thƣơng mại của quận vẫn duy trì đƣợc đà tăng trƣởng với tổng giá trị sản xuất ƣớc thực hiện 1.107,6 tỷ đồng, đạt 105,7% kế hoạch năm và tăng 31,3% so với năm trƣớc. Điều này cho thấy những giải pháp mà quận Ngũ Hành Sơn đƣa ra nhằm đƣa ngành du lịch- dịch vụ- thƣơng mại trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ IV và thứ V đang dần phát huy đƣợc tính hiệu quả. Đặc biệt, với việc đầu tƣ vào trùng tu, tôn tạo các hạng mục di tích, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch, trong năm 2016, Khu Du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn đã thu hút trên 1.221.000 lƣợt khách đến tham quan, tăng hơn 34% so với năm 2015, doanh thu hơn 18 tỷ 737 triệu đồng, đạt trên 170%, dịch vụ thang máy thu hơn 11 tỷ đồng. Đây là con số ấn tƣợng sau 17 năm thành lập.

Trong những năm qua, quận Ngũ Hành Sơn đã phát triển nhanh cả về cơ sở hạ tầng, các ngành nghề, đã chuyển đổi từ một quận chủ yếu là nông, ngƣ nghiệp sang các ngành công nghiệp – TTCN, xây dựng cơ bản và nhất là phát triển mạnh ngành thƣơng mại – dịch vụ thể hiện qua bảng 2.2.

33

Bảng 2.2. Bảng giá trị sản xuất kinh tế ngoài quốc doanh tại BHXH quận Ngũ Hành Sơn năm 2014-2016

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Giá trị Tỉ lệ % Giá trị Tỉ lệ % Giá trị Tỉ lệ % 1. Công nghiệp - TTCN 313 26.17 325 23.08 337 20.37 3. Xây dựng cơ bản 152 12.71 175 12.43 192 11.61 4. Nông nghiệp 31 2.59 33 2.34 33 2.00 5. Thủy sản 26 2.17 30 2.13 33 2.00 6. Lâm nghiệp - - - 7. Thƣơng mại - dịch vụ 637 53.26 844 59.94 1058 63.97 Tổng số 1.196 1.408 1.654

(Nguồn: Chi cục thống kê quận Ngũ Hành sơn)

Từ bảng 2.2 cho thấy từ năm 2014 đến năm 2016, cơ cấu giá trị sản xuất các ngành công nghiệp – TTCN, xây dựng cơ bản, nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp và thƣơng mại – dịch vụ thay đổi từ cơ cấu 26,17 – 12,71 – 2,59 – 2,17 – 53,26 sang cơ cấu 20,37 – 11,61 – 2,00 – 2,00 – 63,97. Năm 2014 – 2016 có sự chuyển dịch tỷ trọng cơ cấu của các ngành kinh tế ( trừ ngành thƣơng mại dịch vụ) sang ngành thƣơng mại – dịch vụ.

Trong năm qua, giá xăng dầu tăng, giảm không ổn định đã làm cho nguyên, vật liệu sản xuất, chi phí vận tải biến động, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc di dời giải tỏa đã ảnh hƣởng đáng kể đến các doanh nghiệp và hộ sản xuất, nhất là các hộ sản xuất đá mỹ nghệ. Tuy nhiên, với nỗ lực rất lớn của các

34

doanh nghiệp và nhân dân, giá trị sản xuất các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản vẫn đạt và vƣợt kế hoạch đề ra ƣớc thực hiện 550,4 tỷ đồng, đạt trên 105,4% kế hoạch. Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, diện tích đất sản xuất đã bị thu hồi đáng kể để phục vụ cho các dự án triển khai thi công. Các địa phƣơng tập trung chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi phù hợp, sản xuất hết diện tích còn lại, tận dụng đất các dự án chậm triển khai, còn bỏ trống để tăng gia sản xuất, ổn định nguồn lƣơng thực, ƣớc thực hiện 53,2 tỷ đồng, đạt trên 177%. Điều đó cho thấy bức tranh kinh tế ở quận Ngũ Hành Sơn vẫn toát lên những gam màu sáng dù bối cảnh chung có nhiều khó khăn, thách thức đặt ra.

Quận Ngũ Hành Sơn, trong những năm gần đây, là một quận phát triển rất nhanh của thành phố Đà Nẵng nhất là về thƣơng mại dịch vụ và du lịch nên cũng thu hút một lƣợng lớn lực lƣợng lao động đến làm việc. Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông đƣợc đầu tƣ và phát triển nhanh chóng.

Khó khăn:

Kinh tế mặc dù trên đà phát triển nhanh nhƣng nợ xấu có xu hƣớng gia tăng. Nhiều doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động chƣa chấp hành nghiêm pháp luật, trốn đóng và nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN.

Hiện nay tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh trên địa bàn quận, từ những hộ nông lâm nghiệp diện tích đất canh tác rộng, nay nhiều hộ đã không còn đất canh tác mà chuyển sang kinh doanh hoặc làm những việc khác. Tiền đất đƣợc đền bù, nhiều hộ dân chƣa sử dụng phù hợp có thể dẫn đến tình trạng tệ nạn gia tăng trên địa bàn quận.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thu BHXH trên địa bàn quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)