Hạnh phúc nằm trong mối quan hệ cá nhân – cộng đồng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của triết học mác về vấn đề hạnh phúc với việc giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 26 - 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Hạnh phúc nằm trong mối quan hệ cá nhân – cộng đồng

Hạnh phúc cá nhân không thể tách rời hạnh phúc của cộng đồng, bởi vì, theo C. Mác và Ph. Ăngghen, “Chỉ có trong cộng đồng cá nhân mới có được những phương tiện để có thể phát triển toàn diện những năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng mới có thể có tự do cá nhân” [25, tr. 108]. Chính vì vậy, chủ nghĩa cộng sản đặt ra mục đích cho mình là sự phát triển tự

do, toàn diện và hạnh phúc trọn vẹn của cá nhân, nhưng không phải là của một số cá nhân giàu có, mà của tất cả mọi cá nhân, nghĩa là của toàn thể cộng

đồng. Biện chứng của cá nhân và xã hội còn cho ta thấy cái cá nhân và cái xã hội quy định, chế ước lẫn nhau. Trong mối quan hệ này, xã hội giữ vai trò quyết định đối với cá nhân. Mỗi cá nhân với tư cách là một con người, không bao giờ có thể tách rời khỏi những cộng đồng xã hội nhất định. Ngược lại, xã hội do các cá nhân hợp thành. Bất kỳ xã hội nào cũng được cấu thành không phải bởi những con người trừu tượng mà bởi những con người cụ thể - những cá nhân. Xã hội càng phát triển thì cá nhân càng có điều kiện để tiếp nhận ngày càng nhiều những giá trị vật chất và tinh thần. Mặt khác mỗi cá nhân trong xã

hội càng phát triển thì càng có điều kiện để thúc đẩy xã hội tiến lên.

Do vậy, trong xã hội hạnh phúc chân chính của mỗi cá nhân không mâu thuẫn với hạnh phúc của toàn xã hội, mỗi cá nhân vừa là người tạo dựng hạnh phúc cho bản thân, lại vừa là người làm nên hạnh phúc của toàn xã hội, bởi, cá nhân chỉ thật sự có hạnh phúc khi họ được sống trong một cộng đồng mà mọi người đều có hạnh phúc và hạnh phúc chung của mọi người cấu thành từ

hạnh phúc của những cá nhân riêng biệt. Như vậy, trong xã hội xã hội chủ

nghĩa, hạnh phúc của con người là được cống hiến nhiều nhất những giá trị

của mình cho xã hội và được sống trong xã hội thực sự tự do, dân chủ, giàu mạnh và văn minh.

Khi bàn về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, J.S. Mill cũng xác lập một giới hạn tự do trong mối quan hệ này. Đó là, đối với cá nhân, mỗi cá nhân phải có bổn phận nhất định đối với xã hội. Con người cá nhân có quyền tự

do, nhưng quyền tự do đó phải đảm bảo không xâm hại đến lợi ích của xã hội. Với tư cách là người bảo hộ cho mọi thành viên của mình, xã hội áp chế cá nhân theo những nguyên tắc nhất định. Theo quan điểm của Mill cần thiết phải có một nguyên tắc tự do nhất định để tự do cá nhân hài hòa với tự do xã hội.

Chính Mác trong lúc còn rất trẻ cũng đã thể hiện rất rõ quan điểm của mình khi nói rằng, nếu ta chọn một nghề mà phục vụđược nhiều cho xã hội thì nỗi khó nhọc, vất vả trong công việc sẽ vì thế mà vơi đi. Quan điểm này của Mác cũng là quan điểm chung của nhiều nhà triết học, khoa học, hoạt động xã hội nổi tiếng thế giới. Anbe Anxtanh (Albert Einstein), nhà khoa học vĩđại nhất của thế kỷ XX cũng khẳng định mục đích cuộc sống của mỗi chúng ta là vì người khác, “trước hết vì những người mà hạnh phúc của riêng ta phụ thuộc hoàn toàn vào nụ cười và sự yên ấm của họ, kế đến là vì bao người không quen mà số phận của họ nối với ta bằng sợi dây của lòng cảm thông” [2. Tr. 15].

đấu cho lợi ích của dân tộc, nhân loại làm niềm hạnh phúc của mình; những nhà khoa học hy sinh cả cuộc đời vì sự nghiệp khoa học phục vụ cho nhân loại; những người có thu nhập cao như doanh nhân, nghệ sĩ, v.v., đã không ngần ngại trích một phần lớn gia tài của mình để làm công việc từ thiện.

Sinh thời, với Chủ tịch Hồ Chí Minh giải phóng triệt để con người thực sự là ước mơ, khát vọng, đồng thời là sự nghiệp cao cả và vĩ đại nhất của Người, nó chứa những giá trị nhân văn sâu sắc. Tư tưởng về giải phóng con người trong quan niệm và hành động của Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở

tính cá thể mà là cả cộng đồng dân tộc và xã hội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của triết học mác về vấn đề hạnh phúc với việc giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)