6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.4. Hạnh phúc vận động trong mối quan hệ giữa các mặt đối lập
Theo quan điểm biện chứng của C. Mác và Ph. Ăngghen, các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều chứa đựng mâu thuẫn, đều vận động trong các mặt đối lập; mâu thuẫn được thường xuyên giải quyết và cũng thường xuyên được khôi phục lại. Hạnh phúc cũng vậy, nó luôn luôn gắn liền với mặt
có lao động, muốn được sung sướng thì phải chịu cực nhọc. Không có thành
đạt nào mà không trải qua thất bại… Như vậy không thể có hạnh phúc tuyệt
đối, “cực lạc” như quan niệm các tôn giáo.
Tất cả chúng ta đều mong muốn được sống một cuộc sống an vui hạnh phúc và không có sự hiện diện của khổ đau. Tuy nhiên, những khổ đau trong cuộc sống là một thực tế mà chúng ta không thể tránh né. Mặc dù đây là một phạm trù khá rộng – bao hàm từ những cảm giác đau đớn, khó chịu về thể xác cho đến những thương tổn về tình cảm có thể ám ảnh chúng ta suốt cuộc đời. Song mỗi một nỗi khổ đau trong cuộc sống đều có những nguyên nhân dẫn
đến. Nếu chúng ta chấp nhận đối mặt và suy xét để tìm ra những nguyên nhân sâu xa, đích thực, ta sẽ có thể chấp nhận và chuyển hóa nỗi khổđau thành năng lực thúc đẩy ta nỗ lực sống an vui hạnh phúc hơn. Bởi chúng ta nên hiểu rằng ngay trong khổđau cũng đã sẵn có mầm mống, có bóng dáng của an vui hạnh phúc. Khổđau được tạo nên từ những cái không phải khổđau. Cũng thế, hạnh phúc được tạo nên bằng những cái không phải hạnh phúc.
Cũng như chẳng mấy ai ý thức hết được niềm hạnh phúc khi có đôi mắt sáng, nhìn thấy được mọi vật xung quanh, thấy được những người thân yêu của mình… mà lại cho là điều bình thường rồi truy tìm hạnh phúc ở một nơi khác, chưa có hoặc không bao giờ có. Cho đến khi mắt bị hỏng không còn trông thấy được gì, lúc đó mới hiểu ra là có một cặp mắt bình thường quả là mầu nhiệm. Có biết bao người đã vô tình bỏ lỡ không biết sống với mầu nhiệm của cuộc đời trong giây phút hiện tại, mà cứ rong ruổi theo quá khứ
hay mơ ước tương lai, đâm ra lo lắng, ưu tư khổ sở. Khổ đau và hạnh phúc vốn là hai mặt của cùng một thực tại. Hạnh phúc không thể tìm đâu khác ngoài khổđau. Đức Phật dạy: Chỉ nhận diện khổđau, mỉm cười với nó, ngay
đó ta có an vui hạnh phúc.
Nhiều khi chính sự đau khổ hay sự phiền não của con người cũng tham gia vào làm thành một mặt của hạnh phúc. Những nỗi đau khổ có tính tích cực là những trăn trở trong sáng tạo, đau khổ vì sự đau khổ của người khác, những gian truân, khổ ải vượt qua khó khăn trong lao động, sáng tạo và cuộc sống. Niềm vui, niềm hạnh phúc mà con người nhận được phụ thuộc rất nhiều vào những trăn trở và đau khổ mà họ phải trải qua, sự phấn đấu ở mức độ càng cao, mục đích càng trong sáng, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống thì niềm vui, hạnh phúc mà họ nhận được sau khi đã hoàn thành công việc càng lớn bấy nhiêu.
Như vậy, rõ ràng hạnh phúc không bao giờ biến mất trước bất kì sự đau khổ nào, nó chính là khả năng đi qua được những điều đau khổ riêng lẻ, biết chống lại những hoàn cảnh bất lợi, những tâm trạng tiêu cực, biết đi qua sự
hiểm nguy và biết huy động sức lực trong những giây phút cần thiết. Đúng như ai đó đã nói: Hạnh phúc luôn mỉm cười với những ai kiên trì, dũng cảm, hăng say làm việc, nếu sợ bất hạnh thì không thể có hạnh phúc, hạnh phúc chính là kết quả của hành vi đạo đức. Hạnh phúc đích thực và bền vững đến từ nội tâm, từ chính suy nghĩ của mỗi con người. Còn những yếu tố như cuộc sống giàu sang, sự thăng tiến, hay sự nổi tiếng chỉ là những vòng hào quang hào nhoáng ở bên ngoài không thể đem lại hạnh phúc thực sự, vững bền. Chúng chỉ có thể đem lại những cảm xúc hạnh phúc thoáng qua. Vì vậy, nếu không tìm thấy hạnh phúc ngay trong chính bản thân mình thì không thể tìm
được ở nơi nào khác. Hạnh phúc ở ngay trên con đường chúng ta đang đi, chứ
không phải ở nơi chúng ta sẽ đến.