6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.3. Hạnh phúc nằm trong mối quan hệ toàn diện và lịch sử cụ thể
Trong đời sống con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau, nhưng tựu chung lại có hai loại nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Vì vậy, khi nghiên cứu phạm trù hạnh phúc cần phải có cái nhìn toàn diện để
có thể đưa ra kết luận hợp lý. Bởi, không phải lúc nào tiền bạc cũng được xem là thước đo của hạnh phúc. Có những người tuy giàu có về vật chất, đầy đủ, nhàn hạ, thoải mái trong cuộc sống cá nhân, nhưng nghèo nàn trong đời sống tinh thần, hạn hẹp trong quan hệ và hoạt động xã hội thì không thể nào cảm thấy hạnh phúc hơn những người tuy vất vả, thiếu thốn trong cuộc sống vật chất nhưng có cuộc sống tinh thần và xã hội phong phú hơn. Điều đó cho thấy, trong hai loại nhu cầu thì loại nhu cầu có ý nghĩa hơn, sâu sắc hơn, chiếm ưu thế hơn chính là những nhu cầu tinh thần, bởi những nhu cầu vật chất đến một lúc nào đó sẽ trở nên bão hoà và nhiều khi sự thỏa mãn một cách tối đa thừa thãi thường xuyên các nhu cầu vật chất chẳng những không nâng cao hoặc phát triển các nhu cầu mà lại làm cho các nhu cầu đó ngày càng trở nên hời hợt nhàm chán vô vị. Những sự khoái cảm vật chất quá mức thường gây nên cho con người cảm giác khó chịu. Nhưng việc thoả mãn những nhu cầu tinh thần chẳng những có tính xã hội cao, mà còn để lại cho con người những ấn tượng
mạnh mẽ, sâu sắc và sống mãi với thời gian, nhiều khi tạo nên những động lực xã hội, thúc đẩy sự tiến bộ, hướng con người phấn đấu vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ. Hơn thế nữa, con người còn có thể hạn chế được những nhu cầu vật chất và bắt chúng phục tùng những nhu cầu tinh thần. Như thế, rõ ràng các nhu cầu tinh thần phức tạp hơn và là vô tận so với những nhu cầu vật chất.
Đồng thời, trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, yêu cầu hạnh phúc của con người cũng khác nhau.
Trong thời kỳ đấu tranh cách mạng, “hạnh phúc là đấu tranh” theo nghĩa là đấu tranh giải phóng giai cấp, dân tộc, chống chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa
đế quốc. Trong điều kiện này đòi hỏi cá nhân phải đặt lợi ích xã hội lên trên hết. Khi đất nước ta bị Pháp, Mỹ đô hộ, tuy lối sống cá nhân, thực dụng phương Tây đã có ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ trong nhân dân ta, nhưng điều đó không ngăn cản tuyệt đại bộ phận người Việt Nam yêu nước đã phát huy truyền thống quý báu của dân tộc và tiếp thu những tư tưởng tiên tiến của chủ nghĩa Mác-Lênin. Họ đã đặt hạnh phúc cá nhân trong hạnh phúc của xã hội; đã nhận thức rằng trong điều kiện nước mất, nhà tan thì cá nhân phải hy sinh hạnh phúc của mình vì sự sống còn và tương lai của dân tộc. Đó là lối sống của những người cách mạng. Họ hiểu biết đúng đắn và sâu sắc cái gì tồn tại và không tồn tại và gạt bỏđược những ảo tưởng tôn giáo, nhưng không rơi vào chủ nghĩa cá nhân, mà luôn gắn liền hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc của mọi người. Hồ Chí Minh và biết bao những chiến sĩ cách mạng khác đã thực hành lối sống đó và đã để lại những tấm gương chói lọi cho muôn đời sau. Hồ
Chí Minh luôn luôn coi độc lập của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân là “mục đích duy nhất” là “ham muốn tột bậc” của mình [34, tr. 161, 240].
Nguyễn Văn Trỗi tuyên bố thẳng trước kẻ thù: còn giặc Mỹ thì không ai có thể có hạnh phúc.
hội phải gắn liền với nhau, kết hợp hài hòa với nhau. “Đấu tranh” ở đây phải hiểu là đấu tranh cải tạo tự nhiên, chống đói nghèo, làm cho xã hội ngày càng văn minh. Mọi hoạt động chân chính của cá nhân như sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, hoạt động nghệ thuật, hoạt động chính trị-xã hội, v.v.. vừa
đem lại cuộc sống và hạnh phúc cho cá nhân nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho cá nhân đóng góp xây dựng đất nước, tạo ra công ăn việc làm, đem lại hạnh phúc cho xã hội. Còn những người chỉ biết túi tiền của mình, móc túi người khác
để bỏ cho đầy túi của mình thì sẽ bị xã hội coi khinh, pháp luật trừng trị, như vậy trước sau cũng không thể nào sống yên bình, hạnh phúc được.
Nói chung, con người sống vì xã hội, sống vì hạnh phúc của người khác, sống để cống hiến và đem lại lợi ích nhiều nhất cho xã hội. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta quên đi lợi ích cá nhân. Bởi lẽ, nếu không có cá nhân thì không thể nào có xã hội được. Do đó, việc bảo vệ lợi ích của mỗi cá nhân cũng như đem lại điều kiện sống tốt nhất cho họ là điều nên làm, nhưng đó không phải là tất cả. Vì vậy, con người phải sống vì lợi ích chung của xã hội và người khác, đó là một nhận thức đầy tính cách mạng. Nó thể hiện quan niệm rằng: tồn tại của con người trực tiếp là một mục đích chứ không đơn thuần chỉ là phương tiện như những kẻ vụ lợi tham lam. Điều này rất có ý nghĩa, bởi vì con người
được coi là tiêu chuẩn, là giá trị cao nhất, xã hội phải quan tâm đặc biệt vấn đề
này. Mặt khác, con người phải không ngừng làm việc, lao động sáng tạo để góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của xã hội, là một tất yếu lịch sử.