Hạnh phúc trong nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của triết học mác về vấn đề hạnh phúc với việc giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 35 - 46)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.1. Hạnh phúc trong nghề nghiệp

Năm 1835, Mác thi đỗ tốt nghiệp trung học với luận văn "Những suy tư

của một chàng trai trong việc lựa chọn nghề nghiệp". Theo Mác trong khi chọn nghề nghiệp, không nên nghe theo lòng hám danh, cũng không nên nghe theo những sở thích nhất thời, thoáng qua mà điều quan trọng là chúng ta cần phải chú ý đến năng lực của bản thân và trước hết là đến cái khả năng hành động cho hạnh phúc của nhân loại gắn liền với nghề nghiệp được lựa chọn. Có như

vậy, ta mới có thể tạo dựng được niềm đam mê, lòng nhiệt huyết mà hăng say cống hiến hết mình trong công việc mà mình đã chọn. Đồng thời, chúng ta nên lựa chọn nghề nghiệp như thế nào đấy để nó có thểđồng thời giúp ích cho việc mưu cầu hạnh phúc của nhân loại, và cho việc cải thiện bản thân khi đó chúng ta đã đạt đến mục đích cao nhất, cái mục đích khiến cho nó có một sức mạnh tinh thần không gì lay chuyển nổi, như Mác đã viết rằng:

Nếu chúng ta đã lựa chọn một nghề mà trong đó chúng ta có thể

lao động nhiều nhất cho loài người thì chúng ta sẽ không cúi đầu vằn lưng dưới gánh nặng của nó, bởi gánh nặng ấy là sự hy sinh vì mọi người; khi ấy điều chúng ta cảm nhận được không phải là một niềm vui thảm hại, hạn hẹp, vị kỷ, mà niềm hạnh phúc của chúng ta sẽ

thuộc về hàng triệu người, lúc đó sự nghiệp của chúng ta sẽ có một cuộc sống thầm lặng nhưng có hiệu lực vĩnh hằng, và những con người cao thượng sẽ rơi những giọt lệ cháy bỏng trước thi hài của chúng ta [31, tr.18].

cách chân thành cái lý tưởng mà Mác đã suốt đời trung thành phục vụ và vì nó mà hy sinh cả cuộc đời của mình. Mác vốn là một người có tài năng thiên bẩm, ông có thể dễ dàng lựa chọn cho mình những công việc, những địa vị đem lại sự giàu sang, quyền quý cho bản thân và gia đình chỉ với một điều kiện, nếu như Mác chịu “cải biến”. “Bạn của cha Mác là Ét – xe, tư vấn tòa án tối cao, đề

nghị thu xếp cho Mác làm việc trong một tờ báo của chính phủ. Làm ở đấy sẽ

có danh vọng và đời sống phong lưu” [52, tr. 71].

Cha mẹ Các Mác sinh được chín người con gồm 4 trai và năm gái thì có tới 4 người vừa trai vừa gái chết khi hãy còn trẻ vì bệnh lao, riêng người anh cả sinh

được ít lâu thì chết. Trong số các anh chị em của Mác thì ông là người tài năng hơn cả nên bố mẹ ông đặt rất nhiều hy vọng ở ông. Mẹ của Mác mơ ước xây dựng cho con được một địa vị cao sang và thất vọng khi thấy Các Mác sống một cuộc đời mà bà có cảm tưởng là khả nghi và không có mục đích. “Bà không đủ

sức hiểu rằng cuộc sống của Mác là một sự hy sinh vì một sự nghiệp vĩ đại làm biến chuyển thế giới…” [37, tr. 100]. Mác đã khước từ tất cả những danh vọng và sự giàu sang cũng như những mong muốn, hy vọng của bố mẹ, để rồi lựa chọn cho mình một công việc được xem là vất vả nhất, nguy hiểm nhất và gian khổ nhất, nhưng lại mang lại hạnh phúc cho nhiều người nhất. Mác đã sống và hy sinh thầm lặng cho hạnh phúc của nhân dân lao động, là đối tượng chiếm vị

trí trung tâm trong các học thuyết của ông. Mác đã sống phần lớn thời kỳ trưởng thành của mình hầu như trong bóng tối với biết bao khó khăn, thiếu thốn, nhưng Mác chưa bao giờ có ý định bỏ cuộc, mà trái lại ông luôn tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trên con đường mà ông đã lựa chọn. Lịch sử sẽ mãi khắc ghi tên ông, nhân loại sẽ mãi nhắc tới ông - một thiên tài tư tưởng mà năng lực trí tuệ của ông xứng đáng được coi là trí tuệ của một người khổng lồ của thời đại mình. Tư

tưởng và sự nghiệp của Các Mác đã vượt qua mọi thử thách của thời gian, được nhiều thế hệ nhắc đến với tất cả sự khâm phục, ngưỡng mộ và tôn kính.

1.4.2. Hạnh phúc trong đấu tranh

“Hạnh phúc là đấu tranh”, là câu trả lời của Mác khi được con gái mình hỏi hạnh phúc là gì? Câu trả lời ấy tuy ngắn gọn nhưng có ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc. Theo quan niệm của Mác thì tất cả ý nghĩa của cuộc sống của con người cũng như mục đích của cuộc sống được nói lên bằng một từ - hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc hoàn toàn không phải là một chuyện may rủi. Bởi chuyện may rủi là kết quả của những cơ hội thuận lợi hay bất lợi, hoàn toàn không phục thuộc vào con người. Ngược lại, hạnh phúc hay không hạnh phúc lại là một điều luôn luôn phục thuộc vào bản thân con người. Có những con người họ

sống và chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp của nhân loại, họ có thể cảm nhận thấy hạnh phúc trong bất kỳđiều kiện, hoàn cảnh nào, thậm chí cả trong những điều kiện khó khăn đáng sợ vô hy vọng nhất và Mác là một con người như thế. Theo ông, chính đấu tranh là hạnh phúc. Đó là một cuộc đấu tranh cho lý tưởng, cho mục đích, cho niềm tin, một cuộc đấu tranh chính nghĩa vinh quang và có nguyên tắc một cuộc đấu tranh triệt đểđến cùng. Một hạnh phúc như vậy ai cũng có thể đạt được nếu như con người sống có mục đích, có lý tưởng và biết đấu tranh cho mục đích, lý tưởng đó. Khi còn trẻ Mác đã từng làm thơ. Những bài thơ của thời thanh niên đã phản ánh rất rõ ràng tư tưởng và tình cảm của ông:

“Sống yên tĩnh, làm sao mà chịu được. Khi tâm hồn đang rừng rực lửa đời, Không thể sống thiếu xông pha bão táp,

Thiếu đấu tranh trong mê muội buông trôi” [47, tr. 51].

Cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời mình Mác vẫn trung thành với những lý tưởng ấy. Ông thật sự đã không thể sống thiếu đấu tranh. Cuộc đời ông đã chứng minh rằng trong cuộc đấu tranh cho tự do, “khi đã có một tấm lòng tha thiết” thì “con người là vô địch”. Đối với cách nhìn tầm thường thì Mác đã không được cuộc đời nuông chiều, hơn nữa ông còn phải chịu hết khó

khăn này đến tai họa khác; cái chết đau thương của các con, cuộc sống lưu vong ở nước ngoài, những điều vu khống của kẻ thù, đói rét, bệnh tật, tiền hết... Từng ấy thử thách trong cuộc đời một con người, liệu người đó có thể lại là một người hạnh phúc? Nhưng Mác đã kiên trì bền bỉđấu tranh không biết mệt mỏi cho hạnh phúc của nhân dân lao động và ông đã tìm thấy hạnh phúc của mình ở đó. Gớt - nhà thơ mà Mác yêu thích - đã khẳng định rằng: “Chỉ có những ai hàng ngày hàng giờ chiến đấu cho cuộc sống và tự do thì người ấy mới xứng đáng với cuộc sống và tự do” [47, tr. 52].

Trong Điếu văn đọc trước mộ C. Mác, Ph. Ăngghen đã nói: “Đấu tranh là hành động tự nhiên của Mác. Và Mác đã đấu tranh một cách say sưa, kiên cường và có kết quả, không mấy người được như vậy” [27, tr. 501].

Bác Hồ đã từng nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [34, tr. 161). Đó là “ham muốn” đến tột bậc của một vị lãnh tụ vĩ đại cả cuộc đời của Người đã chiến đấu không mệt mỏi cho đến hơi thở cuối cùng vì sự nghiệp giải phóng nhân loại, vì hạnh phúc của nhân dân.

Đấu tranh không phải chỉ là những lý thuyết cao xa mà nó tồn tại ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Đó là đấu tranh chống lại cái xấu xa, hũ tục lạc hậu, đấu tranh chống lại đói nghèo và bệnh tật... Đấu tranh dù trong hoàn cảnh nào nó cũng luôn rất cần thiết. Nhờ có đấu tranh cuộc sống của con người mới trở nên ý nghĩa hơn và tốt đẹp hơn. Chúng ta mới có thể xóa bỏ được những cái cũ, cái lạc hậu, để xây dựng cái mới cái tốt đẹp hơn, góp phần xây dựng cuộc sống phồn vinh thịnh vượng cho con người.

Chúng ta phải dũng cảm dám đưa ra ý kiến và đấu tranh để bảo vệ ý kiến của mình. Cũng như phải biết đấu tranh cho chính nghĩa, cho những điều mà mình thấy là đúng và cần thiết, là hữu ích để cho cái tốt, cái đẹp có đất để sinh trưởng, còn cái ác cái xấu sẽ bị tiêu diệt.

1.4.3. Hạnh phúc trong tình yêu

Mác là người thật hạnh phúc khi trong suốt quãng đời đấu tranh chính trị

không biết mệt mỏi của mình luôn có Genny - người phụ nữ có một tâm hồn tuyệt diệu, người bạn chung thủy đã luôn ở bên cạnh và giúp đỡ Mác mỗi khi Mác gặp khó khăn.

Thành phố Tơ-re-vơ (nước Đức) là thành phố của thời thơấu và tuổi thanh xuân của Mác và Gienny, cũng là nơi chứng kiến tình yêu của đôi bạn trẻ. Từ

khi còn là hai đứa bé, Mác và Genny đã chơi với nhau. Genny xuất thân từ dòng họ Vét-pha-len thuộc tầng lớp quý tộc cao nhất ở nước Phổ lúc bấy giờ. Năm 18 tuổi (1836) Mác bước vào trường đại học Bon cũng là lúc anh bí mật hứa hôn với người bạn gái thời niên thiếu. Sở dĩ hai người phải giấu kín việc hứa hôn vì thời điểm đó mối quan hệ của Mác và Genny rất xa lạ đối với giới thượng lưu của xã hội. Genny hơn Mác 4 tuổi. Cha mẹ Genny muốn cô lấy một người giàu sang danh giá. Thuở ấy ở Tơ-re-vơ, Genny nổi tiếng là “Nữ hoàng của các vũ

hội” bởi sắc đẹp nổi bật và sự lôi cuốn. Xung quanh cô luôn có các chàng trai vây quanh. Song vốn sẵn lòng quý trọng và yêu mến Mác, và là một người con gái không những đẹp và có duyên mà còn có nhân cách chín chắn, Gienny đã nghe theo tiếng gọi của lòng mình, hy sinh những triển vọng hào nhoáng đang chờ đợi mình để nhận lấy cái tương lai không có gì bảo đảm của người bạn thời thơ ấu. Sau bao nhiêu năm chờ đợi và đấu tranh để vượt qua sự phản đối khốc liệt của gia đình Gienny, ngày 19 tháng 06 năm 1843 họđã tổ chức lễ cưới.

Dù cuộc đời bà sau khi lập gia đình phải trải qua nhiều sóng gió, hơn nửa

đời người bà phải cùng chồng sống lưu vong nơi đất khách quê người, gồm Pa- ri, Bruc-xen (Bỉ) và Anh. Với sự nghèo khổ cùng cực, thậm chí có lúc cả hai cùng bị bỏ tù, nhưng nỗi đau khổ lớn nhất mà Gienny và Mác phải trải qua là sự thiếu thốn trong những lần bị trục xuất đã lần lượt cướp đi ba đứa con của họ. Trái tim người mẹ của Gienny đã phải chịu đựng những nỗi đau mà chính

bà cũng không hình dung nổi. Song dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Gienny vẫn luôn thể hiện được nghị lực phi thường của một người phụ nữ để giúp gia đình vượt qua những thăng trầm của cuộc sống và không bao giờ mất lòng tin vào Mác, vào con đường đi đến tương lai tươi sáng mà Mác đã vạch ra cho nhân loại tiến bộ.

Gienny đã viết những lời sau đây trong thư gửi Weidemayer:

Xin Ngài đừng nghĩ rằng những nỗi khổ ấy vì những chuyện nhỏ nhặt đã làm tôi ngã gục. Tôi biết quá rõ rằng chúng tôi hoàn toàn không cô độc trong cuộc đấu tranh của chúng tôi và rằng số phận vẫn chưa mỉm cười với tôi - tôi là một trong số ít những phụ nữ hạnh phúc, bởi vì bên cạnh tôi có người chồng thân yêu của tôi, chỗ dựa của cuộc đời tôi[29, tr. 869].

Trong gia đình, bà luôn là một tấm gương sáng ngời về trí tuệ, tình yêu thương và sự chung thủy cho các con gái của mình noi theo. Vì vậy, các con của bà yêu quý bà vô cùng. Còn với Mác, Genny chính là cuộc đời của ông. Năm 1856, Genny bị bệnh đậu mùa và cận kề với cái chết. Sự chăm sóc tận tình của Mác đã cứu bà thoát chết. Bất chấp nguy cơ lây bệnh, Mác không rời Genny nửa bước.

Nhưng trên hết tất cả, rõ ràng hơn cả vẫn là tình yêu của bà dành cho Mác. Cũng như của Mác dành cho Gienny. Tình yêu đó vẫn luôn ngời sáng ngay cả

khi cuộc sống của gia đình rơi vào tăm tối nhất. Tình yêu trìu mến thiết tha, lòng thuỷ chung, sự kính trọng lẫn nhau và sự thống nhất không gì lay chuyển nổi đã thắp sáng ngọn lửa niềm tin cho hai con người vĩ đại để họ luôn đi bên nhau và giữ trọn lời thềđến tận hơi thở cuối cùng.

Qua cuộc hôn nhân của Mác và Gienny chúng ta có thể rút ra một bài học:

Tình yêu chân chính mới đem lại hạnh phúc đích thực cho con người; nó không phụ thuộc vào tuổi tác, tiền tài và địa vị xã hội. Vấn đề quan trọng nhất trong

trình yêu là sự hiểu nhau, thông cảm, chia sẻ, đồng cam cộng khổ với nhau và suốt đời vì nhau.

1.4.4. Hạnh phúc trong tình bạn

Cuộc sống của con người như một dòng chảy được chan hòa bằng nhiều mối quan hệ trong đó tình bạn là một trong những mối quan hệ cơ bản nhất của xã hội. Tình bạn không giới hạn ở tuổi tác, địa vị và luôn cần thiết cho cuộc sống của mỗi con người. Sẽ thật là bất hạnh nếu như ai đó không tìm thấy cho mình một người bạn tri kỷđể chia sẽ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời. Trong xã hội loài người, từ xưa đến nay, có rất nhiều chuyện cổ tích truyền tụng những tấm gương cảm động về tình bạn. Song tình bạn giữa Mác và Ăngghen có lẽ đẹp hơn bất cứ câu chuyện cổ tích viết về tình bạn nào. Ca ngợi tình bạn vĩđại, mối quan hệ khăng khít, bền lâu giữa Mác với Ăngghen, V.I. Lênin viết:

Những chuyện cổ tích thường kể lại những tấm gương cảm

động về tình bạn. Giai cấp vô sản châu Âu có thể nói rằng khoa học của mình là tác phẩm sáng tạo của hai nhà bác học kiêm chiến sĩ mà tình bạn đã vượt xa tất cả những gì là cảm động nhất trong những truyền thuyết của đời xưa kể về tình bạn của con người [22, tr. 12]. Không chỉ V.I. Lênin, mà nhiều nhà tư tưởng ngoài mácxít cũng có đánh giá cao như vậy đối với tình bạn của Mác và Ăngghen. T.Z. Lavine, tác giả một cuốn sách giáo khoa triết học Mỹ cũng đã coi tình bạn giữa Mác và Ăngghen là “một trong những tình bạn huyền thoại của thời hiện đại” [55, tr. 284].

Vào một ngày cuối tháng 8 năm 1844, Ăngghen gặp Mác ở Pari và đây

được xem như là “cuộc gặp mặt lịch sử” của hai vĩ nhân, đánh dấu sự hợp tác lâu dài, suốt cả cuộc đời giữa hai bộ óc bách khoa và thiên tài của thế kỷ XIX. Ngay từ lần đầu tiên hai người trao đổi qua thư từ cho đến khi gặp nhau thì Mác đã hiểu rằng chỉ có Ăngghen là người đầu tiên, người duy nhất cùng quan điểm với ông nếu như không nói là ý nghĩ của hai con con người này

trùng nhau một cách lạ thường. Họ chỉ cùng sống với nhau ở Pari trong khoảng mười ngày, mà biết bao nhiêu điều tâm đầu ý hợp. Khi chia tay cả

Mác và Ăngghen không hề nói gì đến tình bạn, cũng chẳng long trọng thề thốt gì, nhưng ở những con người đang đấu tranh cho chính nghĩa, những người am hiểu rằng không có thử thách tình cảm nào tốt hơn là những gian truân sẽ

cùng nhau trải qua thì những lời thề thốt chẳng có nghĩa lý gì. Kể từđây họđã

đứng bên nhau, sống bên nhau để phấn đấu cho hoài bảo khoa học của mình,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của triết học mác về vấn đề hạnh phúc với việc giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 35 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)