6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.3. Nguyên nhân của những biểu hiện tiêu cực trong lối sống của thế
băng hoại thuần phong mỹ tục của đạo đức dân tộc. Theo Cục Phòng chống tệ
nạn xã hội, người nghiện ma túy và tệ nạn mại dâm ở nước ta hiện nay đang
được trẻ hóa.
Năm 1994, tỷ lệ thanh thiếu niên nghiện ma túy mới có 39,7% thì nay đã hơn 70%. Tỷ lệ gái mại dâm là người chưa thành niên khá cao, dưới 16 tuổi chiếm 0,6%, từ 16 đến 17 tuổi chiếm 13% [39].
Tuy nhiên, cũng không phải vì những con số thống kê này mà chúng ta võ
đoán, quy kết vội vàng cho rằng thanh niên hôm nay ít có lý tưởng cao đẹp như
lớp thanh niên cách mạng giải phóng dân tộc. Cũng đừng vội quy thanh niên hôm nay quá vị kỷ, không có lý tưởng cao đẹp, không biết quê hương, dân tộc… Bởi đại đa số bạn trẻ bây giờ đều ham học, ham làm, sống có hoài bão, luôn sẵn sàng khẳng định tài năng và trí tuệ của mình phục vụ cho xã hội.
Tất cả những biểu hiện trên cho thấy, trong lối sống của thế hệ trẻ ngày nay bên cạnh những yếu tố tốt đẹp cần nhân rộng và phát huy thì vẫn còn tiềm
ẩn nhiều yếu tố tiêu cực. Đó thực sự là những hiểm họa tiềm ẩn, nó đang hàng ngày hàng giờ gặm nhấm đạo đức của giới trẻ, làm cho đạo đức lối sống của thế hệ trẻ ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy, đòi hỏi xã hội cần phải nhìn nhận nghiêm túc vấn đề này, để tìm ra nguyên nhân và có những giải pháp ngăn chặn kịp thời, nếu không hậu quả sẽ khôn lường.
2.2.3. Nguyên nhân của những biểu hiện tiêu cực trong lối sống của thế hệ trẻ thế hệ trẻ
Những biểu hiện tiêu cực trong lối sống của giới trẻ do những nguyên nhân cơ bản như sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình, những thiếu sót, bất cập trong giáo dục nhà trường, ảnh hưởng của những yếu tố tiêu cực trong môi trường xã hội và nhất là sự thiếu ý thức học hỏi, tự rèn luyện của mỗi cá nhân.
Gia đình là một tế bào của xã hội, là cái nôi hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Trẻ mới sinh ra tâm hồn như một tờ giấy trắng, vô tư, trong sáng. Do vậy, việc nuôi nấng và chăm sóc con cái trưởng thành là việc làm không khó đối với các bậc cha mẹ nhưng việc giáo dục con cái trở thành một công dân tốt không phải dễ.
Hiện nay, vấn đề “cơm áo gạo tiền” cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng sâu sắc đến việc giáo dục đạo đức con cái của các bậc cha mẹ vì
đời sống vật chất góp phần chi phối đời sống tinh thần của mỗi cá nhân. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, việc mưu sinh kiếm sống gặp không ít khó khăn. Vì vậy, đối với những gia đình cha mẹ sống hòa thuận, có điều kiện phát triển về kinh tế, cha mẹ sẽ có nhiều điều kiện và thời gian hơn để nuôi dạy, chăm sóc, yêu thương con cái cũng như quan tâm đến việc học tập của con, có thời gian để trao đổi, tâm sự với con, qua đó kịp thời nắm bắt được những tâm tư
tình cảm cũng như những thay đổi về mặt tâm sinh lý của con để kịp thời uốn nắn, chỉ bảo, định hướng cho con những điều hay lẽ phải trong cuộc sống, giúp con nhận biết và tránh xa những thói hư tật xấu. Từ đó sẽ hình thành ở con trẻ
những phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh đúng đắn.
Còn có những gia đình thiếu thốn về vật chất, cha mẹ phải bôn ba lo cuộc sống thì việc giáo dục con cái bị sao lãng, khoán trắng việc giáo dục cho nhà trường. Muốn con ngoan học tốt nhưng cha mẹ nhiều khi lại không dành thời gian để quan tâm đến con. Mỗi khi con có tâm sự hay những vướng mắc trong cuộc sống lẽ ra cha mẹ phải là người đầu tiên con chia sẻ để tìm kiếm lời khuyên hữu ích thì lại không có ai chịu lắng nghe và thấu hiểu con, mà suốt ngày chỉ biết vật lộn với việc kiếm tiền, để rồi con mình hư hỏng từ lúc nào cha mẹ cũng không hề hay biết.
Nhưng bên cạnh đó, cũng có không ít những gia đình có đầy đủđiều kiện kinh tếđể nuôi dạy con, nhiều gia đình cán bộ, đảng viên và gia đình cha mẹ có
chức có quyền, nhưng trớ trêu thay, cha làm thầy, thì con lại “đốt sách”. Những gia đình này không phải là cha mẹ không quan tâm đến con cái hay không có
điều kiện giáo dục con cái mà chủ yếu là thiếu phương pháp giáo dục khoa học. Nổi bật nhất là, nhiều bậc cha mẹ ngay từ đầu đã đặt nhiều hy vọng và có yêu cầu cao đối với con cái của mình, nhưng sau khi thấy con cái mình không đáp
ứng được những đòi hỏi đó thì lại thiếu kiên nhẫn, dẫn đến hành vi thô bạo trong việc trách phạt, thậm chí xua đuổi con cái, làm cho chúng sớm mất chỗ
dựa về mặt tinh thần, chán đời và không còn quan tâm, thậm chí tỏ thái độ
bướng bĩnh, bất chấp hoặc làm ngược lại với những giáo huấn của người lớn. Một số trường hợp ngược lại, cha mẹ nuông chiều con cái quá mức cũng dẫn
đến kết quả con cái hư hỏng.
Bên cạnh điều kiện sống của gia đình, tấm gương đạo đức của cha mẹ
cũng là ngọn đuốc soi sáng và giáo dục đạo đức cho con cái. Cha mẹ có lối sống lành mạnh, hòa nhập, sống thiện, sống tốt, có lòng nhân nghĩa và biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh, hiếu thảo với ông bà cha mẹ,… thì con cái cũng học tập và có những phẩm chất tốt đẹp của cha mẹ vì “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Ngược lại, nếu trẻ sống trong gia đình mà cha mẹ
gây cãi, đánh nhau, rượu chè cờ bạc, hút chích ma túy, làm ăn phi pháp,… Trong trường hợp đó, một mặt vì mất lòng tin, một mặt vì thiếu kính trọng cha mẹ, một mặt nữa là phải thường xuyên tiếp xúc với các công việc của gia đình dần dần sẽ dẫn đến các em coi thường pháp luật, nhiễm các thói hư tật xấu và dễ bị lôi kéo rồi dẫn tới đồng lõa với hành vi phạm pháp. Chỉ có những trẻ có ý chí kiên cường, có lòng tự trọng cao, sớm có khả năng đánh giá đúng, sai mới tránh được những ảnh hưởng xấu đó.
Hơn nữa, cuộc sống hôn nhân của cha mẹ cũng quyết định quá trình hình thành đạo đức của trẻ. Cha mẹ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, quan tâm, thương yêu giúp đỡ và chia sẽ lẫn nhau những khó khăn trong cuộc sống, luôn
tạo ra một niềm tin và định hướng cho con cái phát triển. Ngược lại, cuộc sống hôn nhân của cha mẹ không hạnh phúc, thường xuyên bất hòa, khiến con cái phải chứng kiến cảnh bạo lực của cha mẹ từ thuở nhỏ, cũng ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển về nhân cách đạo đức của trẻ sau này. Trẻ cũng sẽ thường xuyên sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong cuộc sống. Hay những đứa trẻ phải sống trong những gia đình mà hôn nhân của cha mẹđổ
vỡ sẽ tạo ra một áp lực lớn về tinh thần cho con cái, làm cho con cái chán nản, bi quan trong cuộc sống, dễ rơi vào tệ nạn xã hội, đạo đức lối sống bị suy thoái.
Có thể nói, gia đình là cái nôi, là nền tảng hình thành nhân cách và hoàn thiện đạo đức cho con cái. Thời gian trẻ tiếp xúc với gia đình nhiều hơn thời gian trẻở bên ngoài xã hội. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy đem hết tình cảm thương yêu dành cho con trẻ, không có bất cứ hành vi thô bạo đối với trẻ. Cha mẹ phải thực sự là những tấm gương sáng để con noi theo, bắt chước theo. Khi con có những hành vi và thái độ không đúng, người lớn một mặt phải nghiêm túc uốn nắn, nhưng đồng thời phải hết sức kiên nhẫn, không được nóng vội. Phải biết dùng ngôn ngữ để phân tích điều đúng điều sai cho chúng thấy. Có như vậy, trẻ mới có thể trưởng thành và trở thành người công dân tốt của xã hội.
- Thứ hai, do những thiếu sót, bất cập trong giáo dục của nhà trường
Bên cạnh sự giáo dục đạo đức ở gia đình, việc giáo dục đạo đức ở nhà trường cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, giáo dục trong nhà trường hiện nay còn
đặt ra nhiều bất cập như chỉ chú trọng tới việc dạy chữ, chạy theo thành tích với những kết quả ảo mà chưa thật sự chú ý tới việc giáo dục pháp luật, đạo đức, nhân cách cho học sinh, đặc biệt là việc trang bị những kiến thức về kỹ năng sống cho các em.
Dưới áp lực của thi cử và các chỉ tiêu nhà trường đặt ra, mà thường là chỉ
tiêu về chất lượng học lực, đã làm cho giáo viên phải đầu tư nhiều vào việc truyền thụ kiến thức văn hóa nên còn rất ít thời gian cho giáo dục đức, thể, mĩ.
Điều đó dẫn đến học sinh cũng căng thẳng, mệt mỏi chán chường, sợ học và giảm hứng thú vui vẻ khi đến trường nên hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống cho các em còn nhiều hạn chế.
Một thực tế hiện nay là chương trình sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về
lý thuyết không gắn liền với đời sống hiện thực. Chương trình học rất nhiều nhưng rất khó nhớ, khó nhập tâm. Trong chương trình sách giáo khoa giáo dục công dân bậc phổ thông có rất nhiều kiến thức mang tính triết học, hàn lâm, khô cứng (các phạm trù đạo đức cơ bản, các khái niệm: vật chất, ý thức, tồn tại xã hội, ý thức xã hội, phương pháp luận biện chứng...) thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức đúng đắn, chưa tạo dấu ấn trong tâm hồn học sinh, khiến học sinh thiếu hứng thú với môn học, khó tiếp thu và vận dụng vào cuộc sống.
Một quan niệm mang tính sai lầm cả về phía giáo viên và học sinh trong các nhà trường phổ thông rằng dạy và học đạo đức chỉ thông qua môn đạo đức và giáo dục công dân. Chúng ta biết rằng, kiến thức trong những môn học nào cũng có tính giáo dục cả, vậy mà người dạy không biết lồng trong mỗi bài học
đểđịnh hướng tư tưởng cho học sinh. Người dạy vẫn “nặng về dạy chữ, nhẹ về
dạy người”, chỉ lo truyền giảng kiến thức chuyên môn, không có thì giờđể uốn nắn chỉnh sửa những sai trái của các em.
Thêm vào đó, những tiêu cực của bản thân ngành giáo dục - thương mại hóa giáo dục, xem nhẹ các môn khoa học xã hội và nhân văn, học thêm, dạy thêm tràn lan, chạy điểm, chạy bằng, bằng giả... làm hạn chế chức năng giáo dục
đạo đức của nhà trường, ảnh hưởng xấu đến đạo đức của học sinh, sinh viên.
- Thứ ba, do những yếu tố tiêu cực trong môi trường xã hội
Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã làm cho những giá trị đạo đức của con người đang đứng trước nguy cơ suy thoái trầm trọng. Việc giao lưu văn hóa
ngoại ảnh hưởng trực tiếp đến giá trịđạo đức của thế hệ trẻ.
Khoa học công nghệ phát triển, giới trẻ tiếp xúc với internet và học rất nhiều điều hữu ích từ nó. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, internet có nhiều
điểm tiêu cực như có những hình ảnh, phim ảnh không phù hợp với những giá trị đạo đức của con người Việt Nam. Các em xem nhưng thiếu sự định hướng và giáo dục của người lớn nên sẽ dễ nhận thức sai lầm kéo theo hành vi sai và phạm tội.
Mặt khác, xã hội ngày nay phát triển đa dạng, phong phú. Những mặt trái của sự phát triển nền kinh tế thị trường để lại hậu quả suy thoái về đạo đức. Con người vì lợi nhuận bất chấp thủđoạn hại nhau, vì lợi sẵn sàng giết nhau… Môi trường sống xung quanh cùng với những tệ nạn xã hội đang diễn ra tràn lan không chỉ ở thành thị mà nó còn tràn ngập cả về các vùng nông thôn. Nó giống như cỏ dại mọc lên khắp nơi, len lõi vào trong từng ngõ ngách của đời sống xã hội, làm ảnh hưởng đến môi trường sống vốn trong lành của thế hệ trẻ. Do vậy, nếu gia đình chỉ lơ là, mất cảnh giác một chút thôi là con em mình có thể bị lôi kéo vào vòng xoáy của các tệ nạn tiêu cực xã hội ngay lập tức. Đó chính là những cạm bẫy, những hiểm họa luôn rình rập làm băng hoại giá trị đạo đức của các em.… Vì thế, chúng ta cần tạo một môi trường xã hội thật sự
trong sạch, lành mạnh và phát triển để giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ ngày càng tốt đẹp hơn.
Ưa thích hoạt động (các hoạt động văn nghệ thể thao, lao động ở xã hội…) là một trong những đặc điểm của lứa tuổi thanh thiếu niên – lứa tuổi
đang phát triển mạnh về thể chất và tâm sinh lý. Song hiện nay, sân chơi cho các em còn ít, thay vào đó là sự phát triển của các văn hóa phẩm đồi trụy, game online… Điều đó cũng ảnh hưởng đến sự hình thành đạo đức lối sống của các em.
- Thứ tư, do thiếu ý thức học hỏi, tự rèn luyện đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên
Tự học tập, tự rèn luyện là con đường phát triển suốt đời của mỗi con người, đó cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Phát huy vai trò của thanh niên trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Vì vậy, cần giáo dục cho thanh niên ý thức tự học, tự thân vận động, độc lập suy nghĩ, rèn luyện óc sáng tạo để thực hiện mục đích học tập của mình. Coi đó là một trong những phẩm chất cần thiết của người thanh niên để chuẩn bị cho cuộc sống, chuẩn bị cho suốt quá trình công tác, dù ở bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào. Thanh niên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị
chân, thiện, mỹđể vượt qua mọi khó khăn. Có như vậy, các em mới tạo ra cho mình các chất kháng thể để đủ sức miễn nhiễm với những cám dỗ xung quanh các em.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít các bạn trẻ thiếu ý thức trong việc tự học tập, tự rèn luyện đạo đức, chưa xác định được lý tưởng sống đúng
đắn, thụđộng, thờơ, trông chờ, ỷ lại vào gia đình, nhà trường và xã hội. Những người này thường lười biếng, không có ý chí, không có lòng tự trọng, không có khả năng đánh giá đúng sai. Do đó, dễ đồng lõa, dễ nản lòng, buông xuôi khi gặp phải khó khăn trong cuộc sống. Nên họ là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi những tiêu cực từ bên ngoài, dễ bị lôi cuốn vào những hoạt động không lành mạnh, sai trái, dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức, sa vào tệ nạn xã hội, đánh mất nhân cách.
Như vậy, tự giáo dục, tự rèn luyện là yếu tố thuộc về chủ quan của mỗi con người. Vai trò, tác dụng của nó đến đâu đối với việc hình thành lối sống của mỗi cá nhân, còn tùy thuộc vào ý chí, sự quyết tâm của cá nhân để vượt qua những khó khăn trong rèn luyện, hoàn thiện nhân cách đạo đức của mình.
Đã đến lúc xã hội cần nhìn nhận lại vấn đề đạo đức của thế hệ trẻ ngày nay với một tinh thần trách nhiệm và nghiêm túc. Cần phải đổi mới hoàn toàn cách thức mà lâu nay chúng ta đã dùng để giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.
Điều quan trọng là cần có một môi trường xã hội lành mạnh, mọi người sống tuân thủ pháp luật và tôn trọng những giá trịđạo đức xã hội. Một môi trường xã