6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Những biểu hiện tiêu cực trong lối sống của thế hệ trẻ
Do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như của xu thế toàn cầu hóa, và đặc biệt, do không nghiêm túc trong rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận nhỏ thanh thiếu niên ở nước ta đang có những biểu hiện tiêu cực
đáng lo ngại, như tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, lối sống tiêu dùng, thiếu hoài bảo lập thân, lập nghiệp, không hướng tới tương lai tốt đẹp của bản thân và đất nước. Họ chỉ quan tâm đến lợi ích vật chất đơn thuần, coi nhẹ giá trị tinh thần, coi nhẹ lợi ích cộng
đồng, thậm chí chà đạp lên lợi ích của cộng đồng. Chỉ quan tâm đến lợi ích nhất thời, trước mắt coi nhẹ lợi ích lâu dài. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu thanh niên cho thấy, 23,2% thanh niên cho rằng có tiền là có tất cả và 32,1% cho rằng tình yêu không nhất thiết phải đi đến hôn nhân [48, tr. 18].
Ở một điều tra khác, một tỷ lệ khá cao, 31% sinh viên chấp nhận việc hành động mà không quan tâm xem mình có ảnh hưởng đến người khác hay không và có 18% sinh viên chấp nhận đưa lợi ích cá nhân lên trên hết và không bao giờ quan tâm đến ai nếu không liên quan đến mình [41, tr. 11]. Điều đó cho thấy cái “tôi” của các bạn trẻ vẫn còn rất lớn, lợi ích cá nhân rất có thểđược đặt lên trên cả lợi ích chung. Đây là một biểu hiện suy thoái đạo đức truyền thống của dân tộc, chủ nghĩa cá nhân đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách của thế hệ trẻở nước ta hiện nay.
Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, những sản phẩm kỹ thuật cao, thiết bị
công nghệ thông tin như internet, máy vi tính, laptop, Ipad, điện thoại di động có nhiều chức năng… là những phương tiện rất cần thiết để phục vụ cho quá trình học tập làm việc của mỗi người. Tuy nhiên, trong giới trẻ hiện nay đang có những biểu hiện chạy theo mốt, ưa chuộng hình thức, không phát huy được tác dụng, sự tiện lợi của những công cụ này mà còn khai thác mặt xấu của các phương tiện này như dùng nó để vào những trang web đồi trụy, trò chơi bạo
lực, ghi hình, tung clip..., thậm chí trở thành nộ lệ cho nó.
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, con người có tư tưởng đề cao giá trị vật chất, tôn thờ đồng tiền. Điều đó đã góp phần kéo theo lối sống thực dụng, lối sống hưởng thụ. Biểu hiện đó ngày càng rõ trong quan niệm sống và lối sống của hầu như tất cả các tầng lớp dân cư và đặc biệt là trong lối sống của thế hệ trẻ. Lao động và hưởng thụ là hai mặt của một vấn đề trong quá trình sống của con người. Do đó, mức hưởng thụ của mỗi cá nhân phải phù hợp với mức cống hiến. Thế nhưng, lối sống của giới trẻ ngày nay lại chỉ quen thích hưởng thụ mà lại không muốn lao động, cống hiến. Nên nảy sinh ở các em tư
tưởng kiếm tiền bằng mọi giá kể cả trộm cắp, giết người cướp của, hay mua bán trái phép chất ma túy… để có thể thỏa mãn nhu cầu ăn chơi, đua đòi, “thác loạn” của bản thân. Đó là nguyên nhân dẫn các em tới con đường phạm pháp.
Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, riêng trong năm 2013, cả nước phát hiện 7.208 vụ việc, 10.603 đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên, trong đó có 10.211 đối tượng nam (chiếm 96,3%), 392 đối tượng nữ
(chiếm 3,7%). Tội phạm do người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 71,8%; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm 22,5% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 5,7% trong tổng số các vụ
phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện.
Vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội xâm phạm sở hữu, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người, một số tội xâm phạm an toàn trật tự công cộng [6].
Cách thế hệ chúng ta khoảng vài chục năm về trước, nam nữ thanh niên yêu nhau thường chỉ dám cầm tay, có ôm hôn thì cũng chỉ dám vụng trộm, lén lút ở những nơi kín đáo. Thế nhưng, thời gian gần đây lối sống phương Tây hóa đã và đang tác động trực tiếp tới suy nghĩ và hành động của không ít các
bạn trẻ. Quan niệm về tình yêu của họ thoáng hơn rất nhiều, họ vô tư thể hiện tình cảm của mình ở chỗ đông người như ôm hôn, sờ soạng… mà không hề e ngại. Không chỉ có vậy, ngày nay cụm từ “sống thử” không còn là điều gì đó quá lạ lẫm với các bạn trẻ, nhất là đối với các bạn nam sinh, nữ sinh ở tỉnh xa lên thành phố học tập, sẵn sàng rủ nhau về góp gạo thổi cơm chung tập làm vợ
chồng trẻ. Trong khoảng thời gian sống thử, nếu cảm thấy không hợp thì chia tay một cách nhẹ nhàng. Cũng vì “sống thử” và yêu thoáng nên sinh viên quan hệ tình dục sớm ngày càng nhiều. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng nạo phá thai ở lứa tuổi thanh thiếu niên ở nước ta ngày một gia tăng.
Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở phụ nữ trong độ tuổi 15- 19, trong đó 60%-70% là học sinh, sinh viên. Với con số “kinh hoàng” như
vậy, Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á và xếp thứ năm thế giới về tỉ lệ nạo phá thai ở trẻ VTN. Tại Trung tâm Tư vấn sức khỏe sinh sản và Kế hoạch hóa gia đình - BV Phụ sản Trung ương, mỗi năm có khoảng 5.000 ca hút và phá thai, trong sốđó tuổi VTN chiếm từ 2%-3%.
Còn tại Khoa Kế hoạch hóa gia đình BV Phụ sản Hà Nội, trung bình mỗi năm có từ 12.000-15.000 ca nạo hút thai các loại, khá nhiều trường hợp ở độ
tuổi VTN. Đáng lo ngại là những năm trước, tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi VTN chiếm 5%-7% tổng số ca nạo phá thai thì vài năm gần đây, tỉ lệ này tăng lên 10% [43].
Phẩm chất trung thực là phẩm chất quan trọng để hình thành nhân cách
đạo đức, nhưng phẩm chất này đã không được một bộ phận không nhỏ giới trẻ
coi trọng. Họ có thái độ phản ứng rất mờ nhạt, thờ ơ đối với sự gian dối, thậm chí còn đồng tình, cổ vũ cho sự gian dối. Bằng chứng là ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng gian dối trong học đường, tệ mua bằng, bán điểm, nạn quay cóp… diễn ra phổ biến ở các trường học.
Tình trạng giới trẻ sống buông thả, vô cảm, thiếu đạo đức đã và đang trở
nên rất phổ biến. Thời gian gần đây, dư luận xã hội hết sức phẫn nộ trước tính côn đồ và sự tàn nhẫn trong hành vi bạo lực của các em học sinh ngày một gia tăng. Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực, không chỉđơn giản là các nam sinh mà nay hot nhất là các clip của nữ sinh. Mới đây, cư dân mạng lại thêm một lần giật mình sửng sốt, trước hành vi côn đồ của một nhóm nữ sinh đánh nhau ở Bãi Cháy được tung lên mạng. Không chỉ dừng lại ở những màn cấu xé, đánh đập mà các em còn lột cả
nội y của nhau. Kèm theo đó là những hành động chửi bới tục tĩu, cảnh tượng khiến người xem nhầm lẫn các em là những người không được học hành, thiếu hiểu biết. Nhưng đáng buồn hơn là thái độ thờơ, vô cảm của các nam sinh. Khi các bạn nữ đánh nhau, các em không lên tiếng can ngăn mà còn ra sức reo hò, cổ vũ các bạn đánh nhau. Nhiều bạn còn lấy điện thoại, máy ảnh ra ghi lại cảnh
đánh nhau này. Thật khó hiểu vì sao khi những cô bé, cậu bé tuổi teen ngày nay cắp sách đến trường học bao điều tốt đẹp lại có thể dửng dưng trước những hành động độc ác như thế. Chúng ta khá bất ngờ vì không một ai phẫn nộ, xông vào can ngăn hay gọi người lớn can thiệp. Có lẽ giới trẻ đang bị "vô cảm hóa". Cũng chính từ sự vô cảm đó mà dần dần khiến một số bạn trẻ trở nên mất hết nhân tính, thành những kẻ giết người máu lạnh. Phần lớn các em chỉ mới 17, 18 tuổi, thậm chí có em mới 14 tuổi, nhưng các em đã gây ra những tội ác khiến người lớn phải giật mình về mức độ dã man và tàn bạo. Đến khi ra trước vành móng ngựa, đối mặt với tội ác mình gây ra, các teen vẫn tươi cười, đùa nghịch và tường thuật lại hành vi gây án một cách tường tận, chi tiết đến vô cảm, không hề có một chút gì gọi là ăn năn hối lỗi. Đây là biểu hiện của sự suy thoái nghiêm trọng về phẩm chất đạo đức và lối sống của một bộ phận giới trẻ.
Một tình trạng đáng báo động nữa đó là hiện nay một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “văn hóa tốc độ”. Từ những sách báo không
lành mạnh, đến những băng đĩa phim sex được trao cho nhau cách dễ dàng, từ
những quán Karaoke buổi tối đến những vũ trường, quán bar thâu đêm, rồi vào những ngôi nhà nghỉ. Học sinh tiểu học, trung học cơ sởđã biết “cặp bồ”, thậm chí rủ nhau “đi bụi đời”, làm chuyện người lớn.
Hiện nay, lối sống thực dụng đã len lõi vào trong từng ngõ ngách của đời sống xã hội. Biểu hiện rõ nhất là trong quan niệm về tình yêu và hạnh phúc của giới trẻ. Chúng quan niệm rằng, hôn nhân không nhất thiết phải xuất phát và bắt nguồn từ tình yêu đôi lứa mà được biểu hiện bằng giá trị của đồng tiền. Từ
thực tế đó, ở nước ta hiện nay đang nổi lên xu hướng lấy chồng “ngoại” (phần lớn là Đài Loan và Hàn Quốc) của các cô gái trẻ, để mơ mộng về một cuộc đời giàu sang nơi xứ người. Cùng với đó là sự ra đời của hàng loạt dịch vụ môi giới hôn nhân. Cách đây không lâu, người ta đã bàng hoàng về một đoạn clip, quay cận cảnh gần chục cô gái cởi hết quần áo, thẹn thùng uốn éo trình diễn trước mặt những người đàn ông, được cho là trong một cuộc “thi tuyển vợ” của trai Hàn xuất hiện trên mạng xã hội khiến dư luận sững sờ. Điều đó cho thấy, sự tụt dốc về lý tưởng, đạo đức lối sống của thế hệ trẻ ngày nay.
Tuổi dậy thì là giai đoạn trẻ có nhiều biến đổi tâm sinh lý, trong đó thói quen đua đòi cho “bằng bạn bằng bè” hiện đang trở thành một vấn đề nhức nhối khiến nhiều phụ huynh hết sức băn khoăn, lo lắng. Bên cạnh đó là lối sống lập dị tự đề cao bản thân, lối sống “thác loạn” cũng đang tồn tại rất phổ biến trong giới trẻ ngày nay. Biểu hiện qua các hành vi tự hành xác cho vui, bạo lực học đường, tự ghi lại, đăng tải video clip có tính bạo lực, và sex lên các mạng xã hội, hành vi “khoe hàng” của các cô gái, trào lưu trao đổi bạn tình… Những hiện tượng tiêu cực này nếu không được sự quan tâm, kiểm soát và định hướng kịp thời sẽ dần lan rộng và hủy hoại thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, làm suy thoái đạo đức của một bộ phận thế hệ trẻ.