6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Khái niệm lối sống và một số thuật ngữ có liên quan
a. Khái niệm “lối sống”
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình của các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài nghiên cứu về lối sống, tiếp cận đối tượng nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: triết học, xã hội học, kinh tế chính trị học, tâm lý học, văn hoá học.... và vì thế đã từng đề xuất nhiều cách định nghĩa khác nhau về
phạm trù này.
* Khái niệm lối sống theo Kinh tế học
Do quan sát dưới góc độ kinh tế học, khái niệm lối sống được E.I. Kapustin nghiên cứu như một phạm trù kinh tế - xã hội. Theo ông lối sống của con người là kết quả của sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều mối quan hệ kinh tế - xã hội. Bởi ông cho rằng “cái chủ yếu trong khái niệm lối sống là những khía cạnh xã hội như sự hài lòng về lao động, không khí tâm lý trong các tập thể sản xuất, hành vi con người trong tập thể sản xuất, trong sinh hoạt ở gia đình…” [50, tr. 9].
Đối tượng nghiên cứu của lối sống theo quan điểm của Kinh tế học là: - Khía cạnh thuần túy kinh tế của lối sống, đó là những nhu cầu tiêu biểu nhất cho một lối sống nhất định của con người, là thái độ đối với lao động và mức độ hài lòng về lao động, tính chất cũng như nội dung lao động, những mối liên hệ và quan hệ của con người trong sản xuất, những định hướng mục đích, những nhân tố kích thích kinh tếđối với hoạt động sống của con người…
lối sống nhất định.
Những biện pháp và phương pháp tác động kinh tế của xã hội, của giai cấp cai trị xã hội đối với sự hình thành một lối sống thích hợp với một chế độ
nhất định [50, tr. 11].
Như vậy, quan điểm kinh tế học cho chúng ta thấy rằng, phương thức sản xuất đóng vai trò quyết định đến sự hình thành lối sống của con người. Song, mặc dù đây là yếu tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định, nhưng lối sống không phải là kết quả thụ động của ảnh hưởng ấy mà đến lượt mình lối sống tác động lại một cách tích cực đối với sự phát triển của phương thức sản xuất.
* Khái niệm lối sống dưới góc độ Xã hội học
Xã hội học tiếp cận lối sống trên phương diện phương thức hoạt động và tổng thể những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của những cá nhân trong một hình thái kinh tế – xã hội.
M.N. Rutkevich cho rằng, khái niệm lối sống được định nghĩa: “Lối sống – đó là hệ thống những nét căn bản nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các tập đoàn xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định” [36, tr. 12]. Ông đã lý giải rằng lối sống cũng như
phương thức sản xuất được quyết định một mặt bởi quan hệ thực tiễn của con người đối với tự nhiên. Tuy nhiên, lối sống khác với phương thức sản xuất. Đó là phương thức hoạt động trong khái niệm lối sống được nhấn mạnh và lối sống không chỉ hạn chế ở lĩnh vực sản xuất của cải vật chất mà còn nói lên những
đặc điểm cơ bản về sinh hoạt, văn hoá, đời sống chính trị, đạo đức, hoạt động ngoài sản xuất của con người. Vì vậy mà khái niệm lối sống ở đây có liên hệ
mật thiết với khái niệm hình thái kinh tế - xã hội và như vậy hình thái kinh tế - xã hội nào thì có lối sống ấy.
Một số nhà xã hội học Việt nam đã có những quan niệm khác nhau về lối sống. Tác giả Thanh Lê cho rằng: "Lối sống không những chỉ bao quát những
điều kiện sống mà là toàn bộ những hình thức hoạt động sống của con người trong quá trình sản xuất của cải vật chất và tinh thần cũng như trong các lĩnh vực xã hội, chính trị và gia đình - sinh hoạt” [20, tr. 109].
Theo tác giả Lê Như Hoa: “Lối sống là một khái niệm có tính đồng bộ
và tổng hợp. Nó bao gồm các mối quan hệ kinh tế, xã hội, tư tưởng, tâm lý,
đạo đức, văn hoá và các mối quan hệ khác nhau của con người, đặc trưng sinh hoạt của họ trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định” [12, tr. 17].
* Khái niệm lối sống trên bình diện Tâm lý học
Các nhà Tâm lý học đã nghiên cứu lối sống bằng cách tiếp cận từng cá nhân con người để phát hiện ra lối sống của họ. Và khái quát các đặc điểm lối sống của các cá nhân trong nhóm thành đặc trưng lối sống của nhóm, khái quát
đặc trưng lối sống của nhiều tầng lớp, giai cấp xã hội để thấy được đặc điểm lối sống của cả cộng đồng, dân tộc, địa phương… Bởi lẽ, lối sống cá nhân là sự thể
hiện lối sống chung của cộng đồng, dân tộc, còn lối sống của cộng đồng, dân tộc quy định cái bản chất và là cái cốt lõi làm nên lối sống cá nhân.
Việc nghiên cứu lối sống trên bình diện Tâm lý học luôn phải xem xét yếu tố chủ quan của lối sống trong mối tương quan với điều kiện sống cả về mặt vật chất và tinh thần cụ thể của mỗi xã hội; mối tương quan giữa cá nhân với nhóm và xã hội. Các mối tương quan đó thể hiện qua các hình thức hoạt động sống và các mối quan hệ hiện thực của con người. Như vậy, dù ở góc độ nào, việc nghiên cứu lối sống không thể tách rời thế giới nội tâm và môi trường,
điều kiện sống cũng như không thể tách rời các điều kiện chủ quan và khách quan; cái riêng với cái chung; cái cá nhân với xã hội, với thời đại.
Nhà Tâm lý học Xô viết E.V. Sôrôkhôva đã quan niệm: “Lối sống là toàn bộ những hình thức hoạt động sinh sống tiêu biểu xuất hiện trong những quan hệ kinh tế - xã hội nhất định của các dân tộc, giai cấp, các nhóm xã hội, cá nhân
trong sản xuất vật chất và tinh thần…” [50, tr. 15]. Nghiên cứu lối sống theo bà chính là nghiên cứu đời sống thực của con người bởi vì lối sống là phương thức hoạt động đã được xác định.
Tác giả V. Đôbôrianôp lại cho rằng: “Lối sống là sinh hoạt cá nhân, chủ
quan hoá của hệ thống quan hệ xã hội, của toàn bộ tổng thể những điều kiện sống, thể hiện trong hoạt động của con người” [50, tr. 15].
Dưới góc độ Tâm lý học xã hội, V.I. Daxêpin quan niệm: “Lối sống là tập hợp những hình thức hoạt động của con người trong một thể thống nhất với những môi trường hoạt động chính của xã hội và của cá nhân” [7, tr. 139]. Từ đây, tác giả đã đưa ra 5 dạng hoạt động của lối sống: hoạt động cải tạo; hoạt động định hướng; hoạt động nhận thức; hoạt động giao tiếp và hoạt động nghệ thuật. Lối sống được xem là phương thức tác động tương hỗ giữa môi trường xã hội với cá nhân hoặc với tập đoàn người. Đó là phương thức hoạt
động hằng ngày có tính bền vững của con người nhằm thực hiện và phát triển nhu cầu của họ.
Như vậy, lối sống trước hết có liên quan đến những đặc điểm việc làm thỏa mãn những nhu cầu của con người. Đó cũng chính là phương thức hoạt
động hằng ngày có tính chất bền vững của con người nhằm thực hiện và phát triển nhu cầu của họ.
* Khái niệm lối sống theo quan điểm của Triết học Mác - Lênin
C. Mác và Ph. Ăngghen trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” có viết:
Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân. Mà hơn thế, nó là một phương thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của hoạt động sống của họ, một
phương thức sinh sống nhất định của họ. [25, tr. 30].
một cách sinh hoạt, cách sống tương ứng. Vì vậy, ở mỗi giai đoạn lịch sử con người có lối sống riêng, nghĩa là không có lối sống chung cho mọi thời đại, đặc biệt là trong xã hội có giai cấp. Tuy nhiên, bản thân lối sống không phụ thuộc hoàn toàn vào phương thức sản xuất, mặc dù đây là yếu tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định. Sự phụ thuộc của lối sống vào phương thức sản xuất chỉ mang tính tương đối. Bởi lẽ, phạm vi của lối sống rộng hơn phương thức sản xuất. Ngoài những hoạt động vật chất, con người còn có hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ thuật... Do vậy, phạm vi của lối sống tương ứng với hình thái kinh tế
– xã hội. Lối sống phản ánh hoạt động chủ thể, bao gồm: nhận thức, tình cảm,
động cơ, hành vi, ứng xử, thể chế xã hội...và cả những mối liên hệ giữa chúng. C. Mác cho rằng, ở những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, sẽ có lối sống khác nhau. Đặc biệt, trong những hình thái kinh - tế xã hội có giai cấp, nhất là có đối kháng giai cấp thì lối sống mang tính giai cấp.
Tóm lại, từ việc phân tích các quan niệm về lối sống dưới nhiều góc độ
khác nhau, chúng ta có thể khẳng định rằng: lối sống bao gồm tổng hợptất cả
mọi hoạt động sống của con người trong một xã hội nhất định. Trước hết, lối sống bị quy định bởi phương thức sản xuất của cải vật chất. Trong mỗi thời
đại lịch sử, nhân loại có lối sống khác nhau; trong một phương thức sản xuất có giai cấp, mỗi giai cấp cũng có lối sống khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Lối sống còn thể hiện trong các hoạt động chính trị, văn hóa, đạo đức, tôn giáo, trong ứng xử, giao tiếp hàng ngày… Ngoài tính khách quan, lối sống còn bị quy định bởi quan niệm chủ quan của mỗi người. Như vậy, ngoài sự
khác biệt giữa các thời đại, giữa các giai cấp, lối sống còn có những biểu hiện
đặc thù ở các nhóm xã hội và ở mỗi cá nhân.
b. Một số thuật ngữ có liên quan
* Khái niệm “nếp sống”
sống" thường được dùng như một. Tuy nhiên, xét về mặt khoa học, hai khái niệm này không hoàn toàn là một.
Theo từđiển tiếng Việt đề cập đến ý nghĩa của “lối” và “nếp” như sau:
Lối: là hình thức diễn ra của hoạt động đã trở thành ổn định và mang đặc
điểm riêng như: lối sống giản dị, lối châm biếm kín đáo [49, tr. 561].
Nếp: cách sống, hoạt động đã trở thành thói quen như: nếp sống văn minh, thay đổi nếp suy nghĩ [49, tr. 644].
Theo A.P. Buchenkô: “Nếp sống không phải là một phần mà là một trong những biểu hiện của lối sống” [46, tr. 17].
Tác giả Thanh Lê cho rằng: “lối sống” được hiểu rộng hơn, bao hàm trong
đó có “nếp sống”. Nếp sống - đó là hoạt động hàng ngày. Mỗi cá nhân có thể
có thói quen, nếp sống riêng của mình như: thức dậy đúng giờ, tập thể dục. Nếp sống là phương thức ứng xử trong một tình thế nhất định nào đó, nếp sống cũng được hiểu như một phong cách, một tác phong (quan liêu, ham danh lợi). Nếp sống còn là phương thức xử sựđược quy định với các giá trị đạo đức (tôn kính người trên, giữ gìn trật tự xã hội). Như vậy: “nếp sống là những quy ước lặp đi lặp lại trở thành thói quen trong sinh hoạt, phong tục tập quán, hành vi
đạo đức. Nếp sống là một mặt của lối sống, ởđây muốn nói đến cách xử sự của con người” [19, tr. 111].
Theo tác giả Mạc Văn Trang, “Nếp sống là mặt ổn định của lối sống, là những đặc điểm biểu hiện của lối sống đã được hình thành nề nếp, thói quen của cá nhân (nét tính cách), của gia đình (nếp nhà), của xã hội (phong tục, tập quán, truyền thống)” [44, tr. 20].
Như vậy, khái niệm nếp sống có phạm vi hẹp hơn khái niệm lối sống. Nếp sống là những khuôn mẫu, hành vi đã định hình ở một cá nhân hay cộng đồng người trong môi trường sống cụ thể, nếp sống được hình thành như hệ thống chuẩn mực chung được thừa nhận rộng rãi thành thói quen và người ta cứ theo
đó mà thực hiện các hành vi ứng xử một cách tự nhiên. Khi sử dụng hai thuật ngữ lối sống và nếp sống dựa theo nguyên tắc: lối sống nói lên tính định hướng, định tính. Xã hội nào có lối sống ấy. Còn nếp sống nói lên tính định hình và định lượng.
* Khái niệm “mức sống”
Mức sống có quan hệ trực tiếp đến lối sống, mức sống phụ thuộc vào những điều kiện trực tiếp tác động đến sự hình thành và phát triển của lối sống, nhưng nó không phải là yếu tố hợp thành của lối sống. Mức sống chỉ là điều kiện và kết quả của hoạt động sống chứ chưa phải là bản thân hoạt động sống của con người. Theo từ điển tiếng Việt: “Mức sống là mức đạt được của các điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần” [49, tr. 631].
Tác giả Huỳnh Khái Vinh cho rằng: “mức sống là thuật ngữ kinh tế - xã hội đểđánh giá các nhu cầu về vật chất và tinh thần đã được thoả mãn và có thể đo lường trực tiếp bằng số lượng” [51, tr. 35].
Theo tác giả Thanh Lê thì mức sống nói lên trình độ vật chất và văn hoá mà con người được hưởng thụ.
Như vậy, mức sống có liên quan đến mức thu nhập cá nhân và mức hưởng thụ phúc lợi xã hội của cá nhân. Các tiêu chuẩn của mức sống là: ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, sinh hoạt văn hoá, bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm xã hội…
Mức sống là mặt khách quan của lối sống, là điều kiện quan trọng cho hoạt động sống của con người. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một lối sống không thể xem mức sống như là một cái gì đó ở bên ngoài, nó là cơ sở vật chất của lối sống. Nhưng không phải mức sống nâng cao thì lối sống cũng nâng cao. Thực tiễn cho thấy có trường hợp mức sống ngang nhau nhưng lối sống khác nhau. Cho nên, có những người mức sống rất cao nhưng lối sống lại đáng khinh và đáng phê phán. Trái lại có những người có điều kiện sống
thiếu thốn, khó khăn vất vả về vật chất nhưng phẩm chất nhân cách của họ thì rất đáng trân trọng. Do vậy, sẽ là sai lầm khi đem đồng nhất mức sống với lối sống. Sai lầm này biểu hiện ở việc tuyệt đối hoá nhu cầu vật chất, chạy theo lối sống tiêu dùng, lối sống thực dụng, xem thường yếu tố tinh thần, xem thường yếu tố chính trị trong đời sống xã hội. Cho nên, khái niệm lối sống rất gần với khái niệm mức sống nhưng chúng không đồng nhất nhau. Vì mức sống là thuật ngữ kinh tế - xã hội dùng để đánh giá các nhu cầu vật chất và tinh thần đã được thỏa mãn.
* Khái niệm “lẽ sống”
Lẽ sống là thuật ngữ được Đạo đức học, Triết học và cả Tâm lý học cùng quan tâm.
Theo tác giả Mạc Văn Trang: “Lẽ sống là mặt ý thức của lối sống. Nó đề
cập tới mục đích, ý nghĩa lý tưởng của cuộc sống, là lý chí, khát vọng của con người. Nó giải đáp câu hỏi con người sống để làm gì. Nó phản ánh tính mục
đích của một lối sống” [44, tr. 21].
Tác giả Huỳnh Khái Vinh lại cho rằng: “Lẽ sống là mặt ý thức của lối sống có vai trò dẫn dắt, định hướng và định tính làm cho lối sống ổn định. Lẽ sống dựa vào lý tưởng và các giá trị xã hội phản ánh tính chủ thể của lối sống” [51, tr. 35].
Như vậy, lẽ sống là quan niệm sống của con người, là sự tự nhận thức, tự
giác hành động vì một lý tưởng, một mục tiêu cao cả. Lẽ sống có chức năng
định hướng cho lối sống, bởi nó như là thế giới quan, nhân sinh quan của con người. Vai trò của lẽ sống đối với lối sống giống như “kim chỉ Nam” cho cá