6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Xây dựng lối sống mới trên quan điểm duy vật biện chứng
Xây dựng lối sống mới trên tinh thần quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm toàn diện, trong đó hạnh phúc phải thể hiện sự hài hòa giữa đời
sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa lao động và hưởng thụ. Cuộc sống của mỗi con người chính là sự kết hợp của hai giá trị vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải ai, không phải lúc nào ta cũng nhận ra chân lý này. Chính vì thế, đôi khi chúng ta quá xem trọng yếu tố vật chất, lại có đôi khi quá đặt nặng về mặt tinh thần. Nhưng sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố
này lại chính là nền tảng thiết yếu nhất để có được một cuộc sống an vui, hạnh phúc. Vật chất có được giá trị của nó phụ thuộc vào tinh thần, và các giá trị tinh thần bao giờ cũng chỉ tồn tại trên cơ sở những biểu hiện vật chất nhất định.
Kinh tế thị trường làm cho con người có tư tưởng đề cao giá trị vật chất, tôn thờ đồng tiền. Điều đó đã góp phần kéo theo lối sống thực dụng, lối sống hưởng thụ làm phá vỡ hết những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trong thực tế, có rất nhiều người chạy theo các giá trị vật chất, chỉ cần nhìn vào cách sống của họ ta có cảm giác rằng chính những giá trị vật chất là tất cả
những gì họ có. Họ tích lũy tiền bạc, của cải để trở nên giàu có, sung túc. Họ
lao vào hưởng thụ những khoái lạc của cuộc sống, bất chấp mọi nguyên tắc đạo
đức, luân lý. Nhưng rồi những nhu cầu vật chất đến một lúc nào đó sẽ trở nên bão hoà và nhiều khi sự thỏa mãn một cách tối đa thừa thãi thường xuyên các nhu cầu vật chất chẳng những không nâng cao hoặc phát triển các nhu cầu mà lại làm cho các nhu cầu đó ngày càng trở nên hời hợt, nhàm chán, vô vị. Bởi vì, họ không bao giờ có thể có được niềm vui thực sự trong cuộc sống, cái mà họ
có được chỉ là những khoảnh khắc thỏa mãn thoáng qua, tạo cảm giác hài lòng trong phút chốc, nhưng kèm theo đó bao giờ cũng là vô số những hệ lụy khổ đau. Ngược lại, việc thoả mãn những nhu cầu tinh thần chẳng những có tính xã hội cao, mà còn để lại cho con người những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc và có những cái sống mãi với thời gian, nhiều khi tạo nên những động lực xã hội, thúc
đẩy sự tiến bộ, hướng con người phấn đấu vươn tới cái chân, cái thiện, cái mĩ. Do đó, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo cần phải giáo dục và chỉ cho các em
hiểu được thế nào là cuộc sống hạnh phúc, dạy cho các em biết hy sinh những khoái cảm trước mắt để phấn đấu cho tương lai lâu dài của cá nhân, của đất nước. Không quá đề cao sức mạnh của các giá trị vật chất, của đồng tiền, không phải tiền là yếu tố duy nhất mang lại hạnh phúc cho con người. Để rồi các em bỏ bê học tập, tìm mọi cách để tận hưởng những khoái cảm trước mắt mà ma lực của đồng tiền mang lại như men rượu, thuốc lắc, ma túy, sex, v.v.. nhưng những khoái cảm đó chỉđem lại sự chán chường, tuyệt vọng, đau khổ về
sau mà thôi, và cũng chính nó sẽ là nguyên nhân hủy hoại tương lai của các em trong giây lát. Các em cần phải biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Xem đó như là nền tảng tinh