Giáo dục, xây dựng lối sống hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của triết học mác về vấn đề hạnh phúc với việc giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 75 - 107)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2. Giáo dục, xây dựng lối sống hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng

Để cuộc sống của con người trở nên ý nghĩa hơn, hữu ích hơn thì bên cạnh việc hưởng thụ thì cần phải có sự lao động cống hiến. Muốn làm được điều đó thì gia đình và nhà trường cần phải giáo dục các em tinh thần yêu lao động bằng những hành động thiết thực nhất, tùy theo độ tuổi. Cha mẹ không nên làm thay tất cả cho con mà hãy là người hướng dẫn, đưa ra phương pháp để các con thực hiện từ những công việc nhỏ nhất. Có thể sẽ phải mất một thời gian rất dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn nhưng kết quả mà nó mang lại cũng thật lớn lao.

3.1.2. Giáo dục, xây dựng lối sống hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng xã hội xã hội

Theo Giáo trình triết học Mác – Lênin, “Cá nhân là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định và được phân biệt với các cá thể

khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó” [4, tr. 474]. Còn xã hội là một cộng đồng do cá nhân tạo nên, trên bình diện rộng nhất, đó là xã hội loài người nói chung, trên bình diện hẹp, đó là một quốc gia, dân tộc. Tuy trong xã hội mỗi cá nhân có đời sống riêng, có quan hệ xã hội riêng, có nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích riêng, nhưng điều đó không loại trừ tính chung trong mỗi cá

nhân là thành viên trong xã hội và mang bản chất xã hội.

Mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội vừa thống nhất, vừa có mâu thuẫn. Sự thống nhất thể hiện ở chỗ: cá nhân chỉ thật sự có hạnh phúc khi được sống trong một cộng đồng mà mọi người đều có hạnh phúc; ngược lại, mỗi cá nhân vừa là người tạo dựng hạnh phúc cho bản thân, lại vừa là người làm nên hạnh phúc của toàn xã hội. Sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội phát triển ngày càng tăng cùng với sự tiến bộ của chế độ xã hội, đây cũng là mục đích của chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, cá nhân và xã hội cũng có mâu thuẫn nhất định, không chỉ ở quan niệm về hạnh phúc, mà còn ở con đường

mưu cầu hạnh phúc, từ đó có mâu thuẫn trong lối sống. Nhiều cá nhân đã tìm cách tạo dựng hạnh phúc của mình bằng cách chà đạp lên hạnh phúc của người khác, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.

Những hiện tượng không lành mạnh của xã hội có nguyên nhân từ những tác động tiêu cực từ bên ngoài trong quá trình hội nhập quốc tế, nhưng chủ yếu vẫn là hậu quả của hành vi tiêu cực của chính cá nhân con người trong xã hội

đó tạo nên. Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến nguy cơ làm suy yếu các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng, nhiều người khi tìm cách vun vén lợi cho riêng mình đã vô tình hoặc cố tình lãng quên lợi ích của người khác. Tệ hại hơn, nhiều khi vì cái lợi của cá nhân mà người ta đang tâm vùi dập, dẫm đạp lên lợi ích của người khác một cách trắng trợn, thậm chí coi thường tính mạng của người khác. Tình trạng gian lận thương mại, sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất và bảo quản thực phẩm, tàng trữ hàng cấm, truyền bá các sản phẩm văn hóa đồi trụy, bạo lực, đầu độc tâm hồn trẻ thơ... đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống.

Những hiện tượng không lành mạnh của xã hội đến lượt nó lại có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và sự hình thành nhân cách đạo đức của thế hệ trẻ. Vì vậy, nếu ta xây dựng được một xã hội hài hòa, trong đó như Mác

và Ăngghen đã nói, “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [26, tr. 628] thì mọi trẻ em được sinh ra, lớn lên và phát triển nhân cách đạo đức một cách tốt nhất, và có tương lai thật sự

hạnh phúc. Do vậy, lối sống hài hòa giữa cá nhân và xã hội thực chất là lối sống trong đó “mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”.Do đó, để

xây dựng ở thế hệ trẻ lối sống hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, khắc phục những mâu thuẫn đang nảy sinh trong xã hội hiện nay, thì đòi hỏi các bậc làm cha làm mẹ, làm thầy cần phải chú trọng, thường xuyên dạy con trẻ biết cách yêu thương, sẻ chia, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người trong cuộc sống. Để dần dần khi trẻ lớn lên sẽ hình thành được những thói quen đạo đức tốt đẹp.

3.1.3. Giáo dục lối sống trong đó có lý tưởng, ước mơ, hoài bảo lớn lao cho thế hệ trẻ

Trong cuộc sống ai cũng hướng tới mục đích mưu cầu hạnh phúc cho bản thân, ai cũng cần phải có hạnh phúc và khao khát được tận hưởng niềm hạnh phúc mà cuộc sống ban tặng, không đòi hỏi mỗi người phải hoàn toàn hy sinh hạnh phúc hiện tại vì hạnh phúc tương lai, ở một nơi nào khác, đó chỉ là ảo tưởng vì nếu như vậy thì sẽ không bao giờ có hạnh phúc.

Tuy nhiên, mỗi người cần có sự kết hợp hài hòa giữa đời sống hằng ngày và tương lai lâu dài. Nếu chúng ta quá chú trọng đến hạnh phúc hiện tại mà không lo cho hạnh phúc tương lai thì đó cũng là điều không đúng. Chẳng hạn, một người trong lúc còn trẻ mà bỏ bê việc học tập để suốt ngày rong chơi hoặc ngồi quán cà phê, hay đắm mình trong các trò chơi điện tử, men rượu, ma túy, thuốc lắc… cốt là để thỏa mãn những khoái cảm trước mắt, mà không lo học tập để tìm kiếm nghề nghiệp, lo cho hạnh phúc tương lai thì đó là một lối sống sai lầm.

Cuộc sống thiếu hoài bão, lý tưởng là cuộc sống chỉ biết có hiện tại mà không cần lo đến ngày mai, chỉ biết cá nhân mà không lo cho người khác. Do

đó, cần phải giáo dục cho các em hiểu rằng lý tướng sống của tuổi trẻ là thông qua con đường học tập, rèn luyện để sau này lập thân lập nghiệp, để đạt đến trình độ làm chủ và sáng tạo khoa học - công nghệ, vừa có được cuộc sống cá nhân hạnh phúc, vừa góp phần đưa nước ta thành một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có thể sánh vai với các cường quốc năm châu. Một lý tưởng đúng đắn phải bao hàm cả việc phấn đấu cho hạnh phúc của cá nhân và hạnh phúc của cộng đồng. Lý tưởng cao đẹp đó sẽ góp phần khắc phục tâm lý chán nản, bi quan trước những khó khăn vất vả của công việc học hành và tạo nên bản lĩnh, biết kiềm chế, làm chủ bản thân trước những cám dỗ vật chất tầm thường. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên vượt mọi khó khăn gian khổ để tiến mãi không ngừng.

3.1.4. Giáo dục, xây dựng lối sống có nghề nghiệp ổn định, có tình yêu, tình bạn chân thành, thủy chung, có gia đình hạnh phúc cho thế hệ trẻ

Để tạo lập một cuộc sống ổn định, hạnh phúc, cũng như tránh xa các tệ

nạn xã hội, gia đình, nhà trường cần giáo dục các bạn trẻ có thái độ nghiêm túc trong việc chăm lo học tập, chiếm lĩnh tri thức để mai này có một nghề nghiệp

ổn định. Đấy là cơ sở vững chắc nhất để đảm bảo cho cuộc sống của bản thân cũng như cuộc sống của một gia đình tương lai. Nghề nghiệp không chỉđem lại hạnh phúc cho cá nhân, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” như quan niệm của các xã hội trước đây, mà còn là phương tiện để cá nhân phục vụ cho sự phát triển chung của xã hội. Do vậy, mục đích của giáo dục – đào tạo, ngoài việc trang bị

tri thức khoa học, đạo lý làm người, còn phải có tính hướng nghiệp cao, giúp cho thế hệ trẻ lựa chọn và bước đầu rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của mình.

Đối với các bạn trẻ, tình bạn, tình yêu trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt và là vấn đề khá nhạy cảm, tế nhị. Điều quan trọng là làm thế nào

để họ có nhận thức đúng đắn về tình bạn, tình yêu đẹp. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến động lực và chi phối hành động của các bạn trẻ. Vì vậy, giáo dục thái độđúng mực trong tình bạn, tình yêu cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ bức thiết. Tình bạn trong sáng, chân thành, tình yêu đúng đắn, cao đẹp chính là điểm tựa, là nguồn sức mạnh tinh thần giúp các bạn trẻ vươn lên trong cuộc sống, giúp họ

gắn bó với tập thể, với cộng đồng, luôn có ý thức hướng tới tập thể, quan tâm giúp đỡ nhau, nhờ đó mà hình thành lối sống mới, tiến bộ. Đồng thời, nhờ có quan niệm đúng đắn và nghiêm túc trong tình yêu sẽ là nền tảng để các bạn trẻ

tiến tới xây dựng một gia đình hạnh phúc trong tương lai.

Hạnh phúc vốn tồn tại trong mỗi người, xuất phát từ chính bản thân mỗi người, từ những điều nhỏ bé, dung dị nhất. Hạnh phúc chẳng có chân mà ta phải mỏi mệt đuổi theo, đánh đổi nhiều thứ đểđạt được. Một số thanh niên ngày nay sống buông thả, thiếu nghị lực, khát vọng, sa vào tệ nạn xã hội. Họ cố kiếm tìm “hạnh phúc ảo” trong những “cuộc bay” thác loạn, khói thuốc, hơi men… rồi tự

biện minh, huyễn hoặc mình trong ảo ảnh, mặc nhiên hủy hoại tương lai của bản thân. Bên cạnh đó, còn có một bộ phận trong giới trẻ có quan niệm về tình yêu thiếu nghiêm túc, sống thử, sống gấp… Họ quan niệm, yêu và quan hệ tình dục luôn song hành với nhau và đã yêu nhau thì không cần phải giữ gìn gì cả. Vì yêu hay vì mù quáng, thiếu hiểu biết mà họ đang chà đạp lên chính giá trị của bản thân mình cũng như những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Do đó, tuổi trẻ hãy sống có hoài bão, ước mơ, hãy cố gắng để sở hữu một tình yêu trong sáng, lành mạnh làm nền móng cho cuộc sống hạnh phúc sau này.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC VỀ HẠNH PHÚC VÀO VIỆC GIÁO DỤC, XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO THẾ HỆ TRẺỞ NƯỚC TA HIỆN NAY

Việc giáo dục, xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ trên tinh thần quan

phải có những giải pháp đồng bộ, trong đó có sự kết hợp giữa tạo lập môi trường xã hội với giáo dục con người, giữa giáo dục quan điểm về hạnh phúc và từng bước xây dựng lối sống mới, giữa xây và chống. Trên tinh thần đó, chúng tôi xin nêu ra bốn nhóm giải pháp như sau:

3.2.1. Tạo lập môi trường kinh tế, chính trị ổn định, văn hoá - xã hội lành mạnh

Môi trường xã hội và điều kiện sống chính là hoàn cảnh của giáo dục, hoàn cảnh ấy cần phải được thay đổi, phải được tăng cường nhân tính, có tính người nhiều hơn để giáo dục, bồi dưỡng nhân tính tốt hơn cho lớp trẻ. Do đó,

đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần tạo lập môi trường kinh tế, chính trị ổn định, văn hóa xã hội lành mạnh để tạo môi trường cho sự hình thành và phát triển về đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ.

C. Mác và Ph. Ăngghen trong tác phẩm “Gia đình thần thánh” khi đề cập

đến quan niệm của các nhà duy vật thế kỷ XVIII về vai trò quyết định của môi trường xã hội đối với nhận thức và sự hình thành nhân cách con người, các ông

đã rút ra một số kết luận như sau:

Nếu như người ta thu được mọi tri thức và cảm giác của mình, v.v., từ thế giới cảm tính và từ kinh nghiệm trong thế giới cảm tính thì do đó cần tổ chức thế giới xung quanh sao cho người ta nhận thức và lĩnh hội được ở đó cái gì thực sự hợp với tính người, sao cho thấy

được mình là con người... Nếu như tính cách con người là do hoàn cảnh tạo nên thì do đó phải làm cho hoàn cảnh hợp với tính người. Nếu như con người, bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì do đó con người chỉ có thể phát triển bản tính chân chính của mình trong xã hội... [24, tr. 199-200].

Một môi trường kinh tế được coi là trong sạch và lành mạnh khi ở đó sự

sống xã hội và ngược lại, chính sự phát triển các mặt của đời sống xã hội tạo

động lực và định hướng cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.

Trong xây dựng và phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay, cần phải có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó cần giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân. Để người dân có công ăn việc làm ổn

định, có nguồn thu nhập hợp pháp góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Qua đó tạo điều kiện cho họ có cơ hội hưởng thụ những giá trị vật, tinh thần từ thành quả của sự phát triển kinh tế. Đó là những điều kiện cần thiết để

thực hiện nhân đạo hoá hoàn cảnh, tạo ra hoàn cảnh ngày càng nhiều những giá trị nhân tính. Muốn làm được điều đó thì cần phải tích cực trong việc xóa bỏ cơ

chế cũ, tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và thiết lập một thị trường thật sự lành mạnh trên cơ sở tôn trọng khách hàng và tuân thủ luật pháp. Ngoài ra, trong hoạt động kinh tế thì vấn đề đạo đức kinh doanh cũng cần được đề cao hơn nữa. Để hạn chế bớt những tiêu cực, gian lận trong thương mại. Để có được lợi nhuận nhiều nhà sản xuất sẵn sàng làm hàng nhái, hàng giả bất chấp tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đạo đức của xã hội, và đặc biệt là ảnh hưởng xấu

đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ.

Trong quá trình phát triển kinh tế, cần phải hoàn thiện các loại thị trường như: thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường lao động, thị trường tài chính, thị

trường bất động sản... Vì nền kinh tế thị trường nước ta là một nền kinh tế thị

trường phát triển chưa đầy đủ. Do đó, còn tồn tại nhiều khuyết tật, điều đó làm

ảnh hưởng không nhỏ đến sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận giới trẻ. Vì vậy, việc xây dựng đồng bộ và hoàn thiện các loại thị trường để

làm lành mạnh hóa môi trường xã hội, tạo cơ sở cho sự phát triển ý thức đạo

đức, lối sống của thế hệ trẻ.

Để xây dựng một môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh cần hoàn thiện hệ

thống pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống pháp luật. Giữa đạo đức và pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau. Vai trò của pháp luật không thể thiếu đối với việc nâng cao vai trò của đạo đức. Pháp luật càng đầy đủ, chặt chẽ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề

cao, khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mở rộng và biểu hiện trong mọi hành vi, mọi mối quan hệ xã hội của con người. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống pháp luật là biện pháp để nâng cao vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của triết học mác về vấn đề hạnh phúc với việc giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 75 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)