Mối quan hệ giữa quan niệm về hạnh phúc với lối sống

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của triết học mác về vấn đề hạnh phúc với việc giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 53 - 55)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Mối quan hệ giữa quan niệm về hạnh phúc với lối sống

nhân là hạnh phúc. Lối sống là con đường, phương tiệnđể đạt được mục đích hạnh phúc trong cuộc sống. Như vậy phải có được một lối sống đúng đắn mới có được hạnh phúc chân chính. Ngoài những quy định khách quan (điều kiện

địa lý, phương thức sản xuất…) độc lập với ý thức của cá nhân và giai cấp, lối sống còn bị quy định bởi yếu tố chủ quan – tức lẽ sống của mỗi cá nhân như đã phân tích ở trên. Lẽ sống đến lượt nó lại bị quy định bởi quan niệm của mỗi cá nhân về cái gì là tốt đẹp cần vươn tới, cái gì là hạnh phúc đích thực trong cuộc sống. Như vậy, quan niệm của con người về hạnh phúc có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần nói chung và lối sống, lẽ

sống nói riêng. Nó trở thành một trong những nền tảng tinh thần giúp con người từđó xây dựng được những lý tưởng, mục tiêu, thái độ sống. Đồng thời quan niệm về hạnh phúc còn giữ vai trò là hạt nhân, là thước đo và định hướng để con người thiết lập các khái niệm thiện, ác, phẩm giá và hàng loạt các khái niệm nhân bản khác.

Trong thực tiễn cuộc sống, hạnh phúc chân chính luôn tạo ra động lực thúc đẩy con người và xã hội tiến tới sự hoàn thiện và phấn đấu thực hiện những lý tưởng cao quý của con người. Do đó, cần phải có một quan niệm hạnh phúc đúng đắn để hình thành nên lý tưởng sống tốt đẹp cho con người.

Để định hướng đúng đắn về hạnh phúc, trước hết cần phải chỉ ra những sai lầm, ảo tưởng trong quan niệm về hạnh phúc, như chạy theo đồng tiền vì nghĩ rằng đồng tiến là yếu tố duy nhất đem lại hạnh phúc. Cần phải thấy rằng

đồng tiền chỉ là phương tiện, và không phải là phương tiện vạn năng. Không phải ngẫu nhiên mà các vĩ nhân trong lịch sử đều không coi trọng đồng tiền và

đều coi khinh lối sống chạy theo đồng tiền. Chạy theo những lạc thú vật chất như ăn nhậu, tình dục cũng không phải là con đường dẫn đến hạnh phúc, và hậu quả cuối cùng của nó là sự bất hạnh mà thôi. Khổng Tử từng nói: “Thà ăn cơm thô, uống nước lã, co cánh tay làm gối, ta vẫn thấy vui khi sống trong cảnh

ấy.Giàu với sang mà phi nghĩa thì ta xem như mây nổi” (Luận ngữ, Thuật nhi, 15). Phải giáo dục để xây dựng một quan niệm toàn diện về hạnh phúc bao gồm các yếu tố vật chất và tinh thần, đức và tài, lối sống hài hòa giữa cá nhân, gia đình và xã hội.

Giữa quan niệm về hạnh phúc và việc xây dựng lối sống cho bản thân có quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, quan niệm về hạnh phúc là yếu tố nền tảng góp phần định hướng lối sống của con người. Do đó, người có quan niệm

đúng đắn về hạnh phúc sẽ xây dựng cho bản thân một lối sống tích cực hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống, tự giác, tự nguyện làm điều lợi vì hạnh phúc của xã hội, tự giác sống vì người khác, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều có ý thức để giữ gìn nhân cách phẩm giá của mình, giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục. Ngược lại, quan niệm không đúng về hạnh phúc sẽ có thể dẫn con người tới lối sống sai lầm, lệch hướng trong cuộc sống. Họ chỉ thấy lợi ích của mình mà không thấy lợi ích của người khác của xã hội, đồng nhất hạnh phúc với việc

được thỏa mãn những nhu cầu ham muốn của cá nhân mình như giàu có, danh lợi, tiền tài…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của triết học mác về vấn đề hạnh phúc với việc giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)