Căn cứ vào sự biến động của yếu tố môi trƣờng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội thành phố đà nẵng (Trang 79 - 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Căn cứ vào sự biến động của yếu tố môi trƣờng

a. Môi trường bên ngoài

- Thách thức hội nhập và xu thế của nền kinh tế tri thức

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Những diễn biến của kinh tế thế giới và khu vực trong thời gian tới sẽ có nhiều tác động đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nƣớc nói chung và lĩnh vực đào tạo và phát triển nhân lực nói riêng với nhiều thuận lợi lẫn khó khăn, thách thức.

Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa là cơ hội để công tác đào tạo và phát triển nhân lực của thành phố dần tiệm cận với trình độ, chuẩn mực của khu vực và thế giới, thông qua các hình thức trao đổi, hợp tác, liên kết quốc tế cũng nhƣ chính sách thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ trong lĩnh vực GD-ĐT, nhất là GD-ĐT chất lƣợng cao. Đây là cơ hội để phát triển nhanh đội ngũ lao động chuyên nghiệp phục vụ quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa thành phố. Quá trình toàn cầu hóa cũng tạo điều kiện cho lao động tự do di chuyển. Tuy nhiên, thành phố sẽ phải đối đầu với nạn “chảy máu chất xám” đối với nguồn lao động có trình độ cao.

Sự gia tăng theo kiểu cấp số nhân kiến thức và việc thay đổi nhanh chóng khoa học và công nghệ là một khuynh hƣớng mới nữa của toàn cầu hóa. Cứ trong vòng 7 đến 10 năm thì kiến thức nhân loại lại tăng gấp hai lần. Kết quả kiến thức và kỹ năng đƣợc trang bị trong mỗi ngƣời trở nên lạc hậu nhanh chóng. Tất cả các chuyên gia giáo dục đều thừa nhận rằng trình độ đại

28

học chỉ cung cấp các năng lực trí tuệ căn bản, tạo ra khả năng cho con ngƣời để học tập trong tƣơng lai. Sự phát triển khoa học – công nghệ và nền kinh tế tri thức đòi hỏi công tác phát triển nhân lực của thành phố phải không ngừng đƣợc đổi mới, phát triển để theo kịp trình độ phát triển của khu vực và thế giới. Trong nền kinh tế tri thức, vai trò của con ngƣời, nhất là ngƣời lao động có kỹ năng, trình độ cao ngày càng đóng vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định đến thành công của nền kinh tế. Sự phát triển nhanh chóng khối lƣợng kiến thức mới và sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ đã đặt ra yêu cầu cập nhật kiến thức và cập nhật một cách thƣờng xuyên.

- Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến

Đà Nẵng là thành phố biển, là trung kinh tế xã hội của miền Trung, với diện tích 1,2 triệu km2

và dân số hơn 0,9 triệu dân (năm 2011). Lãnh đạo thành phố luôn quan tâm phát triển Đà Nẵng trở thành một thành phố năng động, một thành phố đáng sống trong cả nƣớc. Mục tiêu của lãnh đạo thành phố trong những năm tới là : “Phát triển kinh tế nhanh và bền vững; xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một đô thị lớn của cả nƣớc; là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm dịch vụ; là thành phố cảng biển; đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nƣớc và quốc tế; trung tâm bƣu chính - viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ; trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao; là địa bàn giữ vị trí chiến lƣợc quan trọng về quốc phòng, an ninh của miền Trung và cả nƣớc, tạo nền tảng để xây dựng thành phố trở thành thành phố công nghiệp trƣớc năm 2020”, phấn đấu tốc độ tăng GDP đạt 13,5-14,5%/năm; đến năm 2015, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 3.200 USD; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng “dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp” với tỷ trọng Dịch vụ đạt

28

54,2%, Công nghiệp-xây dựng đạt 43,8% và Nông nghiệp đạt 2,0% vào năm 2015; tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn tăng 15-16%/năm; giải quyết việc làm bình quân cho 3,2-3,4 vạn lao động/năm; đến năm 2020, Đà Nẵng trở thành một trung tâm dịch vụ lớn; là trung tâm du lịch, phân phối, CNTT - truyền thông, tài chính - ngân hàng và logistic của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, cả nƣớc, cũng nhƣ của khu vực ASEAN; đồng thời là một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo chất lƣợng cao, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ cao, thể thao lớn; tiếp cận và đạt trình độ hiện đại, đảm bảo hội nhập quốc tế và khu vực, tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Để thực hiện mục tiêu đó, thành phố luôn chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực - đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng của nền kinh tế; xem phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao là nhân tố quyết định nâng cao lợi thế cạnh tranh của thành phố. Xây dựng đội ngũ cán bộ, trƣớc hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp ngang tầm nhiệm vụ; chú trọng tƣ duy sáng tạo, năng lực thực tiễn, kiến thức chuyên môn vững vàng; chú trọng tính đồng bộ trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm cơ cấu, tính liên tục, kế thừa và phát triển. Xây dựng đội ngũ chuyên gia trên các lĩnh vực. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ trẻ; mạnh dạn tạo bƣớc đột phá trong việc quy hoạch và bố trí, sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Xây dựng và thực hiện cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm, trọng dụng đối với những ngƣời có đức, có tài. Quan tâm đến chính sách đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ; chú trọng các lớp đào tạo ngắn hạn để bồi dƣỡng kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm xử lý tình huống thực tiễn cho đội ngũ cán bộ các cấp. Dành một phần ngân sách đào tạo của thành phố để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực. Phát triển thêm các trƣờng học, cơ sở đào

28

tạo, dạy nghề đạt chuẩn quốc gia không chỉ phục cho Đà Nẵng mà cho cả khu vực Miền Trung và một số quốc gia tiểu vùng sông Mê Kông; Khuyến khích các cơ sở đào tạo (đại học, cao đẳng) liên kết quốc tế, đào tạo lao động chất lƣợng cao.

b. Môi trường bên trong

- Quy mô nguồn lực

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, việc mở rộng các đối tƣợng tham gia BHXH, đặc biệt là hƣớng đến bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2012, đòi hỏi sự lớn mạnh về hệ thống cơ sở hạ tầng. BHXH Đà Nẵng đã từng bƣớc đầu tƣ trụ sở làm việc, hệ thống công nghệ thông tin, cuối năm 2012, đảm bảo kết nối dữ liệu về quản lý đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT trên toàn thành phố. Song song với nó, BHXH dành một phần kinh phí cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo sau đại học, gởi đi học hỏi kinh nghiệm tại các địa phƣơng, để có một nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu quản lý, giải quyết công việc chính xác và khoa học.

- Trình độ, năng lực và tư duy của người quản lý

Vai trò của ngƣời quản lý là rất quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, ảnh hƣởng không những đến hoạt động phát triển của tổ chức mà còn đến định hƣớng đào tạo nhân lực tại đơn vị. Một ngƣời quản lý ham học hỏi, có trình độ chuyên môn, biết trọng dụng và sử dụng nhân tài sẽ đƣợc nhân viên nể phục và noi theo. Trong những năm gần đây, lãnh đạo đơn vị đã nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của đào tạo nhân viên để họ có thể nâng cao nghiệp vụ đáp ứng công việc phát sinh ngày càng nhiều. Đồng thời, đội ngũ quản lý không ngừng đƣợc đào tạo nâng cao, đào tạo sau đại học. Chính đội ngũ này, trong tƣơng lai sẽ đƣa ra các định hƣớng đào tạo đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của ngành, với quy luật phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, góp phần vào thắng lợi chung của đơn vị.

28

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội thành phố đà nẵng (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)