Nhân tố thuộc về tổ chức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội thành phố đà nẵng (Trang 31 - 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Nhân tố thuộc về tổ chức

a. Chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh của tổ chức

Suy cho cùng thì phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức là nhằm đáp ứng đƣợc mục tiêu phát triển của tổ chức đƣợc cụ thể hóa trong chiến lƣợc phát triển. Do vậy, chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp có vai trò quyết định tới phát triển nguồn nhân lực. Vai trò này thể hiện ở chỗ quyết định mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác hoạch định phát triển nguồn nhân lực. Bởi vì, khi lập quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp đƣợc phân

tích để xác định yêu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh, cụ thể là đám bảo đƣợc cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý và yêu cầu về nâng cao năng lực thực hiện của các vị trí công tác.

Tóm lại, chiến lƣợc phát triển cũng nhƣ kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp đƣợc xây dựng trên cơ sở các điều kiện bên ngoài và bên trong của tổ chức, doanh nghiệp. Đến lƣợt mình, chiến lƣợc phát triển và kế hoạch sản xuất kinh doanh lại làm cơ sở để hoạch định phƣơng hƣớng phát triển nguồn nhân lực về số lƣợng, cơ cấu, yêu cầu năng lực và đề xuất các chính sách, giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn phát triển của tổ chức, doanh nghiệp.

b. Nhân tố quản lý

Quản lý nói chung, quản lý phát triển nguồn nhân lực nói riêng có vai trò quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Quản lý các thay đổi về con ngƣời và tổ chức nhằm cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những chức năng quan trọng của quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Nhƣng trực tiếp hơn, nhân tố quản lý có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều phối thực hiện các nội dung từ hoạch định, xây dựng quy hoạch, kế hoạch và triển khai thực hiện phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức.

c. Văn hóa doanh nghiệp

Chủ yếu đƣợc hình thành và phát trienre từ tấm gƣờng của các cấp quản trị. Một nhà lãnh đạo tạo ra bầu không khí học tập bằng việc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên nâng cao kiến thức, sẽ có đƣợc một đội ngũ nhân viên thích ứng nhanh nhạy với mọi biến động của thị trƣờng. Ngoài ra các yếu tố nhƣ đồng phục, sự giải lao, vui đùa, giải tỏa căng thẳng, sự giúp đỡ giữa nhân viên và quản lý cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

d. Khả năng tài chính

Khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hƣởng rất lớn đến thực hiện hoạt động đào tạo phát triển nhân viên. Nhiều doanh nghiệp dù biết mình cần phải đào tạo nhân viên nhƣng khả năng tài chính không cho phép họ gửi ngƣời đi đào tạo tại những cơ sở đào tạo có uy tín.

e. Đặc điểm và quy mô hoạt động

Các đặc điểm khác của tổ chức gồm truyền thống văn hóa, quy mô và địa bàn hoạt động, đặc điểm trong điều hành sản xuất kinh doanh v.v..có ảnh hƣởng tới phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, tính truyền thống và gắn kết chặt chẽ, sự chỉ huy tập trung giữa các đơn vị do đặc điểm sản xuất kinh doanh có ảnh hƣởng tích cực tới phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác triển khai thực hiện. Ngƣợc lại, quy mô hoạt động rộng khắp tới từng địa bàn nhƣng chủ yếu trong nội địa lại gây cản trở việc triển khai bồi dƣỡng thƣờng xuyên nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội thành phố đà nẵng (Trang 31 - 33)