Căn cứ vào chiến lƣợc phát triển của BHXH Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội thành phố đà nẵng (Trang 83 - 85)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2. Căn cứ vào chiến lƣợc phát triển của BHXH Đà Nẵng

Trên cơ sở Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị, BHXH thành phố xác định mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 là: Tăng nhanh diện bao phủ đối tƣợng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện; thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Phấn đấu đến năm 2020, trên địa bàn thành phố có 65% lực lƣợng lao động tham gia BHXH, 50% lực lƣợng lao động tham gia BHTN, 98% dân số tham gia BHYT. Sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối quỹ BHXH trong dài hạn; quản lý, sử dụng có hiệu quả và bảo đảm cân đối quỹ BHYT. Xây dựng hệ thống BHXH, BHYT hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế.

Bảng 3.1. Dự báo tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT giai đoạn 2015-2020

ĐVT: % Tiêu chí Năm 2015 Năm 2017 Năm 2020 Tỷ lệ tham gia BHYT trên dân số 93 95 98 Tỷ lệ lực lƣợng lao động tham gia

BHXH 27 45 65

(Nguồn: Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI, Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020)

Hàng năm, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức các chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao; Đảm bảo công tác quản lý, thực hiện ngày càng tốt các chính sách, chế độ cho ngƣời tham gia và thụ hƣởng BHXH, BHYT, BHTN; Đảm bảo chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN đúng, đủ, kịp thời, chính xác, an toàn, tiện lợi. Phấn đấu không để bội chi Quỹ BHYT.

28

Triệt để ứng dụng công nghệ thông tin, không ngừng nâng cao chất lƣợng phục vụ, thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông“ nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tham gia và thụ hƣởng BHXH, BHYT, BHTN theo định hƣớng của “thành phố điện tử”, “công dân điện tử”.

3.1.3. Quan điểm có tính nguyên tắc khi xây dựng giải pháp

Phát triển nguồn nhân lực phải thƣờng xuyên lấy mục tiêu phát triển của tổ chức làm tiêu chí định hƣớng cho mọi hoạt động để có các biện pháp, chính sách phù hợp. Nói cách khác, phát triển nguồn nhân lực phải phục vụ mục tiêu tổ chức một cách tốt nhất, đạt hiệu quả hoạt động cao nhất, thực hiện và hoàn thành tốt kế hoạch mà đơn vị đã đặt ra ở hiện tại cũng nhƣ trong thời gian tới. Vì vậy, công tác phát triển nguồn nhân lực không những phải đáp ứng về số lƣợng còn phải đảm bảo về mặt chất lƣợng phục vụ yêu cầu công việc trƣớc mắt cũng nhƣ những chiến lƣớc mang tính lâu dài.

Phát triển nguồn nhân lực với hiệu quả hoạt động của tổ chức có mối quan hệ tƣơng trợ, không thể tách rời. Không vì phát triển nguồn nhân lực mà bỏ qua hiệu quả hoạt động và cũng không vì hiệu quả hoạt động trƣớc mắt mà không quan tâm đến công tác phát triển nguồn nhân lực. Cả hai phải đƣợc chú trọng và phát triển song song với nhau.

Nhận thức đúng vị trí và đặc điểm con ngƣời trong thời đại ngày nay, thấy đƣợc nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực hiện có để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, trên cơ sở đó xây dựng thành công chiến lƣợc nhân sự. Xem việc đầu tƣ, bồi dƣỡng, đào tạo và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực là yếu tố quyết định và là quan điểm cơ bản chỉ đạo trong quá trình điều hành hoạt động của tổ chức.

Xây dựng, phát triển nhằm phát huy tốt nhất vai trò quyết định của nguồn nhân lực, đồng thời không ngừng làm tăng giá trị của nguồn nhân lực

28

thông qua các chính sách quản lý, sử dụng và xây dựng môi trƣờng tốt cho ngƣời lao động không ngừng phát huy hiệu quả hoạt động. Gắn phát triển nguồn nhân lực với khai thác sử dụng lao động hiệu quả trên cơ sở liên kết giữa đào tạo và sử dụng.

Phát triển nguồn nhân lực bằng nhiều con đƣờng, biện pháp mang tính tổng hợp và đồng bộ. Đồng thời phát triển nguồn nhân lực phải chú ý đến tính công bằng, hợp lý, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời lao động không ngừng đƣợc nâng cao. Phải có chính sách tiền lƣơng, thƣởng hợp lý, tạo động lực cho ngƣời lao động phát huy hết khả năng, năng lực của mình đóng góp cho tổ chức.

Phát triển nguồn nhân lực phải lấy hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội làm thƣớc đo. Hiệu quả kinh tế phải đƣợc xem xét dƣới góc độ lợi nhuận mà hoạt đông đem lại so với chi phí đầu tƣ cho hoạt động. Hiệu quả xã hội là việc gia tăng sự gắn bó và thỏa mãn của ngƣời lao động với nghề, nâng cao hình ảnh, uy tín và danh tiếng của tổ chức. Hoạt động phát triển nguồn nhân lực cũng chỉ nên tiến hành khi đem lại giá trị tăng thêm và góp phần vào việc gia tăng lợi thế cạnh tranh cho tổ chức.

Phát triển nguồn nhân lực cũng là công việc của tổ chức và chính bản thân ngƣời lao động. Tổ chức phải chú trọng tìm kiếm các cơ sở đào tạo có thể cung cấp hoặc đào tạo đƣợc nguồn nhân lực mà tổ chức đang cần. Tổ chức cần phải chủ động đƣợc nguồn cung ứng lao động, chủ động đào tạo lại nguồn nhân lực nhằm đáp ứng với những thay đổi và yêu cầu nhiệm vụ. Ngƣời lao động là ngƣời chủ động tiếp nhận các chƣơng trình đào tạo, nắm bắt các kiến thức, kỹ năng... phù hợp với công việc mà bản thân đảm nhiệm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội thành phố đà nẵng (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)