6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.3. Nhân tố thuộc về bản thân ngƣời lao động
a. Quyết định gắn bó với nghề nghiệp
Ngƣời lao động luôn quan tâm đến những cơ hội mới trong nghề nghiệp của họ, tạo một số thời điểm nhất định trong cuộc đời, ngƣời lao động phải có những quyết định quan trọng đối với nghề nghiệp của mình. Quyết định lựa chọn và gắn bó lâu dài với nghề nghiệp của ngƣời lao động có ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực của tổ chức.
b. Kỳ vọng về lương và lợi ích
Sự kỳ vọng của ngƣời lao động về chế độ tiền lƣơng, nơi làm việc ổn định và đƣợc ƣu tiên xem xét khi có một địa vị nào đó cần thay thế sẽ là động cơ thúc đẩy quá trình phát triển nguồn nhân lực hiệu quả. Hiệu quả của công tác phát triển nguồn nhân lực còn tùy thuộc vào việc ngƣời lao động kỳ vọng vào tiền lƣơng và lợi ích họ sẽ nhận đƣợc.
c. Nhu cầu tự khẳng định, thừa nhận và hoàn thiện bản thân
Trong xã hội tri thức, ngƣời lao động có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao thƣờng đƣợc mọi ngƣời ngƣỡng mộ và trọng vọng hơn. Đây là nhu cầu tự khẳng định, thừa nhận và hoàn thiện bản thân, sẽ tác động tích cực tới phát triển nguồn nhân lực của tổ chức.
Tóm lại, có nhiều nhân tố thuộc về môi trƣờng bên ngoài và bên trong ảnh hƣởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực. Tổ chức nhận thức đƣợc tác động các nhân tố sẽ đề ra các chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực một cách thích hợp với sự phát triển trong từng thời kỳ của đơn vị.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THỜI GIAN QUA