Khái quát về tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư vào khu kinh tế dung quất (Trang 41)

6. Tổng quan tài liệu và tình hình nghiên cứu

2.1.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt Nam, trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, với diện tích đất rộng khoảng 11.000 km2; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển khoảng 129km, cách thủ đô Hà Nội 890 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 824 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam và KKT Dung Quất.

Sau một thời gian dài gắn với tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi được tách khỏi Nghĩa Bình vào năm 1989 để trở thành một tỉnh riêng biệt. Vào thời điểm đó, Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo thuần nông, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội rất thấp kém. Vào năm 1990, năm đầu tiên sau khi tái lập tỉnh, tỷ trọng cơ cấu nông – lâm – thủy sản chiếm 55,68%, công nghiệp – xây dựng chiếm 16,52%, dịch vụ 27,80%; kết cấu hạ tầng kinh tế yếu kém; thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 388.000 đồng/năm.

Hiện nay, dân số trung bình của tỉnh Quảng Ngãi là 1,278 triệu dân; trong đó, có 87.06% là người Kinh, còn lại là các dân tộc thiểu số khác; tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 47%, công nghiệp chiếm 28%, dịch vụ chiếm 25%; nữ chiếm 50,7%, nam chiếm 49,3%; độ tuổi từ 0-59 tuổi, chiếm khoảng 88,51%, riêng dân số dưới 15 tuổi chiếm 25,55% (đây là lực lượng lao động dự trữ dồi dào của tỉnh).

Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về Văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Chăm Pa, hệ thống thành lũy Chàm. Bên cạnh đó, là hai danh thắng

nổi tiếng là "núi Ấn, sông Trà". Đặc biệt, có đảo Lý Sơn diện tích khoảng 9,97km2, cách đất liền khoảng 15 hải lý, với nhiều thắng cảnh đẹp và có đặc sản là hành, tỏi Lý Sơn rất nổi tiếng nên lượng du khách đến với Lý Sơn ngày càng nhiều; nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú và đa dạng như: có vùng nguyên liệu giấy, titan phong phú, mỏ quặng đồng;

Trong giai đoạn 2011-2015, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân 7,2%/năm (trong đó, dịch vụ tăng 12,8%, công nghiệp - xây dựng tăng 5,3%, nông nghiệp tăng 3,7%) tỷ trọng công nghiệp chiếm 62%, dịch vụ chiếm 24%, nông nghiệp chiếm 14% trong tổng GRDP; quy mô tổng sản phẩm năm 2015 (giá so sánh năm 1994) đạt 12.410 tỷ đồng, tăng 3.652 tỷ đồng so với năm 2010. GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 2.485 USD. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 (giá so sánh năm 1994) đạt 22.234 tỷ đồng, tăng 4.474 tỷ đồng so với năm 2010, tăng bình quân 4,6%/năm. Kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp đáng kể, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.

2.1.2. Vị trí địa lý, đặc điểm và định hƣớng chiến lƣợc của KKT Dung Quất

KKT Dung Quất là khu kinh tế ven biển thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cách thủ đô Hà Nội khoảng 880km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 870km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng 100km về phía Bắc và cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi khoảng 25-40km về phía Nam; tiếp giáp với sân bay Chu Lai và Khu kinh tế mở Chu Lai; cách đường hàng hải nội địa: khoảng 30 km, cách đường hàng hải quốc tế 190 km; cách các trung tâm kinh tế lớn nhất của khu vực như: Hồng Kông, Singapore, Bangkok khoảng 2000 km.

Với những đặc điểm về vị trí địa lý như trên, KKT Dung Quất có những lợi thế so với các địa phương khác của miền Trung trong giao thương kinh tế với khu vực và quốc tế. Ngày 11/4/1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 207/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung KCN Dung Quất. Theo đó, KCN Dung Quất có diện tích 10.300 ha được xác định là

KCN lọc hoá dầu đầu tiên của Việt Nam, là khu tập trung các ngành công nghiệp quy mô lớn, gắn với cảng biển nước sâu Dung Quất, sân bay quốc tế Chu Lai, là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và giữ vai trò quan trọng về quốc phòng.

Sau 10 năm được thành lập và phát triển, ngày 11/3/2005, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg chính thức chuyển đổi mô hình từ KCN sang mô hình KKT. Việc chuyển đổi mô hình từ KCN thành KKT và việc triển khai mạnh mẽ dự án Nhà máy lọc dầu và một số dự án FDI có quy mô lớn đã tạo động lực mới trong đầu tư, phát triển của KKT Dung Quất.

Ngày 20/01/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 với tổng diện tích khoảng 45.332ha, trong đó, KKT hiện hữu: 10.300ha, phần diện tích mở rộng: 24.280 ha và khoảng 10.752ha diện tích mặt biển. Bao gồm toàn bộ 15 xã thuộc huyện Bình Sơn, 03 xã thuộc huyện Sơn Tịnh và một phần của 04 xã thuộc huyện Bình Sơn, 01 xã thuộc huyện Sơn Tịnh và toàn bộ huyện đảo Lý Sơn và khu vực mặt biển liền kề. Theo đó, KKT Dung Quất được quy hoạch tổng thể như sau: (1) Các KCN có tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 8.813 ha, bao gồm: phía Bắc là KCN Tây Dung Quất và KCN Đông Dung Quất có quy mô diện tích khoảng 3.225ha; phía Đông Nam là KCN Dung Quất II có quy mô diện tích khoảng 3.500 ha; phía Tây Nam là khu công nghiệp Tịnh Phong 600 ha và khu công nghiệp Bình Hòa - Bình Phước 1.488 ha. (2) Các khu đô thị

có tổng diện tích đất khoảng 3.590 ha, trong đó đất đô thị Vạn Tường chiếm khoảng 2.000 ha, đô thị Dốc Sỏi chiếm khoảng 290 ha, đô thị Châu Ổ - Bình Long chiếm khoảng 800 ha, đô thị Sa Kỳ chiếm khoảng 400 ha, đô thị Lý Sơn chiếm khoảng 100 ha. (3) Đất ở - dân cư nông thôn có tổng diện tích khoảng 2.249 ha. (4) Tổng diện tích đất du lịch khoảng 1.611 ha. (5) Các trung tâm công cộng có tổng diện tích đất khoảng 930 ha. (6) Các trung tâm thương mại dịch vụ

lại là đất giao thông.

KKT Dung Quất được định hướng chiến lược là KKT tổng hợp, phát triển đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là phát triển các tổ hợp công nghiệp nặng, các dự án quy mô lớn… gắn với khai thác và phát triển cảng biển nước sâu Dung Quất, sân bay Chu Lai.

2.1.3. Vai trò của KKT Dung Quất đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi Quảng Ngãi

Đến nay, tại KKT Dung Quất đã hình thành một lực lượng sản xuất khá lớn, tạo ra giá trị sản lượng công nghiệp cao, nhất là công nghiệp lọc dầu và các ngành công nghiệp nặng - ngành mũi nhọn quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu GRDP của tỉnh Quảng Ngãi theo hướng tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.

Sự phát triển của KKT Dung Quất đã góp phần quan trọng làm tăng nguồn thu ngân sách tỉnh: Nếu năm 2005 thu ngân sách trên địa bàn KKT Dung Quất chỉ đạt 8 tỷ đồng thì đến năm 2010 đạt 13.777 tỷ đồng và đến năm 2017 đã đạt 17.000 tỷ đồng, góp phần đưa tỉnh Quảng Ngãi từ một tỉnh có nguồn thu ngân sách thấp từ năm 2005 trở về trước trở thành một tỉnh có nguồn thu lớn của cả nước; giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất, nhập khẩu chiếm hơn 80% của cả tỉnh.

Giải quyết việc làm thường xuyên cho trên cho 15 ngàn lao động, (trong đó 78,2% là lao động có hộ khẩu tỉnh Quảng Ngãi, lao động nữ chiếm 33,1%) và trên 3.000 lao động làm công việc xây dựng và các dịch vụ buôn bán, phục vụ tại KKT Dung Quất. Ngoài ra, trong giai đoạn cao điểm triển khai các dự án quy mô lớn còn có khoảng 15.000 công nhân xây dựng tại các công trình, dự án trong khu kinh tế.

Đã đầu tư đưa vào sử dụng hệ thống giao thông trục chính, hệ thống cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông, ngân hàng, bệnh viện, trường cao đẳng, trung tâm đào tạo nghề, trung tâm thu - phát truyền hình, trung tâm văn

hoá, thể thao, trung tâm kỹ thuật nông - lâm nghiệp, lâm viên, hệ thống xử lý chất thải, nước thải và 14 KTĐC... vừa đáp ứng yêu cầu triển khai dự án của các nhà đầu tư, vừa góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trong khu vực.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ TRÊN ĐỊA BÀN KKT DUNG QUẤT

2.2.1. Thực trạng về công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển KKT Dung Quất hoạch phát triển KKT Dung Quất

a. Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch - xây dựng KKT Dung Quất

a1. Về công tác quy hoạch

Kể từ khi thành lập KCN Dung Quất (nay là KKT Dung Quất) đến nay, cơ quan có thẩm quyền quyền luôn quan tâm thực hiện việc xây dựng quy hoạch phát triển KKT Dung Quất.

Hiện nay, KKT Dung Quất được quy hoạch theo Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKT Dung Quất, tỉnh quảng Ngãi đến năm 2025 [19].

Theo đó, mở rộng diện tích KKT từ 10.300ha lên 45.332ha với các phân khu chức năng sau:

- KCN: KCN Tây Dung Quất, KCN Đông Dung Quất, KCN Dung Quất II, KCN Tịnh Phong (bao gồm KCN Tịnh Phong hiện hữu và KCN VSIP Quảng Ngãi) và KCN Bình Hòa - Bình Phước.

- Khu đô thị: Vạn Tường, Dốc Sỏi, Châu Ổ - Bình Long, Sa Kỳ, Tịnh Phong, Lý Sơn.

- Cảng biển nước sâu: Dung Quất I và Dung Quất II.

- Khu đất ở - dân cư nông thôn, du lịch, các trung tâm công cộng, các công trình giao thông và đầu mối hạ tầng.

Các Khu chức năng nêu trên đa số đã được lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000; bên cạnh đó, công tác lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại các KCN và đô thị được chú trọng, đẩy mạnh thực hiện, làm cơ sở cho việc cấp thỏa thuận vị trí, cấp giấy phép xây dựng và lập dự án đầu tư theo đúng định hướng phát triển KKT.

Sau khi các đồ án quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, BQL tổ chức cắm mốc quy hoạch trên thực địa và công bố công khai đồ án quy hoạch, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch cho chính quyền và nhân dân trong vùng quy hoạch được biết để phối hợp quản lý và thực hiện; đồng thời trong quá trình quản lý và thực hiện, BQL phối hợp cùng với các cơ quan có liên quan để giải quyết hoặc đề xuất các vấn đề cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu của nhà đầu tư để phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, từng bước đưa quy hoạch vào thực tiễn; tổ chức kiểm tra, kiến nghị cấp thẩm quyền đình chỉ xây dựng, xử phạt hành chính, cưỡng chế phá dỡ những công trình xây dựng trái phép, xây dựng sai phép, xây dựng không tuân theo quy hoạch xây dựng.

Trong quá trình thực hiện quản lý quy hoạch do yêu cầu thực tiễn của nhà đầu tư, có thể một số dự án công trình để phù hợp với quy mô, công nghệ… thực tiễn của dự án, trong quá trình thực hiện đầu tư cần có sự cân đối điều chỉnh về quy hoạch xây dựng cho phù hợp. Tuy nhiên, để thực hiện nội dung này, BQL đã phối hợp và lấy ý kiến xem xét, thỏa thuận của các ngành, chính quyền địa phương và trình cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh. Nguyên nhân cơ bản của việc điều chỉnh quy hoạch là do có các dự án lớn, cần sử dụng nhiều về diện tích đất để đáp ứng nhu cầu về công nghệ, công suất của dự án.

Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch tổng thể KKT Dung Quất

(Nguồn: Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi) Kết quả đầu tư xây dựng và phát triển các Phân khu chức năng điểm hình trong KKT Dung Quất:

- KCN:

+ Hạ tầng kỹ thuật KCN Đông Dung Quất và Tây Dung Quất: được đầu tư xây dựng mạnh trong những năm qua, đã cơ bản hoàn thành các tuyến hạ tầng kỹ thuật chính trong hai KCN này. Tỷ lệ lấp đầy diện tích nhà máy, công trình trong KCN Đông Dung Quất đạt trên 71% và KCN Tây Dung Quất đạt trên 69%.

Tỷ lệ lấp đầy diện tích nhà máy, công trình trong KCN đạt trên 77%.

+ KCN VSIP Quảng Ngãi: Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi đầu tư – kinh doanh hạ tầng KCN giai đoạn 1 với diện tích 660 ha và dự kiến cả hai giai đoạn khoảng 1.200ha; đến nay, hạ tầng của giai đoạn 1 đã được đầu tư hoàn thiện để thu hút đầu tư.

+ KCN Bình Hòa – Bình Phước, KCN Dung Quất II đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000. Hiện nay, đã trình dự án để cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt hai trục đường chính đấu nối KCN Dung Quất II (tuyến Tịnh Phong - cảng Dung Quất II và tuyến đường nối DQI- DQII), làm tiền đề kêu gọi đầu tư vào KCN Dung Quất II.

- Đô thị:

+ Đô thị Vạn Tường: Hạ tầng cơ bản đã được đầu tư xây dựng; hầu hết các công trình được xây dựng là trụ sở làm việc của các cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Đô thị Vạn Tường đã được công nhận là đô thị loại V.

+ Đô thị Dốc Sỏi, Sa Kỳ, Tịnh Phong: Các đô thị này chưa được đầu tư xây dựng đáng kể.

- Cảng biển: Khu bến Dung Quất I đã được đầu tư xây dựng cơ bản hoàn chỉnh, đang vận hành cho tàu trọng tải 70.000DWT (giảm tải) ra vào cảng, phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa, thiết bị; hàng hóa qua cảng tăng đều theo các năm: năm 2011: 13,7 triệu tấn, năm 2017: 17 triệu tấn. Khu bến cảng Dung Quất II cũng được quy hoạch cảng nước sâu, phục vụ các dự án công nghiệp nặng.

- Đất làng và TĐC: Đang triển khai lập mới Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu dân cư ổn định trong KKT Dung Quất kết hợp với việc xây dựng các khu tái định cư, nghĩa địa phục vụ di dời mồ mã làm cơ sở cho việc ổn định, an sinh cho nhân dân trong KKT Dung Quất cũng như cơ sở quản lý và phối hợp quản lý sát thực hơn.

a2. Về công tác quản lý xây dựng

cơ quan có thẩm quyền sẽ giới thiệu địa điểm đầu tư cho nhà đầu tư trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu cơ hội đầu tư, phù hợp với quy hoạch các khu chức năng trong KKT Dung Quất và xem xét các yếu tố liên quan đến ngành nghề, diện tích và vấn đề bảo vệ môi trường. Sau khi nghiên cứu nhà đầu tư thống nhất và quyết định đầu tư thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thỏa thuận địa điểm đầu tư; đồng thời, hướng dẫn nhà đầu tư triển khai bước thủ tục đầu tư tiếp theo theo quy định.

Cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện việc quản lý, thẩm định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, thiết kế cơ sở khi nhà đầu tư gửi đến. Đồng thời, tiến hành cấp phép xây dựng cho dự án. Việc thực hiện thẩm định và phê duyệt phải đảm bảo thời gian theo quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư sớm triển khai xây dựng.

Đây là cơ sở để cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành việc theo dõi, giám sát quá trình triển khai xây dựng công trình của chủ đầu tư đảm đúng theo thiết kế đã được phê duyệt; chất lượng công trình được đảm bảo và

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư vào khu kinh tế dung quất (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)