6. Tổng quan tài liệu và tình hình nghiên cứu
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Một là, KKT Dung Quất là khu vực hoạt động tổng hợp, đa ngành, đa
lĩnh vực nên liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, chịu tác động bởi rất nhiều văn bản pháp quy chuyên ngành có liên quan. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam nhìn chung còn chồng chéo, thiếu nhất quán nên khi thực hiện công tác quản lý còn nhiều vướng mắc, khó khăn. Đây là lực cản để phát triển KKT nói chung và KKT Dung Quất nói riêng.
- Hai là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đến cơ sở còn một số mặt hạn chế như: Chưa liên tục, chưa quyết liệt để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình quản lý đầu tư vào KKT Dung Quất; chưa quan tâm rà soát, đánh giá các cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư của tỉnh đã ban hành, để sớm điều chỉnh cho phù hợp với thực tế; chưa mạnh dạn trong thực hiện phân cấp, phân quyền làm cho chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, nhiều đầu mối để giải quyết thủ tục hành chính cho nhà đầu tư.
- Ba là, chưa có chính sách về ưu đãi để huy động các nguồn vốn từ các nhà đầu tư chiến lược trong việc đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng KKT.
- Bốn là, đôi khi vì áp lực thu hút đầu tư nên chấp nhận kêu gọi dự án đầu tư mà không sàn lọc, lựa chọn kỹ nhà đầu tư có tiềm lực, thật sự mong muốn đầu tư dẫn đến tỷ lệ vốn triển khai đầu tư còn thấp so vốn đăng ký đầu tư hoặc thỏa thuận vị trí cho nhà đầu tư không phù hợp với quy hoạch.
- Năm là, các cấp chính quyền địa phương, cơ sở đào tạo trong KKT Dung Quất chưa thật sự quan tâm đến chất lượng đào tạo lao động nên chưa có giải pháp để liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp hoạt động trong KKT Dung Quất trong đào tạo lao động; cũng như chưa có giải pháp hữu hiệu trong việc phối hợp hỗ trợ để các doanh nghiệp tuyển dụng lao động làm việc
tại KKT Dung Quất.
- Sáu là, công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn KKT Dung Quất còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng tỉnh vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để có quỹ đất sạch giao cho nhà đầu tư triển khai dự án.
- Bảy là, tổ chức bộ máy của BQL thường xuyên thay đổi, biến động; số lượng cán bộ, công chức, viên chức của BQL quá đông, nhưng vẫn chưa quyết liệt trong việc tinh gọn, ổn định bộ máy để tăng cường tính chuyên nghiệp, khoa học và hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ.
Kết luận chƣơng 2
Trong chương này luận văn đã làm rõ các vấn đề sau:
Luận văn đã trình bày và phân tích khái quát thực trạng về đặc điểm của tỉnh Quảng Ngãi và KKT Dung Quất; vai trò của KKT Dung Quất đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi; phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư vào KKT Dung Quất, theo quy trình quản lý bao gồm: Về xây dựng và thực hiện công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển; tổ chức bộ máy và nhân lực quản lý đầu tư; xây dựng và thực hiện chính sách đầu tư; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư vào KKT Dung Quất. Theo đó, trên cơ sở số liệu thống kê, tác giả đã tiến hành phân tích đánh giá nêu lên những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp của luận văn tại Chương 3.
CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ DUNG QUẤT, TỈNH
QUẢNG NGÃI
3.1. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KKT DUNG QUẤT 3.1.1. Định hƣớng phát triển các khu kinh tế ven biển của Đảng, Chính phủ
Ngày 23/9/2008 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1353/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020” [22]. Theo đó, việc hình thành các khu kinh tế làm động lực trong phạm vi lãnh thổ nhất định trên cơ sở có sự phát triển đa ngành thúc đẩy sự phát triển chung, nhất là thúc đẩy sự phát triển của các vùng nghèo trên các vùng ven biển của Việt Nam; tạo tiền đề thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư nước ngoài.
Về quan điểm phát triển: (-) Phát triển khu kinh tế ven biển phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; (-) Phát triển khu kinh tế ven biển hướng tới hiện đại; (-) Phát triển mỗi khu kinh tế ven biển phải hướng tới hình thành chức năng nòng cốt, chủ đạo và gắn kết chặt chẽ với phát triển vùng…
Phương hướng phát triển: Hình thành hệ thống 15 KKT ven biển, trong đó có KKT Dung Quất.
3.1.2. Định hƣớng phát triển KKT Dung Quất
a. Định hướng phát triển KKT Dung Quất giai đoạn 2016-2020
Tiếp tục đầu tư phát KKT Dung Quất để giữ vững vai trò hạt nhân tăng trưởng của tỉnh Quảng Ngãi trên các lĩnh vực: tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động của tỉnh; tạo nền tảng vững chắc để đến năm 2020, Quảng Ngãi cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại; phát huy vai trò cảng biển nước sâu trong thu hút đầu tư các dự án công nghiệp nặng, dự án quy mô lớn,… Sớm hình thành trung tâm lọc hoá dầu và trung tâm năng lượng Quốc gia tại KKT Dung Quất; tiếp tục đầu tư phát triển
đô thị Vạn Tường và một số khu đô thị vệ tinh để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp; phát triển KKT Dung Quất đảm bảo hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường; đổi mới có hiệu quả mô hình quản lý, thực hiện tốt cơ chế phối hợp và cơ chế “Một cửa, tại chỗ” trong quản lý, gắn kết giữa quản lý một số lĩnh vực với quản lý hành chính lãnh thổ.
b. Các chỉ tiêu thực hiện đến năm 2020
Thu hút đầu tư đạt từ 2.5 - 3.5 tỷ USD (vốn thực hiện từ 60% - 70%); tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ đạt 3-4%/năm; thu ngân sách trên địa bàn đạt khoảng 31.500 tỷ đồng; hàng hoá thông qua cảng khoảng 18 triệu tấn/năm; giải quyết việc làm trên địa bàn khoảng 35.000 lao động; kim ngạch xuất khẩu hàng hoá: 600 - 800 triệu USD; phát triển đô thị Vạn Tường: đạt một số tiêu chí của đô thị loại IV; phát triển đô thị Dốc Sỏi: đạt một số tiêu chí của đô thị loại V.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ TRÊN ĐỊA BÀN KKT DUNG QUẤT TƢ TRÊN ĐỊA BÀN KKT DUNG QUẤT
3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện về công tác quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển KKT Dung Quất hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển KKT Dung Quất
a. Về quản lý và điều chỉnh quy hoạch KKT Dung Quất
Đối với KKT Dung Quất thì công tác lập và phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các khu chức năng đã cơ bản hoàn thiện. Do đó, trong thời gian đến sẽ tập trung cho công tác quản lý quy hoạch và tổ chức rà soát, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch KKT Dung Quất để phù hợp với tình hình đầu tư, phát triển KKT trong giai đoạn mới, cũng như đảm bảo với định hướng, mục tiêu, vai trò của KKT Dung Quất mà Đảng và Chính phủ đã xác định.
Về công tác quản lý quy hoạch: Tập trung thực hiện tốt công tác giới thiệu, thỏa thuận vị trí cho các dự án đầu tư. Trong quá trình thực hiện công tác này phải đảm bảo tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt, phù hợp với tính chất và tầm quan trọng đối với từng dự án; không vì áp lực chỉ tiêu số lượng dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không tổ chức việc đánh giá, sàn lọc năng lực của nhà đầu tư để hạn chế tối đa việc thống nhất cho các dự án không phù hợp với quy hoạch, có năng lực yếu kém, có ý đồ chiếm đất,
chờ cơ hội, chay ỳ trong triển khai dự án đầu tư.
Điều này sẽ làm cho quy hoạch các khu chức năng sẽ bị phá vỡ; làm mất cơ hội cho những nhà đầu tư thật sự có tiềm năng đến sau, nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển KKT Dung Quất. Do đó, cần phải rất thận trọng và cương quyết trong việc lựa chọn nhà đầu tư, đặc biệt là đối với các khu vực đã được quy hoạch để đầu tư xây dựng các dự án công nghiệp nặng có quy mô lớn yêu cầu có quỹ đất rộng và gần cảng là khu vực đã không còn nhiều quỹ đất trống chờ dự án như KCN phía Đông Dung Quất.
Về công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch KKT Dung Quất: Trong quá trình đầu tư, phát triển KKT Dung Quất, luôn có nhiều nhân tố tác động làm cho quy hoạch KKT Dung Quất đôi khi khó được đảm đảo như ban đầu mới phê duyệt. Do đó, định kỳ ít nhất 05 cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành tổ chức đánh giá, rà soát việc thực hiện các quy hoạch để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo phát triển KKT đúng định hướng, mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch không còn phù hợp với tình hình mới nhưng đảm bảo phát triển đúng mục đích của phát triển KKT Dung Quất đã đề ra, cụ thể:
- Thực hiện việc rà soát hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển KKT Dung Quất gắn với quy hoạch tổng thể vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi và thực tiễn của quá trình quản lý đầu tư phát triển KKT Dung Quất; xem xét, đánh giá lại toàn bộ việc thực hiện quy hoạch các khu chức năng trong KKT Dung Quất, tham mưu cấp thẩm quyền điều chỉnh ranh giới quy hoạch; theo đó, đưa huyện Lý Sơn ra khỏi quy hoạch KKT Dung Quất cho phù hợp với tình hình thực tế trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của huyện Lý Sơn và tính chất mục tiêu vai trò của huyện đảo Lý Sơn trong giai đoạn mới. Đó là, phát triển du lịch, dịch vụ gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng nên không phù hợp với tính chất, mục tiêu phát triển KKT Dung Quất.
- Tổ chức phân tích, đánh giá toàn diện những các yếu tố mới xuất hiện nhưng có vai trò quan trọng trong việc phát triển KKT Dung Quất trong tương lai như:
+ Dự án Mỏ khí Cá Voi Xanh có trữ lượng khí rất lớn (có hàm lượng khí CO2 và H2S cao), nằm ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam, cách bờ biển Dung Quất khoảng 75 km (là điểm tiếp bờ gần nhất). Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Exxon Mobil đang khẩn trương triển khai các thủ tục đầu tư cần thiết để triển khai việc đưa khí vào bờ; từng bước hình thành nên một tổ hợp các dự án điện khí và các dự án có liên quan đến việc sử dụng lượng khí này tại KKT Mở Chu Lai và KKT Dung Quất.
+ Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất: từ 6,5 lên 8,5 triệu tấn/năm, vốn tăng thêm 1,82 tỷ USD, dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2021. Đồng thời, hình thành Tổ hợp lọc hoá dầu và Trung tâm năng lượng quốc gia tại KKT Dung Quất.
+ Đặc biệt là có yếu tố Tập đoàn FLC dự kiến đầu tư dự án Tổ hợp Khu du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp tại bãi biển Bình Châu - Bình Hải, huyện Bình Sơn với quy mô khoảng 3.800 ha (tại vị trí đã được quy hoạch KCN Dung Quất II và cảng Dung Quất II để phát triển công nghiệp nặng). Do đó, cần phải tổ chức đánh giá toàn diện hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại khi lựa chọn mọ hình phát triển du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp thay vì lựa chọn mô hình phát triển công nghiệp nặng gắn liền cảng biển Dung Quất II. Từ đó, mới đưa ra quyết định phù hợp, đặc biệt là các dự án lớn làm thay đổi tính chất, chức năng của từng vùng đã được quy hoạch.
Trên cơ sở đó mới tiến hành triển khai các bước tiếp theo cho việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch KKT Dung Quất.
b. Về công tác kế hoạch phát triển KKT Dung Quất
Trên cơ sở tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư phát triển KKT Dung Quất, chương trình hành động trong từng giai đoạn và hàng năm, tỉnh Quảng Ngãi và BQL cần tổ chức đánh giá kết quả đạt được khi thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động... Từ đó, nghiên cứu rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, chương trình đầu tư, phát triển KKT Dung Quất cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn. Trong đó, tập trung những nhiệm vụ, giải pháp huy động các nguồn vốn để đầu tư, phát triển KKT Dung Quất, cụ thể:
- Cần tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương để bổ sung nguồn vốn đầu tư và tiếp tục đề xuất Chính phủ cho áp dụng cơ chế “Hỗ trợ có mục tiêu từ nguồn thu Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho tỉnh Quảng Ngãi để đầu tư cơ sở hạ tầng và giải quyết an sinh xã hội cho giai đoạn 05 năm đến”.
- Tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục quan tâm cân đối hợp lý vốn ngân sách tỉnh để ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng; đặc biệt là nguồn vốn để thực hiện bồi thường tạo quỹ đất sạch, đón nhà đầu tư.
- Thực hiện nhiều giải pháp huy động vốn, kêu gọi đầu tư linh hoạt và sử dụng nhiều hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật để tạo nguồn đầu tư phát triển. Tập trung tìm kiếm, xúc tiến kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài chiến lược, có tiềm lực về vốn và kinh nghiệm trong đầu tư phát triển KCN, KKT; đặc biệt, là các nhà đầu tư đầu tư kết cấu hạ tầng KCN, xúc tiến kêu gọi đầu tư. Thực tế cho thấy, nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kết cấu hạ tầng KCN, KKT thì chi phí sẽ thấp và hiệu quả hơn so với nguồn vốn từ ngân sách và nhà nước đầu tư.
- Tiếp tục hỗ trợ đầu tư theo chủ trương, chính sách về cơ chế phát triển nhà ở cho công nhân các KCN. Có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu như nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học, cơ sở khám chữa bệnh cho người lao động tại KKT Dung Quất.
3.2.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện tổ chức bộ máy BQL
Trước kết quả về chỉ số cải cách hành chính năm 2017 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 716/QĐ-BNV ngày 24/4/2018 thì chỉ số cải cách bộ máy hành chính của tỉnh Quảng Ngãi đạt 7,69/11 điểm xếp thứ 54/63 tỉnh thành trên cả nước, cho thấy việc cải cách, hoàn thiện bộ máy hành chính nói chung của tỉnh Quảng Ngãi và bộ máy quản lý đầu tư trực tiếp vào KKT Dung Quất nói riêng là còn quá thấp so với các tỉnh trên cả nước. Do đó, cần phải đẩy mạnh việc hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước trực tiếp về công tác đầu tư vào KKT Dung Quất, đó là BQL; theo đó, cần tập trung vào các nhóm giải pháp sau:
xem xét, đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền cho BQL trong các lĩnh vực liên