6. Tổng quan tài liệu và tình hình nghiên cứu
2.2.2. Thực trạng về tổ chức bộ máy và nhân lực của BQL quản lý đầu tư
đầu tƣ vào KKT Dung Quất
Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư vào KKT Dung Quất được quy định rất cụ thể, mỗi cấp quản lý từ trung ương đến địa phương đều được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rất rõ ràng. Tuy nhiên, trong phạm vị nghiên cứu của Luận văn, cũng như vai trò quản lý đầu tư của chính quyền cấp tỉnh đối với KKT, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư cấp địa phương (cấp tỉnh), mà trọng tâm là BQL. Đây là cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư tại KKT Dung Quất trực tiếp nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động đầu tư phát triển của KKT Dung Quất.
Về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của UBND tỉnh Quảng Ngãi và BQL về công tác quản lý đầu tư vào KKT được quy định rất rõ ràng tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX và KKT [7] và Thông tư Liên tịch số 06/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 03/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế [4]. Tuy nhiên, mức độ phân cấp ủy quyền của tỉnh Quảng Ngãi cho BQL còn ở mức hạn chế, chưa phân cấp phân quyền mạnh so với các tỉnh khác đối với BQL; điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc chủ động tổ chức triển khai các nội dung liên quan đến công tác quản lý đầu tư, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho BQL triển khai cơ chế hành chính “một cửa, một cửa liên thông”.
Bảng 2.1: So sánh mức độ ủy quyền của các tỉnh cho BQL KKT
STT Một số nội dung công việc
UBND tỉnh ủy quyền cho BQL Quảng Ngãi
Các tỉnh khác (Q. Nam, B. Định)
1 Quyết định đầu tư đối với dự án
nhóm B,C từ vốn Ngân sách Chỉ có C Cả B và C
2 Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi
tiết xây dựng 1/500 Không Có
STT Một số nội dung công việc
UBND tỉnh ủy quyền cho BQL Quảng Ngãi
Các tỉnh khác (Q. Nam, B. Định)
báo cáo đánh giá ĐTM cho các dự án năm trong các khu chức năng có hệ thống xử lý nước thải tập trung
4
Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy phép cho lao động nước ngoài; xác nhận người lao động nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp trong KKT Có trong quyết định, nhưng Sở LĐ và TBXH không bàn giao thực hiện nhiệm vụ Có
(Nguồn: BQL KKT các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định)
- Về tổ chức bộ máy: Tác giả tập trung phân tích tổ chức bộ máy và nhân lực của BQL là cơ quan quản lý đầu tư trực tiếp nhất đối với KKT Dung Quất, cụ thể như sau:
BQL được thành lập theo Quyết định 1915/QĐ-TTg ngày 04/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý KKT Dung Quất và Ban Quản lý các KCN Quảng Ngãi [20]; tiếp đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi có Quyết định số 63/2016/QĐ-UBND ngày 12/12/2016 ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BQL [28]. Theo đó, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý, gồm có: Trưởng ban và 03 phó trưởng ban; có 5 phòng chuyên môn, nghiệp vụ; Văn phòng ban, Văn phòng đại diện tại các KCN và 4 đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công đảm bảo theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 06/2015/TTLT- BKHĐT-BNV ngày 03/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế [4].
Phụ lục 1: Sơ đồ tổ chức của cơ quan quản lý đầu tư trực tiếp tại KKT Dung Quất
như sau: Có 106 công chức, người lao động (93 công chức biên chế nhà nước)
làm việc trong các phòng ban, chuyên môn nghiệp vụ, Văn phòng ban, Văn phòng đại diện tại các KCN; có 242 viên chức, người lao động (65 biên chế sự nghiệp) làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Đây được xem là cơ quan có số lượng công chức, viên chức và người lao động cao so với các BQL khác trên cả nước. Số lượng cán bộ lãnh đạo cấp phòng cũng vượt 14 người so với quy định (trong đó, hành chính vượt 10, đơn vị sự nghiệp vượt 4).
Về chất lượng đội ngũ công chức, viên chức: Đến nay, đội ngũ công chức, viên chức, người lao động có trình độ đại học và trên đại học là 275 người, chiếm trên 79% (có 29 Thạc sỹ, đã tốt nghiệp 25, đang học 04). Số công chức, viên chức đã qua đào tạo bồi dưỡng kiến thức QLNN là 138 người (trong đó, có 02 cao cấp; 35 chuyên viên chính và 101 chuyên viên). Số công chức, viên chức được đào tạo cao cấp lý luận chính trị 29 người và 69 công chức, viên chức được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính.
Nhìn chung, với đội ngũ công chức, viên chức hiện nay, BQL có đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư đối với KKT Dung Quất.