7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. VAI TRÒ CHIẾN LƯỢC CỦA QTNNL TRONG VIỆC THÚC ĐẨY
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
Một nghiên cứu điều tra được thực hiện với một mẫu trên 1.700 tổng giám đốc trên thế giới đã phát hiện rằng vốn con người được xem như là một yếu tố đứng đầu trong việc duy trì thành công lợi thế cạnh tranh, chúng thể
hiện vai trò rất quan trọng trong các tài năng quản trị. Vốn con người đề cập đến giá trị kinh tế của sự kết hợp giữa kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và năng lực của nhân viên. [3]
Những vấn đề chiến lược hiện nay mà các nhà quản trị quan tâm, liên quan đến sự cạnh tranh mang tính toàn cầu, đó là phải nâng cao chất lượng, năng suất và việc phục vụ khách hàng, và ứng dụng công nghệ thông tin vào nền kinh tế toàn cầu. Tất cả những quyết định chiến lược này liên quan đến việc xác định nhu cầu về kỹ năng và con người của một doanh nghiệp [5].
Các nghiên cứu đã phát hiện QTNNL có hiệu quả và sự tương thích của chiến lược nguồn nhân lực với chiều hướng chiến lược của doanh nghiệp có một ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm năng suất lao động cao hơn và kết quả tài chính tốt hơn. Trong ba yếu tố hàng đầu để duy trì lợi thế cạnh canh thành công thì vốn con người được xem là quan trọng nhất, tiếp theo là mối quan hệ khách hàng và đổi mới về sản phẩm dịch vụ. [3]
Tầm quan trọng của vốn con người trong việc tạo ra kết quả kinh doanh tốt hơn được minh họa ở hình 1.1.
Hình 1.1. Vai trò và giá trị của việc đầu tư vào vốn con người
(Nguồn : Richard L.Daft (2016), Kỷ nguyên mới của quản trị)
Minh họa trên chỉ ra các bộ phận trong mô hình được Accenture phát triển và được sử dụng bởi Doanh nghiệp cung cấp phần mềm và các dịch vụ SAP. Mô hình bắt đầu từ tầng đáy (cấp độ 3) bằng cách thẩm định các quy trình nội bộ chẳng hạn như quy trình hoạch định nguồn nhân lực, phát triển nghề nghiệp, đánh giá thực hiện…Các nhà quản trị sử dụng những hoạt động này để gia tăng năng lực vốn con người nhằm thúc đẩy kết quả tốt hơn trong một số lĩnh vực quan trọng như tăng chất lượng dịch vụ khách hàng (cấp độ 2). Sự cải thiện trong một số lĩnh vực hoạt động, đến lượt nó, sẽ dẫn đến việc cải thiện kết quả kinh doanh (cấp độ 1)
Các quy trình tạo nên vốn con người
cấp độ 1 cấp độ 3 Phát triển nghề nghiệp Khen thưởng và công nhận Chiến lược vốn con người Đánh giá thực hiện Tuyển dụng Hoạch định nhân lực
Các chỉ báo hoạt động chủ yếu
Tăng doanh số ROI hay ROE Tổng thu nhập của cổ đông
Kết quả kinh doanh
cấp độ 2 Năng suất Chất lượng Đổi mới Dịch vụ khách hàng