BÌNH LUẬN KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị nguồn nhân lực đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 79 - 81)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.8. BÌNH LUẬN KẾT QUẢ

Dựa trên kết quả phân tích hồi quy sẽ giải thích, kiểm định các giả thuyết đã đưa ra.

Các hệ số hồi quy đều lớn hơn 0. Như vậy tất cả các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy đều tác động cùng chiều với biến phụ thuộc. Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất tới yếu nhất của các biến độc lập tới biến phụ thuộc KQ là:

TD(0.218)>HD(0.214)>DN(0.208)>DT(0.184)>CV(0.181)>NV(0.146). - Yếu tố tuyển dụng, là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh (có hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta lớn nhất), khi hệ thống tuyển dụng được doanh nghiệp áp dụng tốt thì kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng theo, kết quả phân tích hồi quy, có beta = 0.218, mức ý nghĩa <0.05, nghĩa là khi tăng mức độ áp dụng tuyển dụng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng thêm 0.218 đơn vị lệch chuẩn và ngược lại. Vậy giả thuyết H2 được chấp nhận.

- Hoạch định nguồn nhân lực: Kết quả phân tích hồi quy, có beta = 0.214, mức ý nghĩa <0.05, nghĩa là khi tăng mức độ áp dụng hoạch định nguồn nhân lực lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng thêm 0.214 đơn vị lệch chuẩn và ngược lại. Vậy giả thuyết H1 được chấp nhận.

- Yếu tố đãi ngộ lương, thưởng, kết quả phân tích hồi quy, có beta = 0.208, mức ý nghĩa <0.05, nghĩa là khi tăng mức độ đãi ngộ lương, thưởng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng thêm 0.208 đơn vị lệch chuẩn và ngược lại. Vậy giả thuyết H6 được chấp nhận.

- Yếu tố đào tạo, kết quả phân tích hồi quy, có beta = 0.184, mức ý nghĩa <0.05, nghĩa là khi tăng mức độ đào tạo lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng thêm 0.184 đơn vị lệch chuẩn và ngược lại. Vậy giả thuyết H4 được chấp nhận.

- Yếu tố xác định công việc, kết quả phân tích hồi quy, có beta = 0.181, mức ý nghĩa <0.05, nghĩa là khi tăng mức độ xác định công việc lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng thêm 0.181 đơn vị lệch chuẩn và ngược lại. Vậy giả thuyết H3 được chấp nhận.

- Yếu tố đánh giá nhân viên, kết quả phân tích hồi quy, có beta = 0.146, mức ý nghĩa <0.05, nghĩa là khi tăng mức độ đánh giá nhân viên lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng thêm 0.146 đơn vị lệch chuẩn và ngược lại. Vậy giả thuyết H5 được chấp nhận.

Bảng 3.9. Kết quả kiểm định các giả thiết

Giả thiết Kết quả

H1: Hệ thống hoạch định nguồn nhân lực được đánh giá cao hay thấp thì kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng hay giảm theo.

Chấp nhận p<0.05 H2: Hệ thống tuyển dụng được đánh giá cao hay thấp thì kết

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng hay giảm theo.

Chấp nhận p<0.05 H3: Việc xác định công việc được đánh giá cao hay thấp thì

kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng hay giảm theo.

Chấp nhận p<0.05 H4: Hoạt động đào tạo được đánh giá cao hay thấp thì kết quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng hay giảm theo

Chấp nhận p<0.05 H5: Công tác đánh giá nhân viên được đánh giá cao hay thấp

thì kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng hay giảm theo.

Chấp nhận p<0.05 H6: Hoạt động đãi ngộ lương thưởng được đánh giá cao hay

thấp thì kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng hay giảm theo.

Chấp nhận p<0.05

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị nguồn nhân lực đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)