7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và
làm và thu hút đầu tư tại thành phố Đà Nẵng thời gian qua
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài “nâng cao vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trở thành động lực của nền kinh tế Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2030” của Trung tâm phát triển Bền vững thực hiện năm 2016, do Tiến sĩ Đoàn Tranh làm chủ nhiệm đề tài, DNNVV tại Đà Nẵng có vai trò trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và thu hút đầu tư tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua như sau [4]:
a. Đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2011-2015, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố Đà Nẵng phân theo các khu vực kinh tế thì khu vực dân doanh với đại diện đa số là các DNNVV đóng góp bình quân là 4,65% so với tổng tăng trưởng bình quân của thành phố Đà Nẵng giai đoạn này là 8,6%. Bên cạnh đó, khu vực nhà nước đóng góp vào tăng GRDP của thành phố là 1,97% và khu vực các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng góp chỉ 0,88%.
Trong khu vực dân doanh mà đa số là các DNNVV, thì khu vực kinh tế tập thể ngày càng thu hẹp và chỉ đóng góp vào tăng trưởng GRDP chỉ là 0,04%, trong khi đó khu vực kinh tế cá thể và khu vực tư nhân đóng góp tương ứng ở mức 1,3% và 3,3% cho tăng trưởng GRDP và ổn định qua các năm.
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có đa số là các DNNVV đóng góp bình quân đến 63,1% trong cơ cấu của GRDP. Trong khi đó khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực kinh tế FDI chỉ đóng tương ứng là 26,1% và11,1%. Trong đó, khu vực cá thể và khu vực tư nhân đóng góp lớn cho GRDP của khu vực dân doanh. Xu hướng là cơ cấu khu vực dân doanh có giảm nhẹ so với với sự tăng lên của khu vực FDI, nhưng suốt quá trình phát triển kinh tế cho thấy khu vực dân doanh đóng vai trò quyết định trong tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng.
Khi xét về giá trị sản xuất ra của các khu vực kinh tế. Khu vực dândoanh mà đa số là các DNNVV chiếm đến 61,2% giá trị sản xuất giai đoạn 2010-2015.
Trong khi đó, khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực FDI đóng góp tương ứng là 25,5% và 13,7%. Nếu xét về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2010-2015, khu vực dân doanh mà đa số là các DNNVV chỉ tăng trưởng bình quân 7,6%, trong khi khu vực nhà nước tăng trưởng 9,7% và khu vực FDI tăng trưởngnhanh nhất với tốc độ tăng trưởng là 16,7%.
Tuy nhiên, với tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất, nên dù tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhưng phải nói rằng sự đóng góp về giá trị sản xuất của khu vực dân doanh mà đa số là các DNNVV vào nền kinh tế thành phố Đà Nẵng là đáng kể.
b. Đóng góp vào giải quyết việc làm và sử dụng lao động
Hiện nay tại thành phố Đà Nẵng, cứ 10 lao động thì có 0,9 lao động làm việc trong khu vực kinh tế Nhà nước, 1 lao động làm việc trong khu vực FDI, 0,7 lao động làm việc quản lý hành chính; các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa sử dụng 3 lao động, còn lại các doanh nghiệp siêu nhỏ sử dụng 3,5 lao động.
Qua số liệu cho thấy các DNNVV sử dụng khoảng 68% lực lượng lao động toàn thành phố, nhưng có hơn ½ làm việc tại các hộ kinh doanh cá thể. Nói chung các DNNVV chiếm tỷ trọng lớn về số lượng, nhưng chất lượng lao động có nhiều vấn đề.
c. Thu hút vốn sản xuất kinh doanh của các DNNVV
Vốn được xem là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp trong việc huy động các nguồn lực trong xã hội để phát triển kinh tế.
Qua khảo sát, khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng góp đến 66% vốn sản xuất kinhdoanh, doanh nghiệp nhà nước đóng góp 23,6% và khu vực FDI đóng góp 10,4%.
Tuy nhiên, việc chiếm hơn 97% so với các loại hình doanh nghiệp, tính bình quân mỗi doanh nghiệp DNNVV tại thành phố Đà Nẵng năm 2015, có mức vốn là 3,6 tỷ đồng cho một doanh nghiệp
d. Đóng góp vào giá trị xuất khẩu và tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ
Đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Đà Nẵng đạt 1.186 triệu USD. Trong đó, khu vực FDI chiếm 47,3% giá trị kim ngạch xuất khẩu; khu vực kinh tế dân doanh mà đa số là các DNNVV chiếm 30,6%, khuvực Nhà nước là 22,1%. Qua đó, cho thấy dù có nguồn lực thấp nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực dân doanh và DNNVV vẫn cao và chiếm tỷ trọng đáng kể.
Về tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ được, khu vực doanh nghiệp dân doanh mà đa số là các DNNVV vượt qua cả khu vực kinh tế FDI và khu vực Nhà nước để chiếm 39,4%, còn lại khu cực FDI chiếm 36,4% và khu vực kinh tế nhà nước chiếm 24,2%.
e. Đầu tư và hiệu quả đầu tư của các DNNVV
Về đầu tư cho tăng trưởng GRDP, mỗi năm Đà Nẵng dành khoảng 50% đến 65% vốn đầu tư toàn xã hội. Mức đầu tư này bình quân là 56% cho giai đoạn 2012-2015. Tương ứng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GRDP của Đà Nẵng giai đoạn này là 8,8%.
Kết quả khảo sát cho thấy khu vực FDI và khu vực dân doanh có mức đầu tư thấp hơn, nhưng đóng góp cho tăng trưởng GRDP khá cao.
Trong đó, khu vực dân doanh mà đa số là các DNNVV đầu tư 27,1%, khu vực nhà nước đầu tư 25,3%, và khu vực FDI đầu tư 4,9%. Hệ số ICOR toàn thành phố là 6,6, khu vực kinh tế nhà nước là 11,4, khu vực FDI 4,8 và khu vực dân doanh mà đa số là các DNNVV là 5,1. Hệ số ICOR nói lên mức đầu so với mức đóng góp vào tăng trưởng GRDP; hệ số ICOR càng cao nói lên tính không hiệu quả của đầu tư, càng thấp nói đến tính hiệu quả cao của
đầu tư. Khu vực dân doanh chỉ cần đầu tư 5,1 đồng thì tạo ra 1 đồng cho tăng trưởng, trong đó khu vực Nhà nước cần phải đầu tư 11,4 đồng mới tạo ra 1 đồng tăng trưởng .
f. Đóng góp của doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nước
Riêng phần đóng góp vào ngân sách khu vực các DNNVV cũng chiếm
một tỷ lệ không nhỏ. Qua các năm, khu vực dân doanh mà đa số là các
DNNVV vẫn là khu vực đóng góp vào ngân sách có tỷ lệ cao nhất. Khu vực FDI dù tạo ra giá trị sản xuất cao nhất, chiếm tỷ lệ giá trị xuất khẩu lớn nhất tại Việt Nam cũng như thành phố Đà Nẵng, nhưng là khu vực nộp thuế khiêm tốn nhất. Thời gian vừa qua đã phát hiện đa số doanh nghiệp FDI vi phạm chuyển giá nhằm tìm cách tránh thuế tại Việt Nam khá phổ biến. Đây là cuộc cạnh tranh không công bằng đối với các DNNVV có qui mô nhỏ nằm chủ yếu
trong khu vực dân doanh.