a. Khái niệm và nguyên nhân gây tồn kho
Tồn kho là bất kỳ nguồn nhàn rỗi nào được giữ để sử dụng trong tương lai [9, tr. 179]. Bất kỳ lúc nào mà ở đầu vào hay đầu ra của một công ty có các nguồn không sử dụng ngay khi nó sẵn sàng, tồn kho sẽ xuất hiện.
Các loại hệ thống khác nhau sẽ có mức tồn kho khác nhau và tầm quan
trọng của quản trị tồn kho cũng vì thế mà được đánh giá khác nhau. Các nguyên nhân cơ bản gây ra tồn kho:
- Giúp cho doanh nghiệp ngăn ngừa được những trục trặc về chất lượng và kinh tế đối với hoạt động cung ứng, đảm bảo chúng đến một cách chính xác nơi nó cần và lúc nó được cần tới.
- Chống lại sự gián đoạn của quá trình cung ứng do các nguyên nhân không mong đợi như: thời tiết, tai nạn, đình công...
- Đảm bảo quá trình sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu liên tục nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, khắc phục được các sai sót trong dự đoán cầu NVL.
- Có thể giảm được một số chi phí trong đặt hàng, phòng ngừa sự biến
động giá cả.
b. Phân loại tồn kho
Tồn kho trong công ty có thể duy trì liên tục và cũng có thể chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn không lặp lại. Trên cơ sở đó tồn kho phân thành hai loại [9, tr .180]:
- Tồn kho một kỳ: Bao gồm các mặt hàng mà nó chỉ dự trữ một lần mà không có ý định tái dự trữ sau khi mà nó đã được tiêu dùng. Tồn kho một kỳ chỉ duy trì một lần không lặp lại, trong trường hợp phải đáp ứng nhu cầu có ít nhiều sự không chắc chắn, có thể dẫn đến các khả năng dự trữ không đủ, hoặc quá dư thừa. Như vậy phải tính tồn kho ở mức nào có hiệu quả.
Nếu dự trữ không đầy đủ, khi có nhu cầu Công ty sẽ mất một lượng lợi nhuận Co, bằng giá bán trừ đi chi phí . Có thể coi như là chi phí cơ hội cho việc lưu giữ sản phẩm này.
Nếu dự trữ quá mức thì phát sinh phí tổn của việc dự trữ quá mức cho một đơn vị Cu, phí tổn này bằng chi phí trừ đi giá trị thu hồi.
Nếu P(D) là xác suất là xác suất mà mức nhu cầu vượt quá một số đơn
vị nhất định. P(D) sẽ là giá trị phân bố xác suất tích lũy từ mức nhu cầu cao nhất có thể . Lượng dự trữ được phép tăng lên chừng nào mà:
P(D)Co > [1 – P(D) ] Cu
Khi D tăng lên thì P(D) giảm dần và cân bằng tại giá trị P*(D). Ở mức giá trị xác suất tích lũy này sẽ có mức dự trữ hiệu quả.
P*(D) Co = [ 1 – P*(D) ] Cu P(D) = Cu/(Cu+Co)
- Tồn kho nhiều kỳ: Gồm các mặt hàng được duy trì tồn kho đủ dài, các
đơn vị tồn kho đã tiêu dùng sẽ được bổ sung. Giá trị và thời hạn bổ sung tồn kho sẽ được điều chỉnh phù hợp với mức tồn kho đáp ứng nhu cầu. Nghiên
cứu tồn kho nhiều kỳ có thể tiến hành trên cơ sở xem xét các tồn kho này
phục vụ cho các nhu cầu độc lập hay phụ thuộc.
Nhu cầu độc lập là nhu cầu về một mặt hàng xuất phát từ người sử dụng bên ngoài tổ chức có tồn kho . Tính độc lập nói đến ở đây là nhu cầu mà tồn kho dự định cung cấp phát sinh một cách độc lập với việc lưu giữu tôn kho.[9, tr .181]
Nhu cầu phụ thuộc là nhu cầu liên quan trực tiếp với sản xuất mặt hàng khác hoặc cho mặt hàng khác, bao gồm:
+ Nhu cầu về NVL; chi tiết cho các mặt hàng khác.
+ Nói chung biểu hiện nhu cầu từ các mũi tên vào trong sơ đồ dòng vật liệu các liên kết bên trong phạm vi hệ thống.
Mức độ ở các đầu ra hệ thống sản xuất phụ thuộc vào mức sử dụng các yếu tố đầu vào. Ngược lại, nhu cầu ở đầu vào phụ thuộc một cách chặt chẽ
vào những gì mong muốn ở đầu ra của hệ thống sản xuất. Chính vì vậy loại tồn kho này mang tính phụ thuộc.
Sử dụng hệ thống tồn kho trong Công ty phụ thuộc vào đặc tính của từng loại tồn kho. Sự lựa chọn hệ thống tồn kho có thể xét trên các nhân tố
sau:
+ Sự biến đổi của nhu cầu
+ Chi phí điều hành hệ thống tồn kho + Chi phí của mặt hàng
Tồn kho nhu cầu phụ thuộc phục vụ cho các nhu cầu bên trong của tổ
chức, vì thế, một khi sản lượng bán ra, hay sản lượng sản xuất đã được lập kế hoạch thì các nhu cầu phụ thuộc được dự tính khá chính xác cả về số lượng lẫn thời điểm dựa trên chu kỳ sản xuất và cấu trúc sản phẩm. Người ta có thể
áp dụng chương trình điện toán MRP (Material Requirement planning) để quản lý loại tồn kho này một cách chặt chẽ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua phân tích nội dung trên ta thấy quản trị NVL là một nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất của đơn vị diễn ra một cách liên tục, hiệu quả. Trong các tổ chức vật liệu luôn dịch chuyển, sự dịch chuyển như vậy có ý nghĩa lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất. Dòng dịch chuyển của vật liệu có thể chia làm ba giai đoạn: giai đoạn đầu vào với các hoạt động cơ bản: đặt hàng mua sắm, vận chuyển, tiếp nhận; giai đoạn kiểm soát sản xuất với hoạt động tổ chức vận chuyển nội bộ, kiểm soát quá trình cung ứng phù hợp tiến độ sản xuất; giai đoạn đầu ra bao gồm: gởi hàng, xếp dỡ vận chuyển
Đối với các đơn vị sản xuất công tác quản trị NVL diễn ra với các khâu từ: lên kế hoạch cung ứng NVL, tổ chức thực hiện mua sắm, vận chuyển, tiếp nhận; cấp phát, kiểm soát sản xuất, quản lý tồn kho... đòi hỏi việc tổ chức hết sức khoa học, và đồng bộở tất cả các khâu, khâu trước vừa là kết quả vừa là tiền đề để khâu sau thực hiện, kết quả khâu này phụ thuộc vào kết quả thực hiện của khâu trước. Công tác quản trị NVL giữ vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, bởi vì, chi phí NVL chiếm tỷ lệ rất lớn trong toàn bộ chi tiêu của doanh nghiệp. Làm tốt công tác quản trị NVL sẽ quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, công tác quản trị doanh nghiệp thường được các nhà
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN DAKLAK