Đầu tư nâng công suất Nhà máy

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị nguyên vật liệu của nhà máy tinh bột sắn đắk lắk (Trang 94)

Đây cũng là một trong những biện pháp nhằm giữ vững ổn định và phát triển vùng nguyên liệu. Vì trong thời gian qua, sản lượng thu mua đưa vào chế

biến hàng năm trên 200.000 tấn củ sắn tươi, thời gian thu hoạch chính vụ

trong khoảng một thời gian. Các hộ trồng sắn tập trung thu hoạch để làm đất trồng vụ mới do đó trong thời điểm từ tháng 01 đến tháng 07 hàng năm lượng sắn về Nhà máy tương đối nhiều, trong khi đó công xuất sản xuất của Nhà máy chỉ đáp ứng được 800-900 tấn sắn củ tươi/ngày. Do vậy, thay thế nâng cấp thiết bị, nâng công suất ép từ 250 lên 300 tấn sản phẩm/ngày nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm... vừa thu mua đưa vào chế biến

nhanh hơn, rút ngắn thời gian sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình trồng mới, chăm sóc tốt hơn, góp phần không nhỏ vào việc ổn định vùng nguyên liệu, tạo tiền đề cho việc mở rộng và phát triển vùng nguyên liệu cho các năm tiếp theo. Đồng thời nguyên vật liệu chủ yếu của Nhà máy là củ sắn tươi có tính chất thời vụ.Trong thời điểm mùa vụ giá mua nguyên liệu rẻ hơn, lượng củ sắn lớn đòi hỏi Nhà máy nâng công xuất để tranh thủ sản xuất mang về lợi nhuận cao hơn.

3.3.2. Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu

Nguyên liệu củ sắn đầu vào là sự sống còn của các Nhà máy chế biến tinh bột sắn, việc đầu tư mở rộng diện tích trồng sắn là công tác trọng tâm của các Nhà máy hiện nay. Những năm qua hầu như các Nhà máy tinh bột sắn đều

rơi vào căn bệnh trầm kha thiếu sắn nguyên liệu, dừng sản xuất. Nhiều Nhà máy tinh bột sắn hoạt động kém hiệu quả, phải di chuyển hoặc phá sản mà nguyên nhân chính vẫn là bài toán thiếu nguyên liệu. Việc thiếu nguyên liệu

của ngành tinh bột, từ những lý do sau:

- Việc đầu tư các Nhà máy chế biến tinh bột sắn ồ ạt, nhiều địa phương khi xây dựng Nhà máy chưa xem xét đến khả năng qui hoạch và phát triển vùng nguyên liệu.

- Các Nhà máy tinh bột sắn chưa quan tâm đến quyền lợi của người trồng sắn, chưa có sự đầu tư cho chiến lược phát triển vùng nguyên liệu một cách bền vững. Chỉ tính chuyện ăn xổi, tranh mua, ép giá... mà thiệt hại lớn nhất vẫn là người nông dân. Làm cho người nông dân mất dần niềm tin vào Nhà máy, và không còn tha thiết với cây sắn. Ngoài ra do các loại cây trồng khác có nhiều ưu thế trong canh tác, ít chịu sức ép khi thu hoạch, bảo quản, dự trữ (cây điều, đậu, cà phê, cao su...), và thị trường ổn định đã nhanh chóng làm cho diện tích trồng sắn ngày càng thu hẹp.

nhằm cố gắng giữ ổn định vùng nguyên liệu hiện có, đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu trong địa bàn tỉnh và các vùng lân cận. Nhà máy đã thực hiện các

giải pháp sau:

- Hỗ trợ nông dân chuyển đổi cây trồng khác sang canh tác cây sắn ổn

định ít nhất 5 năm với số tiền 3.000.000 đ/ha.

- Đầu tư cho hộ nông dân vay trồng sắn không tính lãi với mức 3,0 triệu

đồng/ha, thu hồi vốn làm hai đợt. Trường hợp do thiên tai, hoặc thời tiết không thuận lợi Nhà máy xem xét từng trường hợp cụ thể dãn nợ nhằm giảm bớt khó khăn cho người trồng sắn.

- Xây dựng giá thu mua bảo hiểm với nông dân ngay từ đầu vụ. Giữ giá thu mua ổn định và điều chỉnh kịp thời theo giá thị trường khi có biến động

tăng giá.

- Cùng với chính quyền địa phương tuyên truyền lợi ích của việc liên kết đầu tư trồng sắn với Nhà máy.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng vùng trồng sắn, tạo thuận lợi cho người dân trong canh tác, thu hoạch.

- Tăng cường cải tiến công tác thu mua, giao nhận củ sắn ngày càng tốt

hơn giảm bớt phiền hà cho người trồng sắn.

- Tăng năng suất và diện tích trồng sắn để tăng thu nhập cho người nông dân, bằng các giải pháp sau:

+ Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc và thu hoạch.

+ Hàng năm Nhà máy tìm kiếm nhập giống sắn mới ( KM140,168,98..), trồng khảo nghiệm để lựa chọn giống có năng suất cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng. Vừa để nâng cao năng suất/ha trồng trọt, sắn có chữ

bột cao, sinh trưởng ngắn ngày, chịu hạn tốt.

thời gian đến của Nhà máy:

- Tăng cường phát triển quỹ đất theo qui hoạch kết hợp hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm ổn định và phát triển vùng nguyên liệu sắn.

Trên cơ sở quỹ đất quy hoạch cho phát triển vùng trồng sắn, đã được UBND tỉnh phê duyệt, phối hợp với các địa phương rà soát lại toàn bộ diện tích đang trồng, diện tích tỉnh có chủ trương chuyển đổi mục đích, diện tích còn lại đang trồng các loại cây khác có khả năng chuyển đổi sang trồng sắn.

Tuyên truyền, vận động nông dân về những cơ chế, chính sách của công ty, giá cả thu mua... Để người dân thấy được hiệu quả do cây sắn đem

lại.

Ngoài ra có chính sách hỗ trợ nông dân đối với các vùng đất mới khai hoang, phục hóa và đang trồng các loại cây ngắn ngày như: mía, mè, lúa 1 vụ,

củ, đất đang trồng hoa màu khác... để chuyển đổi sang trồng sắn.

Tác động với các ngành, địa phương có chính sách hỗ trợ cho vùng trồng sắn như: đầu tư hạ tầng, giảm thuế thuê đất trồng sắn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trồng sắn, hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp...

- Hỗ trợ nông dân cơ giới hóa trong khâu canh tác, nâng cao trình độ

thâm canh không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng của củ sắn.

Trong khi diện tích đất trồng sắn chưa đáp ứng đủ vùng nguyên liệu cho Nhà máy, thì đầu tư thâm canh tăng năng suất là biện pháp mang lại hiệu

quả cao nhất. Vừa tăng sản lượng củ sắn cho Nhà máy, vừa tăng thu nhập cho

người trồng sắn trên 1 đơn vị diện tích - năng suất hiện nay bình quân 20 - 25 tấn/ha trong khi định hướng của các Nhà máy là 40 tấn/ha và ở Thái Lan trên 40 tấn/ha. Cho nên để thực hiện biện pháp này, phải thực hiện tốt các nội dung sau:

Khảo nghiệm lựa chọn các giống sắn mới có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với thời tiết, thổ nhưỡng của tỉnh ĐắkLắk, để thay thế dần các giống sắn có năng suất thấp và các loại giống đã thoái hóa do sản xuất lâu

năm.

- Hỗ trợ nông dân cơ giới hóa trong khâu làm đất

Nhà máy có thể ứng trước tiền theo hợp đồng thu mua để nông dân có

điều kiện đầu tư máy cơ giới trong khâu canh tác hoặc mua máy cho nông dân và trừ dần vào tiền mua sắn qua nhiều vụ khi thu hoạch.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Công tác quản trị NVL của Nhà máy đòi hỏi phải có những giải pháp

đồng bộ từ khâu tính toán nhu cầu NVL cho đến khâu lập kế hoạch,tổ chức thực hiện việc mua sắm, giao nhận vận chuyển, nhập kho đến kiểm soát NVL trong sản xuất. Mọi khâu trong qui trình phải được tính toán một cách khoa học, trên cơ sở thực tiễn để tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản trị NVL trong những năm tiếp theo. Do đặc thù của ngành sản xuất tinh bột sắn, nguyên liệu chính đầu vào là sản phẩm của ngành nông nghiệp nên chịu nhiều rủi ro như: ảnh hưởng bởi thổ nhưỡng, thời tiết, khó bảo quản, cồng kềnh... cũng như sự cạnh tranh của những cây trồng khác. Đã tạo áp lực rất lớn cho các Nhà máy chế biến tinh bột sắn trong nhiều năm qua. Một số Nhà máy xây dựng xong phải di chuyển, dỡ bỏ...do thiếu nguyên liệu đầu vào. Một số Nhà máy thiếu chiến lược trong việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, thiếu sự liên kết với nông dân... còn mang tính ăn xổi dẫn đến tranh mua, hoặc quay lưng lại với nông dân khi tinh bột mất giá. Đã làm cho diện tích vùng nguyên liệu ngày càng thu hẹp, ngành tinh bột sắn nhiều năm liền sản xuất kém hiệu quả. Qua bài học trên trong những năm qua Nhà máy đã có nhiều cố gắng nhằm giữ vững và phát triển vùng nguyên liệu. Nhà máy đã thực hiện nhiều chính sách như: hỗ trợ kinh phí khai hoang, chuyển đổi diện tích đất đang canh tác sang trồng sắn, bảo hiểm giá, tổ chức thu mua hợp lý, hỗ trợ nông dân trong canh tác... đã thu hút người nông dân trở lại với cây sắn. Ngoài việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trong tỉnh, Nhà máy cần phải tính toán đến việc đầu tư sắn rải vụ trong và ngoài vùng nhằm giảm áp lực trong việc thu hoạch củ sắn nguyên liệu cho Nhà máy và người trồng sắn. Đồng thời các Nhà máy cũng cần phải chủ động liên kết trong khu vực để đầu tư vùng nguyên liệu, thu mua tránh sự tranh mua diễn ra trong nhiều năm qua. Đảm bảo nguyên liệu củ sắn tươi là một trong những

trọng tâm của công tác quản trị NVL của Nhà máy và ngành sản xuất tinh bột nói chung. Ngoài sự nỗ lực của các Nhà máy tinh bột sắn còn cần có sự hỗ trợ

của nhà nước qua các chính sách như: qui hoạch ổn định diện tích trồng sắn, chính sách thuế, vốn...với điều kiện hiện nay ngành sản xuất hoàn toàn có thể

KẾT LUẬN

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường với xu thế toàn cầu hóa đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt không những giữa các doanh nghiệp trong nước, trong khu vực và quốc tế. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường đòi hỏi phải xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh

đúng đắn trong ngắn hạn cũng như dài hạn, phải không ngừng nâng cao chất lượng, tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm. Trong ngành sản xuất kinh doanh chế biến nông sản nói chung, ngành tinh bột nói riêng vấn đề quản lý tốt NVL đầu vào hết sức quan trọng, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Trong sản xuất tinh bột sắn NVL chiếm 75% trong giá thành sản xuất, việc quản lý tốt NVL đầu vào sẽ quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác quản trị NVL thường được quan tâm bởi các nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp. Công tác quản trị NVL phải làm sao để

cung cấp đủ, kịp thời cả về số lượng, chất lượng cũng như sử dụng NVL một cách hợp lý nhất. Muốn đạt được yêu cầu trên đòi hỏi phải có sự cố gắng, kết hợp chặt chẽ của các bộ phận trong Nhà máy để từ đó tạo nên một hệ thống quản lý chặt chẽ và hiệu quả. Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn công tác quản trị NVL tại Nhà máy tinh bột sắn Daklak, để làm tốt công tác quản trị NVL cần thực hiện tốt tất cả các bước từ công tác xây dựng định mức, lập kế hoạch mua sắm NVL, tổ chức thực hiện thu mua vân chuyển, nhập kho, bảo quản và dự trữ, sử dụng đến thanh quyết toán NVL. Trong khâu lập kế

hoạch Nhà máy đã tính toán được lượng NVL cần mua sắm dựa vào kế hoạch sản xuất và định mức.Khâu mua sắm đã ký kết được các hợp đồng mua bán, nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Khâu tiếp nhận diễn ra thuận lợi, có sự giao nhận đầy đủ giữa bộ phận sản xuất và bộ

phận quản lý NVL. Cấp phát NVL theo yêu cầu của bộ phận sản xuất, dựa vào hệ thống định mức tiêu hao làm cởđể tính toán và cấp phát.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác quản lý và sử dụng NVL tại Nhà máy còn bộc lộ những hạn chế.Việc lập các định mức tiêu hao NVL kế hoạch chưa sát với thực tế. Lập kế hoạch mua sắm chỉ mới tính đến lượng cần dùng cả kỳ sản xuất chưa tính đến khối lượng NVL cụ thể theo tiến

độ để giảm chi phí tồn kho. Trong khâu tổ chức thu mua, vận chuyển chi phí vận chuyển cao, chưa hoàn toàn chủ động trong khâu điều vận. Việc quản lý sử dụng NVL trong khâu sản xuất cần chặt chẽ để tránh lãng phí, ảnh hưởng chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Để thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng NVL, trong thời gian tới Nhà máy nên xây dựng qui chế quản lý, chế độ trách nhiệm đi đôi với việc thưởng phạt cụ thể ở các khâu: Xây dựng định mức, lập kế hoạch tổ chức mua sắm, khâu tiếp nhận, khâu cấp phát và sử dụng. Nâng cấp dây chuyền sản xuất mới đểđáp ứng được nhu cầu sản xuất, cũng như giảm tiêu hao NVL tăng hiệu suất thu hồi sản phẩm.

Làm tốt công tác quản trị NVL không chỉ góp phần cơ bản nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy, mà còn nâng cao vị thế của Nhà máy trong ngành chế biến tinh bột sắn hiện nay. Đồng thời cùng với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế -văn hóa xã- hội của tỉnh nhà, thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo của Nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS.Nguyễn Thị Minh An (2006), Giáo trình Quản trị sản xuất, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

[2] Th.S Nguyễn Kim Anh (2006), Quản lý chuỗi cung ứng, Đại học Mở

TPHCM.

[3] MBA. Nguyễn Văn Dung (2009), Quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB Tài chính.

[4] Trần Thị Bích Đào (2010), Quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty cổ phần vinatex đà nẵng, Luận Văn thạc sỹ.

[5] Cao Thái Định (2013): Quản trị nguyên vật liệu công ty tnhh một thành viên in bình định, Luận Văn thạc sỹ.

[6] Cao Hồng Đức (2010), Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng, NXB Tổng hợp TP. HCM dịch từ Essentials of Supply chain managementcủa tác giả Michael H. Hugos.

[7] GS.TS Ngô Đình Giao (1997), Công nghệ Quản trị kinh doanh và Quản trị kinh doanh dịch vụ của Doanh nghiệp, NXB Giáo dục.

[8] Giáo trình Quản trị sản xuất - Đại học kinh tế Đà Nẵng.

[9] PGS.TS Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Xuân Lãn, Th.S Võ Quang Trí, Th.S

Đinh Thị Lệ Trâm, Th.S Phạm Ngọc Ái (2011), Quản trị

MarketingĐịnh hướng giá trị, NXB Tài chính.

[10] TS. Nguyễn Thanh Liêm (chủ biên), TS. Nguyễn Quốc Tuấn, ThS. Nguyễn Hữu Hiền (2006), Quản trị sản xuất, NXB Tài chính.

[11] TS. Nguyễn Thanh Liêm (chủ biên). TS. Nguyễn Quốc Tuấn, ThS.Nguyễn Hữu Hiền (2007), Bài tập Quản trị sản xuất, NXB Tài chính.

[12] Nhà máy tinh bột sắn Daklak (2009), Báo cáo Tài chính2012.2013.2014

[13] Nguyễn Anh Sơn (1998), Giáo trình Quản trị sản xuất, Đại học Đà Lạt. [14] Huỳnh Thơ(2011): quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty cổ phần

đường kontum, Luận Văn thạc sỹ.

[15] Tập thể tác giả (2011), Tập bài giảng giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng (Giáo trình điện tử), Đại học Đà Nẵng.

[16] PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (2006), Quản trị logistics, NXB thống kê.

TRANG WEBSITE

[17] www. NQCenter wordpress.com(2007), Quản trị chuỗi cung ứng (9.2011)

[18] Tài liệu truy cập Internet EasyVN.NET

[19] S. Anil Kumar, N Suresh (2009), Operations Management, New Age International Publishers.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị nguyên vật liệu của nhà máy tinh bột sắn đắk lắk (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)