Vì lượng nguyên vật liệu tồn kho quá nhiều, làm ứ đọng vốn, làm thất thoát chất lượng, tốn kém các chi phí như đã phân tích ở phần trên nên trong thời gian tới, Nhà máy phải chú trọng nhu cầu ròng và thường xuyên kiểm tra nguyên vật liệu tồn kho để xác định số lượng đặt hàng cần thiết, thời điểm đặt
hàng phù hợp tránh lập lại nhưđã thực hiện trong thời gian trước. + Mục tiêu:
Giảm bớt tồn kho, dự trữ bằng cách giảm sự chênh lệch giữa cung ứng về số lượng, chất lượng, giá cả và thời điểm giao hàng với nhu cầu ròng nguyên liệu trong kế hoạch tiến độ sản xuất chính. Công tác này phụ thuộc vào sự phối hợp giữa bộ phận quản lý kho và bộ phận mua sắm.
Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý kho để cung cấp số liệu chính xác, kịp thời và đầy đủ cho công tác quản trị nguyên vật liệu.
Nội dung:
- Xác định khối lượng đặt hàng tối ưu:
Lượng nguyên vật liệu được cung cấp ứng với nhu cầu từng thời kỳ được sử dụng ngay, vì vậy sẽ giảm chi phí tồn kho, bảo quản.
- Giảm lượng dự trữ bảo hiểm nguyên vật liệu để giảm chi phí sản xuất, chi phí tồn kho:
Do đặc thù sản xuất của ngành chế biến và đặc điểm của nguyên liệu củ
sắn tươi không thể dự trữ. Vì vậy, công tác quản lý tồn kho của Nhà máy chủ
yếu là các NVL phụ và các loại vật tư thiết bị khác. Tồn kho của nhà máy chủ
yếu dự trữ cho sản xuất khi đang trong thời kỳ vụ mùa, như: vật tư đang chờ chưa sử dụng, vật tư tồn chuyển sang vụ mùa sau.
Việc dẫn đến tồn kho thường xuất phát từ những nguyên nhân sau: - Việc dự báo sản lượng củ sắn thường thiếu chính xác do dự kiến khả
năng thu mua nguyên liệu tăng thêm ngoài vùng, có khi không đạt sản lượng
như dự kiến. Hoặc do nhân viên địa bàn điều tra diện tích trồng sắn không chính xác.
- Do công tác lập kế hoạch chưa tính toán cụ thể thời gian dự trữ cho từng loại vật tư, như: một số loại vật tư có nhu cầu mua sắm với số lượng ít có thể mua một lần để thuận tiện trong vận chuyển nhằm tiết kiệm chi phí;
nhưng một số vật tư có số lượng lớn như: vôi, than đá, phèn... cần phải chia ra nhiều đợt. Sẽ giảm được chi phí tồn kho gây ra, vừa có khả năng điều chỉnh
kịp thời nhu cầu khi kết thúc vụ giảm được lượng tồn kho cho mùa sau. + Mục tiêu:
Giảm bớt tồn kho, dự trữ bằng cách giảm sự chênh lệch giữa cung ứng về số lượng, chất lượng, giá cả và thời điểm giao hàng với nhu cầu ròng nguyên liệu trong kế hoạch tiến độ sản xuất chính. Công tác này phụ thuộc vào sự phối hợp giữa bộ phận quản lý kho và bộ phận mua sắm.
Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý kho để cung cấp số liệu chính xác, kịp thời và đầy đủ cho công tác quản trị nguyên vật liệu.
Nội dung:
- Xác định khối lượng đặt hàng tối ưu:
Lượng nguyên vật liệu được cung cấp ứng với nhu cầu từng thời kỳ được sử dụng ngay, vì vậy sẽ giảm chi phí tồn kho, bảo quản.
- Giảm lượng dự trữ bảo hiểm nguyên vật liệu để giảm chi phí sản xuất, chi phí tồn kho: